CÁCH SẢN SINH ÂM TỐ LỜI NÓI

Một phần của tài liệu giáo trình cơ sở ngôn ngữ học (Trang 50 - 52)

1. Giới thiệu.

Phần này trình bày một số ý tưởng nền tảng về cách sản sinh cấu âm của các âm tố lời nói. Nó cũng giới thiệu những lớp cơ bản trong đó các âm tố lời nói được phân chia theo hệ thống IPA.

2. Cách sản sinh âm tố.

Hầu hết các âm tố trong lời nói được sản sinh bằng việc đẩy một luồng không khí từ phổi đi qua một hoặc nhiều yếu tố cộng hưởng thuộc thiết bị ngữ âm.

Các yếu tố cộng hưởng cơ bản là:

* Khoang yết hầu; * Khoang miệng; * Khoang môi; * Khoang mũi.

Sự vắng mặt hay có mặt của những sự cản trở (obstructions) trong hướng đi của luồng không khí sẽ làm thay đổi bản chất của âm tố được sản sinh. Bằng việc phân loại các kiểu dạng cản trở khác nhau có thể có, ngữ âm học cấu âm khu biệt thành các lớp âm tố như được miêu tả dưới đây.

Đối với một lượng nhỏ của các cách cấu âm, luồng không khí không bắt nguồn ở phổi, mà đúng hơn là từ bên ngoài. Cơ chế "diễn tiến" luồng không khí sản sinh ra âm tố thông qua việc hút vào (inhalation). Một âm tố lời nói cũng có thể được sản sinh từ sự khác nhau về sức ép của không khí ở bên trong và bên ngoài một yếu tố cộng hưởng. Trong trường hợp của khoang miệng, sự khác nhau về sức ép này có thể được tạo ra mà không cần đến việc sử dụng của phổi nói chung (ví dụ, việc sản sinh các âm mút (clicks)).

• Nếu không khí, khi đi qua thanh hầu, được cho phép đi một cách tự do qua các yếu tố cộng hưởng, âm tố này là một nguyên âm;

• Nếu không khí, khi đi qua thanh hầu, bị cản trở một phần hay toàn bộ, ở một hoặc nhiều vị trí, âm tố này là một phụ âm;

Trước khi tiến hành, quả cần phải lưu ý rằng ranh giới giữa các nguyên âm và các phụ âm không thể vạch ra một cách rõ ràng; một thể liên tục (continuum) tồn tại giữa hai thái cực. Cũng có những trường hợp trung gian, chẳng hạn như các bán nguyên âm và các âm xát (các âm xát hẹp) (không có ma sát hay cọ xát).

4. Vị trí cấu âm và phương thức cấu âm.

Sự khu biệt giữa phương thức cấu âmvị trí cấu âm đặc biệt quan trọng đối với việc phân loại các phụ âm.

Phương thức cấu âm được xác định bằng một số nhân tố:

• Liệu có việc rung (vibration) của dây thanh (hữu thanh đối với vô thanh) hay không;

• Liệu có sự cản trở (obstruction) luồng không khí tại điểm nào đó ở trên thanh hầu (glottis) (phụ âm đối với nguyên âm) hay không;

• Ngoài khoang miệng ra, liệu luồng không khí có đi qua khoang mũi (mũi đối với miệng) hay không;

• Liệu luồng không khí có đi qua giữa khoang miệng hoặc dọc theo hai mép (không bên đối với bên) hay không.

Vị trí cấu âm là điểm tại đó luồng không khí bị cản trở. Nhìn chung, vị trí cấu âm đơn giản là điểm ở trên ngạc, nơi mà lưỡi được định vị để cản trở luồng không khí.

Vị trí cấu âm có thể là vị trí bất kỳ trong các vị trí sau đây:

• hai môi (các âm môi labials và các âm môi-môi bilabials),

• răng (các âm răng dentals),

• hai môi và răng (các âm môi-răng labio-dentals - ở đây lưỡi không trực tiếp liên quan),

• nướu lợi (bộ phận nướu răng ở đằng sau răng trên - các cách cấu âm lợi),

• ngạc cứng (căn cứ vào kích thước độ lớn của nó, có thể phân biệt giữa các âm lợi-ngạc (palato- alveolars), các âm ngạc (palatals) và các âm ngạc-mạc (palato-velars),

• ngạc mềm (hoặc vòm mềm (velum) - các cách cấu âm mạc (velar),

• tiểu thiệt (các âm tiểu thiệt (uvulars)),

• yết hầu (các âm yết hầu (pharyngeals)),

• thanh hầu (các âm thanh hầu (glottals)).

5. Tiếng thanh.

Một âm tố được miêu tả là vô thanh (voiceless) khi dây thanh không rung trong suốt quá trình cấu âm của nó. Nếu dây thanh rung, âm tố này được gọi là hữu thanh. Dây thanh là những thớ thịt được định vị tại thanh hầu (thực ra, thanh hầu không gì khác hơn là khoảng trống giữa các dây thanh).

Dây thanh rung khi chúng bị đóng để cản luồng không khí đi qua thanh hầu (xem: phương thức cấu âm ở trên): chúng rung dưới áp lực của không khí bị phổi ép buộc đi qua chúng.

Sự đối lập hữu thanh/vô thanh giúp ích một cách cơ bản cho việc phân loại các phụ âm (các nguyên âm vô thanh rất hiếm trong các ngôn ngữ của thế giới).

6. Tính chất mũi (nasality).

Đỉnh của yết hầu giống như một ngã ba đường. Luồng không khí có thể thoát ra khỏi yết hầu hoặc theo hai cách, phụ thuộc vào vị trí của ngạc mềm:

• Nếu ngạc mềm được hạ thấp, một phần không khí sẽ đi qua khoang mũi (phần còn lại sẽ tìm cách của nó để đi qua khoang miệng);

• Nếu ngạc mềm được nâng lên, lối vào khoang mũi bị cắt đứt, và không khí chỉ có có thể đi qua khoang miệng.

Các âm tố được sản sinh theo phương pháp đầu được gọi là âm mũi (nasal); các âm tố được sản sinh theo cách còn lại, được gọi là âm miệng (oral).

Sự đối lập mũi/miệng này có liên quan tới các nguyên âm cũng như các phụ âm.

7. Bảng chữ cái ngữ âm học quốc tế (The International Phonetic Alphabet).

a. Các phụ âm miệng. b. Các phụ âm mũi. c. Các nguyên âm.

Một phần của tài liệu giáo trình cơ sở ngôn ngữ học (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)