CÁC NGÔN NGỮ ALTAIC

Một phần của tài liệu giáo trình cơ sở ngôn ngữ học (Trang 129 - 130)

1. Giới thiệu.

Các ngôn ngữ Altaic, ngữ hệ của những ngôn ngữ được nói trong một vùng rộng lớn của châu Á và châu Âu, mở rộng từ Thổ Nhĩ Kỳ ở phía Tây đến biển Okhotsk ở phía Đông. Hầu hết các nhà ngôn ngôn ngữ học đều miêu tả ngữ hệ Altaic như là sự chứa đựng của ba tiểu ngữ hệ hoặc nhóm chính: nhóm Turkic, nhóm Mongolian và Tungusic. Một số nhà ngôn ngữ học còn gộp vào ngữ hệ Altaic tiếng Triều Tiên, tiếng Nhật Bản, và đôi khi cả tiếng Ainu, được nói bởi một lượng nhỏ người dân ở miền Bắc Nhật Bản.

2. Các nhóm ngôn ngữ.

Các ngôn ngữ Turkic có năm nhánh: nhánh Oghuz, được biết như là nhánh Turkic Nam hoặc Tây Nam; nhánh Kipchak, hoặc Turkic Tây; nhánh Turkic Đông, hoặc nhánh Karluk; nhánh Turkic Bắc, được biết như là nhánh Hunnic Đông; và nhánh ngôn ngữ đơn lẻ của tiếng Chuvash, được nói dọc theo trung lưu dòng sông Volga. Nhánh Turkic Nam bao gồm tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc tiếng Osmanli, ngôn ngữ Turkic được sử dụng rộng rãi nhất, được nói ở Thổ Nhĩ Kỳ và Bán đảo Balkan; tiếng Azeri, được nói ở Azerbaijan và Tây Bắc Iran; và tiếng Turkmen, được nói ở Turkmenistan và nhiều phần khác của Trung Á; nhánh Kipchak bao gồm các ngôn ngữ Kazakh và Kyrgyz, được nói ở Trung Á; và tiếng Tatar, được nói xung quanh trung lưu sông Volga, và ở Thổ Nhĩ Kỳ, Balkans, Trung Á và Trung Quốc. Nhánh Turkic Đông bao gồm tiếng Uzbek, được nói ở Uzbekistan và nhiều phần khác của Trung Á; và tiếng Uygur, được nói ở khu Tự trị Xinjiang Uygur của Trung Quốc, và những phần của Trung Á. Nhánh Turkic Bắc gồm có một số ngôn ngữ được nói ở Siberia, chẳng hạn như tiếng Yakut và Altay (còn được đánh vần là Altai).

Các ngôn ngữ Mongolian bao gồm tiếng Buryat, được nói ở miền Đông Siberia; tiếng Kalmyk, được nói chủ yếu ở Nga dọc theo Biển Caspian; và ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất của nhóm này, tiếng Mongolian, được nói ở Mong Cổ. Là một trong những ngôn ngữ của tiểu ngữ hệ Tungusic, tiếng Manchu đã từng một lần là ngôn ngữ nổi trội nhất và được nói rộng rãi nhất ở Trung Quốc. Tuy nhiên, ngày nay tiếng

Manchu hầu như đã tắt. Các ngôn ngữ Tungusic hiện đại bao gồm tiếng Evenki, còn được biết như là tiếng Tungus, được nói ở miền Trung Siberia và Mông Cổ; tiếng Even, còn được biết như là tiếng Lamut, được nói ở miền Đông Siberia; tiếng Nanai, được nói ở miền Đông Siberia; và tiếng Udehe, được nói ở miền Đông Nam Siberia.

Các ngôn ngữ Altaic nhìn chung được nêu đặc điểm bằng một loại hình chắp dính của hiện tượng phụ tố hóa (suffixation) và bằng sự hài hòa nguyên âm (vowel harmony), nghĩa là chỉ những nguyên âm của cùng màu sắc mới có thể xuất hiện trong cùng một từ. Các nguyên âm của những phụ tố được luân chuyển (altered) do vậy chúng phù ứng với màu sắc của nguyên âm gốc từ (root vowel). Các ngôn ngữ Altaic thiếu vắng giống ngữ pháp (grammatical gender). Chúng giàu có về sự đa dạng của nguyên âm nhưng tương đối nghèo nàn về số lượng phụ âm. Trước đây, một số nhà ngôn ngữ học nhóm họp các ngôn ngữ Altaic cùng với các ngôn ngữ Uralic vào một nhóm lớn hơn là nhóm Ural-Altaic, nhưng các học giả này nay tin rằng có quá ít chứng cứ tồn tại để ủng hộ một cách nhóm họp như thế.

Những người dân nói tiếng Altaic chủ yếu rất quan trọng về phương diện lịch sử - ví dụ, người Huns và Mongols du cư là những người từng xâm lược châu Âu giữa thế kỷ thứ 4 và thế kỷ thứ 13 sau Công nguyên, và những người Manchus của triều đại Qing, từng thống trị Trung Quốc từ năm 1644 đến 1911. Tiếng Turkish từng được viết với nhiều hệ thống chữ viết đa dạng từ thế kỷ thứ 8. Hệ thống chữ viết Mongolian từng được sử dụng vào thế kỷ thứ 12.

Một phần của tài liệu giáo trình cơ sở ngôn ngữ học (Trang 129 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)