NGỮ NGHĨA HỌC

Một phần của tài liệu giáo trình cơ sở ngôn ngữ học (Trang 63 - 67)

1. Giới thiệu.

Ngữ nghĩa học (tiếng Hy Lạp semantikos, “sự biểu nghĩa”) là sự nghiên cứu về ý nghĩa của các kí

hiệu ngôn ngữ - tức là các từ, các biểu thức và các câu. Các học giả về ngữ nghĩa học cố gắng trả lời những câu hỏi chẳng hạn như “nghĩa (của từ) X là cái gì X?”. Họ làm điều này bằng việc nghiên cứu kí hiệu là gì, cũng như các kí hiệu sở hữu sự biểu nghĩa như thế nào - nghĩa là chúng được chủ định bởi những người nói ra làm sao, chúng chỉ định (tạo ra sự quy chiếu đến các sự vật và ý tưởng) như thế nào, và chúng được người nghe giải thích ra làm sao. Mục đích của ngữ nghĩa học là xem xét những ý nghĩa của các ký hiệu - chúng đại diện cho cái gì - bằng quá trình của việc gán các ý nghĩa của chúng.

Ngữ nghĩa học được nghiên cứu từ những cách tiếp cận triết học (thuần khiết) và ngôn ngữ (miêu tả lẫn lý thuyết), cộng với một cách tiếp cận được biết như là Ngữ nghĩa học đại cương. Các nhà triết học xem hành vi đi cùng quá trình của ý nghĩa. Các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu những yếu tố hoặc những thuộc tính của nghĩa như chúng có liên quan trong hệ thống ngôn ngữ. Các nhà Ngữ nghĩa học đại cương tập trung vào với tư cách là sự ảnh hưởng đến cái mà người ta nghĩ và làm.

Những cách tiếp cận ngữ nghĩa học này còn có ứng dụng rộng hơn. Các nhà nhân chủng học, thông qua ngữ nghĩa học miêu tả, nghiên cứu người ta phạm trù hóa cái gì với tư cách là cái quan trọng về phương diện văn hóa. Các nhà tâm lý học vạch ra trong những nghiên cứu ngữ nghĩa học lý thuyết là cố gắng miêu tả quá trình tinh thần của việc hiểu và để xác định người ta thu nhận ý nghĩa (cũng như âm thanh và cấu trúc) như thế nào trong ngôn ngữ. Các nhà hành vi luận nghiên cứu động vật giao tiếp cái gì và như thế nào với các

loài khác. Những người bênh vực cho Ngữ nghĩa học đại cương khảo sát các giá trị khác nhau (hoặc các nghĩa rộng) của các kí hiệu có nghĩa về mặt giả thiết cùng thứ đó (chẳng hạn như “kẻ chiến thắng tại Jena” và “Người mất tại Waterloo”, cả hai quy chiếu tới Napoleon). Cũng trong một mạch ngữ nghĩa học đại cương, những nhà phê bình văn học cũng đã bị ảnh hưởng bởi những nghiên cứu tích phân ngôn ngữ văn chương với ngôn ngữ bình thường và việc miêu tả những phép ẩn dụ văn chương khơi gợi những cảm nhận và các thái độ như thế nào.

2. Những cách tiếp cận triết học.

Vào cuối thế kỷ thứ 19, Michel Jules Alfred Breal, một nhà ngữ văn học người Pháp, đã đề xướng một “khoa học về những sự biểu nghĩa” có thể khảo sát ý nghĩa được gắn với các biểu thức và các ký hiệu khác như thế nào. Vào năm 1910, các nhà triết học người Anh Alfred North Whitehead và Bertrand Russell đã xuất bản Principia Mathematica, nó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Hội Vien (Vienna Circle), một nhóm những nhà triết học đã phát triển cách tiếp cận triết học nghiêm ngặt được biết như chủ nghĩa thực chứng lô gích (logical positivism).

a. Lôgic tượng trưng.

Một trong những nhân vật lãnh đạo của Hội Vien, nhà triết học người Đức Rudolf Carnap, đã tạo ra sự đóng góp chính đối với ngữ nghĩa học triết học bằng việc phát triển lôgic tượng trưng (symbolic logic), một hệ thống cho việc phân tích các kí hiệu và cái mà chúng chỉ định. Trong chủ nghĩa thực chứng lôgíc, ý nghĩa là mối quan hệ giữa các từ với những sự vật, và việc nghiên cứu của nó có cơ sở dựa theo kinh nghiệm: vì ngôn ngữ, về mặt ý tưởng, là một sự phản ánh trực tiếp về thực tế, nên các kí hiệu phù hợp với các sự vật và các sự kiện. Tuy nhiên, trong lôgic tượng trưng, ký pháp toán học được sử dụng để nhận định rằng các kí hiệu đã chỉ định cái gì và để làm rõ ràng và chính xác hơn như có thể trong ngôn ngữ bình thường. Lôgic tượng trưng tự nó là một ngôn ngữ như vậy, về phương diện đặc biệt, là một siêu ngôn ngữ (ngôn ngữ kỹ thuật hình thức) được sử dụng để nói về một ngôn ngữ đối tượng (ngôn ngữ mà nó là đối tượng của một sự nghiên cứu ngữ nghĩa học cho sẵn).

