“Có một sự thật đáng chú ý là không có một người nào quá hư hỏng và ngu ngốc trừ phi không kể những thằng ngốc, rằng họ không thể sắp xếp những từ khác nhau lại với nhau thành một loạt từ có nghĩa; trái lại, trong khi đó, không có một loài vật khác nào có thể thực hiện điều này một cách hoàn hảo và may mắn trong một tình huống tương tự...” (Rene Descartes; dẫn theo George Yule 1985).
Trong chương hai chúng ta đã xem xét một số đặc tính sinh lý của loài người như là điều kiện tiên quyết cho việc tạo thành ngôn ngữ. Những khía cạnh về hàm răng của con người, thanh quản... khác với những sinh vật khác và có thể giải thích rằng tại sao chỉ có con người mới có khả năng nói. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể nói rằng con người là sinh vật duy nhất có khả năng giao tiếp. Tất cả mọi loài, từ những loài linh trưởng, ong, ve sầu, cá heo, cho đến ngựa vằn, đều có khả năng giao tiếp với những thành viên khác trong chủng loài của chúng. Nhưng phạm vi và hệ thống giao tiếp phức tạp của động vật không vững và ngay cả chúng ta không thể hy vọng để tổng kết những đặc tính đa dạng của chúng ở đây. Những gì chúng ta có thể làm, như một phần của việc nghiên cứu ngôn ngữ, là tập trung vào những đặc tính của ngôn ngữ nhờ đó phân biệt ngôn ngữ của con người với mọi loài khác từ những tín hiệu và làm nó trở nên độc nhất trong hệ thống thông tin liên lạc.
1. Tính giao tiếp đối với tính thông tin.
Để diễn tả đặc tính này, đầu tiên chúng ta nên phân biệt các tín hiệu giao tiếp (communicative signals) đặc biệt là gì với những tín hiệu có thể là tín hiệu thông tin (informative signals) thiếu chủ ý. Một người nghe bạn có thể nắm được tình hình bằng một số những tín hiệu mà bạn không cố ý gửi. Anh ta có thể nhận ra rằng bạn bị cảm (bạn hắt xì), rằng bạn lôi thôi (tóc không chải, quần áo nhăn nhúm), rằng bạn vô tổ chức, rằng bạn đến từ một vùng khác (bạn có một giọng nói lạ). Tuy nhiên, khi bạn sử dụng ngôn ngữ để kể với người này là “Tôi xin việc cho vị trí bác sĩ phẫu thuật não còn trống tại bệnh viện”. Tức bạn cho rằng bạn đã có ý định để thực hiện một điều gì đó. Với tín hiệu đó, con sáo không chỉ cho người ta biết qua bộ lông đen, đậu trên một nhánh cây và ăn một con giun, nhưng nó gửi một tín hiệu bằng cách kêu lớn khi thấy một con mèo xuất hiện ngay trước sân. Vì thế, khi chúng ta xem xét, sự khác nhau giữa ngôn ngữ giao tiếp con người và loài vật, chúng ta thường cho rằng cả hai lối khả năng diễn đạt của chúng có một ý nghĩa như sự giao tiếp quốc tế.
2. Thuộc tính duy nhất.
Thật khó để xác định được thuộc tính của ngôn ngữ con người và những yếu tố khác nhau của chúng. Chúng ta đưa ra 5 yếu tố và diễn tả chúng được biểu lộ thế nào trong ngôn ngữ con người. Chúng ta sẽ diễn tả những phương cách gì làm cho những yếu tố này trở nên duy nhất trong một phần của ngôn ngữ con người và không giống như được tìm thấy trong hệ thống giao tiếp của những sinh vật khác. Tuy nhiên chúng ta nên nhận thức rằng, quan điểm của chúng ta về các loài khác giao tiếp như thế nào là cần thiết một cái nhìn khách quan và có thể không chính xác. Cũng có thể con vật cưng của bạn có một sự giao tiếp khá phức tạp với những thành viên khác trong cùng chủng loài của chúng. Với những điều trên, chúng ta có thể xem xét một trong những thuộc tính mà con người tin là duy nhất (unique) trong hệ thống ngôn ngữ của họ.
a. Sự thay thế.