Một ngôn ngữ đối tượng cho phép một người nói (ví dụ, một phụ nữ Anh) sử dụng những biểu thức (chẳng hạn như the red pen) để chỉ định một ý nghĩa (trong trường hợp này, chỉ định một cái bút xác định - pen

- về màu đỏ red). Việc miêu tả đầy đủ về một ngôn ngữ đối tượng trong những ký hiệu được gọi là sự miêu tả kí hiệu học (semiotic) về ngôn ngữ đó. Việc miêu tả kí hiệu học của một ngôn ngữ có những phương diện sau: (1) Phương diện ngữ nghĩa học, trong đó các kí hiệu (các từ, các biểu thức, các câu) được đưa cho những sự chỉ định đặc biệt; (2) Phương diện dụng học, trong đó những mối quan hệ ngữ cảnh giữa người nói với kí hiệu được chỉ định; và (3) phương diện cú pháp, trong đó những mối quan hệ hình thức giữa những yếu tố bên trong các kí hiệu (ví dụ, giữa những âm thanh trong một câu) được chỉ định.

Một ngôn ngữ được giải thích trong lôgic tượng trưng là một ngôn ngữ đối tượng cùng với những quy tắc về nghĩa liên kết các kí hiệu với những sự chỉ định. Mỗi một kí hiệu được giải thích có một điều kiện chân lý - một điều kiện cần phải được bắt gặp theo thứ tự cho kí hiệu đó là đúng. Nghĩa của một kí hiệu là cái mà kí hiệu chỉ định khi điều kiện chân lý của nó được thỏa mãn. Ví dụ, biểu thức hoặc kí hiệu “mặt trăng là một hình cầu” được hiểu bởi người nào đó biết tiếng Việt; tuy nhiên, cho dù nó được hiểu, thì nó có thể hoặc không thể là chân lý. Biểu thức này đúng nếu sự vật được chỉ định - mặt trăng - trong thực tế là hình cầu. Để xác định giá trị chân lý của kí hiệu này, một người cần phải quan sát mặt trăng cho chính mình.

b. Ngữ nghĩa học hành động - ngôn từ.

Lôgic tượng trưng của triết học thực chứng lôgíc như vậy biểu hiện một nỗ lực để đạt đến ý nghĩa bằng con đường của kiểm chứng kinh nghiệm về các kí hiệu - bằng liệu có phải chân lý của kí hiệu có thể được xác nhận nhờ việc quan sát một cái gì đó trong thế giới hiện thực hay không. Nỗ lực đạt tới việc hiểu ý

nó trong sự thiên vị về triết học “ngôn ngữ bình thường” của mình, trong đó ông ta khẳng định rằng tư duy được dựa trên ngôn ngữ hàng ngày. Không phải là tất cả các kí hiệu đều chỉ định các sự vật trong thế giới, ông ta chỉ rõ, mà cũng không phải tất cả các kí hiệu đều có thể được liên tưởng với giá trị chân lý. Trong cách tiếp cận của ông ta đến ngữ nghĩa học triết học, các quy tắc về ý nghĩa được bộc lộ trong lời nói được sử dụng như thế nào.

Lý thuyết hiện thời về ngữ nghĩa học hành động - ngôn từ (speech - act semantics) được phát triển từ triết học ngôn ngữ - bình thường. Nhà triết học người Anh J. L. Austin đã yêu cầu rằng, bằng việc nói năng, một người thực hiện một hành động, hoặc làm cái gì đó (chẳng hạn như nhận định, dự đoán, hoặc cảnh báo), và ý nghĩa đó được tìm thấy trong một biểu thức thực hiện cái gì, trong hành động mà nó thực hiện. Nhà triết học Mỹ John R. Searle đã mở rộng những ý tưởng của Austin, trong khi nhấn mạnh sự cần thiết để liên hệ những chức năng của các kí hiệu hoặc các biểu thức tới ngữ cảnh xã hội của chúng. Searle khẳng định rằng lời nói xoay quanh tối thiểu ba loại hành động: (1) Các hành động tạo ngôn (locutionary acts), trong đó các vật được nói ra với một ý nghĩa hoặc sự quy chiếu nhất định (như trong “Mặt trăng là một hình cầu”); (2) Các hành động ngôn trung (illocutionary acts), trong đó những hành động chẳng hạn như hứa hẹn hoặc ra lệnh được thực hiện bằng những phương thức của việc nói năng; và (3) Các hành động xuyên ngôn (perlocutionary acts), trong đó người nói, bằng việc nói năng, làm cái gì đó tới một người khác (ví dụ, làm tức giận, làm kích động hoặc thuyết phục người nào đó). Những chủ định của người nói được chuyển tải bởi lực ngôn trung là cho sẵn đối với các kí hiệu - nghĩa là bởi những hành động hàm ẩn trong điều được nói ra. Tuy nhiên, để có nghĩa một cách thành công, những kí hiệu cũng cần phải thích hợp, chân thật, chắc chắn với những lòng tin và cách cư xử chung của người nói, và có thể nhận diện được như là kí hiệu mang nghĩa bởi người nghe.