Khi con mèo cưng của bạn về nhà sau một buổi tối ở hành lang và quấn bên chân bạn và kêu meo,
bạn có thể hiểu được thông điệp này ngay lập tức vì liên quan đến thời gian và nơi chốn. Nếu bạn hỏi con mèo trước khi tối nó ở đâu và chuyện gì đã xảy ra với nó, bạn có thể được trả lời bằng một tiếng meo tương tự. Dường như rằng sự giao tiếp của loài vật hầu hết diễn ra trong một khoảnh khắc. Nó không thể được dùng một cách hiệu quả liên quan đến những sự kiện mà ở xa trong cùng một thời gian và nơi chốn. Khi con chó của bạn kêu gừ gừ, nó có nghĩa gừ gừ hiện tại, bới vì nó không có khả năng nào ngoài tiếng gừ gừ. Tối hôm qua,
đương với gừ gừ, Tối qua, băng ngang qua công viên, và tiếp tục nói, thật ra, tôi sẽ trở lại vào ngày mai vì một
số việc. Họ có thể nói đến thời gian ở quá khứ và tương lai, và ở những nơi chốn khác. Đặc tính này của ngôn
ngữ con người được gọi là sự thay thế. Nó cho phép những người sử dụng ngôn ngữ để nói về mọi thứ và sự kiện không chỉ trực tiếp trong môi trường hiện tại. Sự giao tiếp của loài vật thiếu hẳn thuộc tính này.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng loài ong có đặc tính thay thế nói trên. Ví dụ, khi một con ong thợ tìm thấy nguồn mật hoa và bay trở lại tổ, nó có thể trình diễn một điệu bay phức tạp để báo cho những con ong khác vị trí của nguồn mật hoa này. Dựa vào điệu bay, bay xung quanh khu vực lân cận, với tiếng kêu vo vo, nếu vị trí xa, và xa thế nào. Những con ong khác có thể hút mật nơi mà nguồn mật mới được khám phá. Khả năng này của loài ong chỉ ra một vị trí ở một khoảng cách xa và yếu tố giao tiếp này có thể được xem như một sự thay thế. Tuy nhiên việc xem xét điều này cũng ở mức độ, và bị hạn chế. Chắc chắn loài ong có thể báo cho những con ong khác về nguồn thức ăn. Tuy nhiên, nguồn thức ăn này chắc chắn ở gần. Nó không
thể vườn hoa hồng ở cách bên kia thị trấn nơi mà chúng ta mới đến tuần trước. Nó cũng không thể biết xa như
chúng ta, nơi mà sẽ có một nguồn mật ở tương lai.
Những yếu tố liên quan đến đặc tính về sự thay thế được biểu thị trong ngôn ngữ con người thì có sự bao hàm toàn diện hơn là sự giao tiếp trong mỗi vị trí riêng lẻ. Nó cho phép chúng ta nói về mọi thứ và nơi chốn cũng như sự tồn tại ngay cả khi chúng ta chưa chắc chắn. Chúng ta có thể đề cập tới yếu tố hoang đường, ma quái, thần tiên, thiên thần, ông già Noel và những nhân vật hư cấu như Siêu nhân. Đó là thuộc tính thay thế (displacement) cho phép con người, khác với bất kỳ một sinh vật nào, tạo sự hư cấu và đạt đến những điều có thể xảy ra trong thế giới tương lai.
b. Tính võ đoán.
Có trường hợp cho rằng không có một sự liên kết “tự nhiên” giữa một dạng thức ngôn ngữ học và ý nghĩa của nó. Bạn không thể nhìn vào từ Ả Rập, và từ hình dạng của chúng, ví dụ, xác định là nó có ý nghĩa tự nhiên, xa hơn nữa với sự dịch nghĩa tiếng Anh là dog. Dạng thức ngôn ngữ không có mối quan hệ tự nhiên hay “châm biếm” với con vật bốn chân biết sủa trên thế giới. Nhận ra thực tế chung về ngôn ngữ hướng chúng ta giải quyết đặc tính của tín hiệu ngôn ngữ là mối quan hệ võ đoán của chúng với những vật thể mà chúng biểu thị. Dạng thức của ngôn ngữ con người diễn tả một tính chất gọi là tính võ đoán (arbitrariness) - trong bất cứ phạm vi nào, chúng không “hợp” “fit” với vật thể chúng ta biểu thị. Dĩ nhiên, bạn có thể chơi một trò chơi với những từ để làm cho chúng “fit”, với một số ý nghĩa, đặc tính hay hoạt động mà chúng biểu thị.