Cái từng được phát triển trong triết học ngữ nghĩa học, thì sau đó là một sự phân biệt giữa ngữ nghĩa học được dựa trên chân lý với ngữ nghĩa học hành động - ngôn từ. Một số nhà phê bình về lý thuyết hành động - ngôn từ tin rằng nó đề cập một cách cơ bản đến ý nghĩa trong giao tiếp (ngược với ý nghĩa trong ngôn ngữ) và như vậy là bộ phận của phương diện ngữ dụng học về nghiên cứu kí hiệu học của một ngôn ngữ - tức là nó liên quan đến các ký hiệu và đến sự hiểu biết về thế giới được chia sẻ bởi những người nói và người nghe, hơn là liên quan đến các kí hiệu và những sự chỉ định của chúng (phương diện ngữ nghĩa học) hoặc đến những mối quan hệ hình thức giữa các kí hiệu (phương diện cú pháp). Các học giả này chiếm giữ rằng ngữ nghĩa học cần phải hạn chế việc gán những sự giải thích đối với các kí hiệu độc lập - tính độc lập của người nói và người nghe.

3. Những cách tiếp cận ngôn ngữ học.

Ngữ nghĩa học ngôn ngữ học bao gồm cả ngữ nghĩa học miêu tả lẫn ngữ nghĩa học lý thuyết.

a. Ngữ nghĩa học miêu tả.

Các nhà nghiên cứu trong ngữ nghĩa học miêu tả khảo sát các kí hiệu có nghĩa gì trong những ngôn ngữ cụ thể. Họ nhằm mục đích, ví dụ, xác định cái gì cấu thành nên các danh từ hoặc các ngữ đoạn danh ngữ và các động từ hoặc các ngữ đoạn động ngữ. Đối với một số ngôn ngữ, chẳng hạn như tiếng Anh, điều này được thực hiện bằng việc phân tích chủ - vị. Đối với một số ngôn ngữ không có những sự phân biệt nhát cắt rõ ràng giữa các danh từ, động từ và giới từ, quả là có khả năng để nói các kí hiệu có nghĩa gì bằng việc phân tích cấu trúc của cái được gọi là các mệnh đề (propositions). Trong một sự phân tích như vậy, một kí hiệu được nhìn nhận như là một tác tử kết hợp với một hoặc nhiều tham tố (cũng là các kí hiệu) - thường là những tham tố định danh (các danh ngữ) - hoặc quan hệ những tham tố định danh với những yếu tố khác trong biểu thức đó (chẳng hạn như các ngữ đoạn giới từ hoặc các ngữ đoạn phó từ). Ví dụ, trong biểu thức “Bill gives Mary the book”, “gives” là một tác tử nối kết các tham tố “Bill”, “Mary” và “the book”.

Liệu trong khi sử dụng cách phân tích chủ ngữ - vị ngữ hoặc cách phân tích mệnh đề, các nhà ngữ nghĩa học miêu tả thiết lập những lớp biểu thức (các lớp của những yếu tố có thể thay thế cho nhau với một dấu hiệu) và những lớp của những yếu tố với các từ loại truyền thống (chẳng hạn như các danh từ và các động

từ) hay không. Các lớp nêu kết quả được định nghĩa như vậy trên cơ sở của cú pháp, và chúng còn có những vai ngữ nghĩa học; nghĩa là những yếu tố trong những lớp này thực hiện các chức năng ngữ pháp đặc thù, và trong khi làm như vậy, họ xác lập ý nghĩa bằng cách xác nhận, quy chiếu, tạo ra những sự khu biệt giữa các thực thể, các quan hệ, hoặc các hoạt động. Ví dụ, “hôn” thuộc về một lớp biểu thức với những yếu tố khác chẳng hạn như “đánh” và “nhìn”, cũng như về từ loại truyền thống “động từ”, trong đó nó là một phần của một tiểu lớp của những tác tử yêu cầu hai tham tố (một hành thể và một tiếp thể). Trong câu “Mary từng hôn John”, vai trò cú pháp của “hôn” sẽ quan hệ với hai hai tham tố định danh (“Mary” và “John”), trong khi đó vai trò nghĩa học của nó xác định một kiểu hoạt động. Tuy nhiên, không may cho ngữ nghĩa học miêu tả, quả thật nó không phải bao giờ cũng có thể dễ tìm thấy sự tương ứng một đối một của các lớp cú pháp với những vai ngữ nghĩa. Ví dụ, “John” có cùng vai trò nghĩa học - xác định một người - trong hai câu sau: “John dễ làm vui lòng” và “John ham muốn làm vui lòng”. Tuy nhiên, vai trò cú pháp của “John” trong hai câu lại khác nhau: trong câu đầu, “John” là tiếp thể của một hành động; trong câu sau, “John” lại là hành thể.

Ngữ nghĩa học ngôn ngữ học cũng được sử dụng bởi những nhà nhân chủng học được gọi là ethnoscientists để xử lý cách phân tích ngữ nghĩa học hình thức (cách phân tích thành tố componential analysis) nhằm xác định các kí hiệu được diễn đạt như thế nào - thường là những từ đơn giản với tư cách là những yếu tố từ vựng được gọi là các từ vị (lexemes) - trong một ngôn ngữ có liên quan tới những sự tri nhận và tư duy của những người nói ngôn ngữ đó. Cách phân tích thành tố kiểm tra ý tưởng rằng các phạm trù ngôn ngữ ảnh hưởng hoặc xác định người ta nhìn thế giới như thế nào; ý tưởng này được gọi giả thuyết Whorf sau khi nhà ngôn ngữ học nhân chủng Mỹ Benjamin Lee Whorf, đề xướng nó. Trong cách phân tích thành tố, các từ vị có một phạm vi chung về ý nghĩa cấu thành nên một giới hạn ngữ nghĩa học (semantic domain). Một giới hạn như vậy được mô tả đặc điểm bằng những thuộc tính ngữ nghĩa khu biệt (những thành tố) phân biệt các từ vị riêng rẽ trong giới hạn này với nhau, cũng như bằng những đặc trưng được chia sẻ bởi tất cả các từ vị trong giới hạn. Sự phân tích thành tố như vậy chỉ rõ, ví dụ, rằng cái đó trong giới hạn “seat” ở tiếng Anh, “chair”, “sofa”, “loveseat” và “banch” có thể được phân biệt lẫn nhau theo cách thức mà người ta được điều tiết như thế nào và liệu có phải một sự hỗ trợ ngược được bao gồm hay không. Cùng lúc tất cả các từ vị này chia sẻ thành tố, hoặc thuộc tính chung về ý nghĩa “một cái gì đó để ngồi vào đó”.

Các nhà ngôn ngữ học theo đuổi sự phân tích thành tố như vậy hy vọng xác định một tập hợp phổ quát về những thuộc tính ngữ nghĩa học như thế, từ đó vạch ra những tập hợp khác nhau về các thuộc tính mô tả đặc điểm những ngôn ngữ khác nhau. Ý tưởng về những thuộc tính ngữ nghĩa học phổ quát này đã từng được áp dụng đối với việc phân tích về những hệ thống của thần thoại và mối quan hệ thân tộc trong nhiều nền văn hóa bởi nhà nhân chủng học người Pháp Lévi-Strauss. Ông ta đã cho thấy rằng con người tổ chức các xã hội của mình và giải thích vị trí của mình trong những xã hội này theo những cách thức là, dù những sự khác biệt hiển nhiên, có những nét tương đồng làm nền có thể đánh dấu được.

b. Ngữ nghĩa học lý thuyết.

Những nhà ngôn ngữ học có tâm huyết với ngữ nghĩa học lý thuyết đang tìm kiếm một lý thuyết chung về ý nghĩa trong ngôn ngữ. Đối với những nhà ngôn ngữ học như vậy, được biết như là những nhà ngữ pháp sản sinh - cải biên, ý nghĩa là một phần của tri thức ngôn ngữ hoặc ngữ năng mà tất cả các con người sở hữu. Ngữ pháp sản sinh với tư cách là một mô hình của năng lực ngôn ngữ có một bộ phận âm vị học (hệ thống-âm thanh), một bộ phận cú pháp và một bộ phận ngữ nghĩa. Bộ phận ngữ nghĩa này, với tư cách là một phần của một lý thuyết sản sinh về ý nghĩa, được hình dung như một hệ thống của những quy tắc chi phối những kí hiệu có thể giải thích được được giải thích như thế nào và xác định rằng các kí hiệu (chẳng hạn như

Một phần của tài liệu giáo trình cơ sở ngôn ngữ học (Trang 63 - 67)