Dĩ nhiên, có một số từ trong ngôn ngữ mang những âm thanh dường như là “tiếng vang” của vật thể hay hoạt động. Ví dụ, trong tiếng Anh có thể cuckoo, crash (tiếng loảng xoảng) hay slurp (tiếng nhóp nhép) là những từ tượng thanh, mà chúng ta đã biết đến trong chương hai như là một phần của thuyết “âm thanh tự nhiên” về nguồn gốc ngôn ngữ. Hầu hết ngôn ngữ, hiếm khi có mối liên quan giữa những từ tượng thanh, và phần lớn sự diễn đạt trong ngôn ngữ là võ đoán. Tuy nhiên, đối với phần lớn dấu hiệu của động vật, thì xuất hiện một mối liên kết chắc chắn những thông điệp được chuyển tải và tín hiệu đế chuyển tải nó. Chúng ta có thể xem điều này như là tính phi võ đoán (non-arbitrariness) của động vật như là một tín hiệu có một mối liên quan mật thiết với hiện tại. Bất cứ một loài động vật nào, tập hợp tín hiệu của chúng được dùng trong giao tiếp là xác định. Đó là, mỗi dạng nào của sự thông tin giữa những loài vật chứa đựng một tập hợp dạng thức (phát âm hay cử chỉ) cố định và hạn chế. Nhiều dạng thức chỉ được dùng trong những tình huống đặc biệt (ví dụ như thiết lập lãnh thổ) và tại một thời điểm đặc biệt (ví dụ, trong suốt mùa sinh sản). Liên quan đến mùa sinh sản con người coi đó như là một mùa săn, còn phạm vi và những cái mới của ngôn ngữ được dùng trong mối quan hệ giữa các hoạt động có thể cung cấp đặc tính khác của ngôn ngữ con người, thông thường được diễn tả như “sự “sự sản sinh”
c. Tính sản sinh.
một tình huống mới được đặt ra hoặc những đối tượng mới phải được diễn tả. Vì thế người sử dụng ngôn ngữ vận dụng nguồn ngôn ngữ của họ để mở rộng sự diễn đạt mới và những câu mới. Đặc tính này của ngôn ngữ con người được gọi là tính sản sinh (productivity) (hay “creativity”, hay “open-endedness”). Đó là một khía cạnh của ngôn ngữ có lên kết với một cơ sở lập luận rằng số lượng tiềm năng của từ trong bất kỳ ngôn ngữ nào của con người đều là vô hạn.
Mặt khác, ngôn ngữ phi tín hiệu xuất hiện với một ít sự mềm dẻo. Con ve sầu có 4 tín hiệu để chọn lựa và loài khỉ có khoảng 36 tiếng kêu phát âm (bao gồm tiếng ồn trong việc phát ra và hắt hơi). Dường như có thể những con vật sản sinh ra những tin hiệu mới để giao tiếp những kinh nghiệm hoặc sự kiện mới. Thông thường những con ong thợ có thể truyền đạt đến nơi có nguồn mật hoa, nhưng sẽ thất bại để làm điều này nếu nơi này thực sự mới. Trong một cuộc thí nghiệm, một tổ ong được đặt dưới chân một ngọn tháp và nguồn thức ăn ở trên đỉnh. Mười con ong sẽ được đưa lên đỉnh tháp, được chỉ nguồn thức ăn, và được gửi đến tổ ong để thông báo về sự tìm thấy của chúng. Thông điệp được chuyển đi qua một con ong nhảy múa và bằng tiếng vo vo đến nguồn thức ăn. (Đó có lẽ là một phương pháp làm cho những con ong phát cuồng lên). Vấn đề có thể là những con ong chuyển gởi đến những nơi có một danh sách dấu hiệu định vị. Tất cả những dấu hiệu này liên quan đến khoảng cách nằm ngang. Con ong không thể vận dụng hệ thống truyền tải của nó để tạo ra một thông điệp “mới” chỉ định khoảng cách nằm dọc. Theo Karl von Frisch, người đưa ra cuộc thí nghiệm, thì các con ong không có những từ ở trên đối với ngôn ngữ của chúng. Hơn thế nữa, chúng không thể phát minh ra một từ.
Vấn đề hình như là những tín hiệu của loài vật có một đặc tính gọi là fixed reference (sự quy chiếu cố định). Mỗi dấu hiệu được định vị với từ cách liên quan đến một vật thể riêng biệt hoặc một cơ hội. Trong số những tín hiệu của những con khỉ, có một dấu hiệu để chỉ sự nguy hiểm CHUTTER, được dùng khi một con rắn bò ngang qua, và một dấu hiệu PRAUP khác, được dùng khi một con đại bàng cất cánh. Những dấu hiệu này được định vị trong sự liên quan của chúng và không thể được vận dụng. Những gì sẽ được coi như là bằng chứng của sự sản sinh trong hệ thống truyền tải của con khỉ sẽ phát ra một tiếng CHUTT-RRAUP loại dấu hiệu khi một vật đang bay mà được nhìn giống như một con rắn đang bò. Nghĩa là những con khỉ sẽ có khả năng vận dụng ngôn ngữ của nó để đối phó với những tình huống mới. Không may, chúng ta không có bằng chứng rằng con khỉ có thể tạo ra một tín hiệu chỉ sự nguy hiểm mới. Trong một tình huống tương tự, con người hoàn toàn có khả năng tạo ra một tín hiệu mới.
d. Tính chuyển giao văn hóa.
Trong khi bạn có thể thừa hưởng đôi mắt nâu và mái tóc đen từ bố mẹ bạn, nhưng bạn không thừa h- ưởng ngôn ngữ của họ. Bạn sẽ có một ngôn ngữ cùng một nền văn hoá với những người nói khác và không thừa hưởng di truyền từ cha mẹ. Một đứa trẻ được sinh ra bởi cha mẹ người Trung Quốc (Họ sống ở Trung Quốc và nói tiếng Quảng Đông), nhưng được nuôi dưỡng bởi những người nói tiếng Anh ở Mỹ, có thể có những đặc điểm vật lý được thừa hưởng từ cha mẹ của nó, nhưng nó hiển nhiên sẽ nói tiếng Anh.
Do đó quá trình này được diễn ra từ một thế hệ này đến một thế hệ kế tiếp và được diễn tả như là sự chuyển giao văn hoá. Trong khi đó đáng được tranh cãi rằng con người sinh ra với khuynh hướng thiên bẩm để đòi hỏi ngôn ngữ, thật rõ ràng rằng chúng không thể được sinh ra với khả năng phát sinh trong một ngôn ngữ đặc biệt, chẳng hạn như tiếng Anh. Mô hình chung của sự giao tiếp giữa loài vật là những tín hiệu được dùng một cách bản năng và không thể học được. Tuy nhiên, có một vài bằng chứng thử nghiệm đề nghị rằng một số con chim có thể chủ động học được những tiếng kêu riêng biệt được dùng trong chủng loài của chúng. Nếu những con chim này được nuôi trong sự cô lập, chúng sẽ cất lên tiếng hót hay tiếng kêu do bản năng, nhưng những tiếng hót này sẽ khác thường ở một vài phương diện. Trường hợp những trẻ sơ sinh, được nuôi d- ưỡng trong sự cô lập, sẽ không xuất hiện ngôn ngữ bản năng. Sự chuyển giao văn hoá (cultural transmission) về một ngôn ngữ là sự thiết yếu đặc biệt trong quá trình thụ đắc của con người.
e. Tính chuyên biệt.
Những âm thanh trong ngôn ngữ có ý nghĩa riêng biệt. Ví dụ, sự khác nhau giữa các âm a b và âm a p
hoàn toàn không nhiều, nhưng khi những âm này được dùng trong một ngôn ngữ, chúng được sử dụng theo một khuynh hướng mà sự xuất hiện của một âm nào đó hơn là một âm khác có nghĩa. Thực tế là sự phát âm của từ pack và back dẫn đến một sự khác biệt về nghĩa có thể chỉ có do sự khác nhau giữa âm p và b trong tiếng Anh. Đặc tính này của ngôn ngữ được diễn tả như sự chuyên biệt. Mỗi âm thanh trong ngôn ngữ đều mang một ý nghĩa riêng biệt. Thật ra, nó có thể sản sinh ra một loạt âm thanh trong một dòng ngữ lưu thường giống như âm p và b. Sự khác nhau về âm này có thể được nhận thức như là bản sao được nói ra của khuynh hướng viết, ví dụ: nối những âm lại với nhau để tạo từ.
Tuy nhiên, những dòng liên tục này sẽ chỉ được giải thích như những âm a p hay âm a b (hay, có thể, như một non-sound) trong ngôn ngữ. Chúng ta có một quan điểm rất khác biệt về âm của ngôn ngữ và bất cứ nơi nào một sự phát âm rơi vào trong một trật tự vật lý của âm, nó sẽ được giải thích như là một âm riêng biệt mang ý nghĩa ngôn ngữ đặc biệt.
f. Tính phân lập.
Ngôn ngữ được tổ chức thành hai cấp độ hay hai lĩnh vực một cách đồng thời. Thuộc tính này được