NGÔN NGỮ LAØ MỘT HỆ THỐNG CẤU TRÚC – CHỨC NĂNG

Một phần của tài liệu giáo trình cơ sở ngôn ngữ học (Trang 45 - 48)

Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, biểu đạt tư duy và phản ánh hiện thực. Thế giới hiện thực khách quan có hệ thống, tư duy có hệ thống thì ngôn ngữ cũng có hệ thống. Nhưng hệ thống ngôn ngữ là một hệ thống đặc biệt, hệ thống chức năng: toàn bộ hệ thống ngôn ngữ tham gia vào việc làm phương tiện thông tin và giao tiếp tư tưởng. Hệ thống cấu trúc ngôn ngữ là sự thống nhất giữa hình thức và nội dung, giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt của tất cả các đơn vị, các yếu tố, các tín hiệu ngôn ngữ trên diện hình thức và nội dung. Mặt khác, là một hệ thống - cấu trúc, cũng giống như tất cả các hệ thống khác, ngôn ngữ phải thỏa mãn các điều kiện của cấu trúc và hệ thống như đã nêu ở trên đây.

1. Các đơn vị của hệ thống cấu trúc ngôn ngữ.

Các đơn vị của ngôn ngữ được phân biệt theo chức năng, theo vị trí và theo kết cấu nội tại của mình khi tham gia vào cấu trúc nên hệ thống ngôn ngữ. Theo truyền thống, người ta chia làm các đơn vị cấu tạo, các đơn vị định danh và các đơn vị thông báo. Về cơ bản, có bốn đơn vị sau đây:

Âm vị (phonemes) là đơn vị nhỏ nhất của hệ thống cấu trúc ngôn ngữ, bản thân nó không có nghĩa

Ví dụ: âm vị /t/ trong từ ta và âm vị /b/ trong từ ba đều không có nghĩa gì cả, nhưng chúng có chức năng phân biệt sự khác nhau giữa hai từ này về mặt hình thức, qua đó cả về mặt ý nghĩa nữa.

Hình vị (morphemes) là đơn vị nhỏ nhất mang nghĩa. Trong hệ thống ngôn ngữ nó được dùng để cấu

tạo nên từ và luôn tồn tại phụ thuộc vào từ. Chẳng hạn, xét từ tiếng Anh unhappy, ta thấy, bộ phận un- được ghép vào gốc từ happy để tạo nên một từ mới có ý nghĩa đối lập với từ happy. Đó chính là một hình vị.

Từ (words) là đơn vị cơ bản nhất, trung tâm nhất SScủa hệ thống ngôn ngữ, nó là chất liệu để kiến

tạo nên mỗi một ngôn ngữ, mà thiếu nó, ta khó có thể hình dung nên ngôn ngữ đó. Đây là một đơn vị có nghĩa, được dùng để cấu tạo nên những đơn vị giao tiếp bậc cao. Khác với hình vị luôn phụ thuộc vào từ, từ là một đơn vị hiển nhiên, có sẵn, hoạt động độc lập, dùng để định danh, gọi tên và biểu thị khái niệm.

Câu(sentences) là đơn vị cơ bản của ngôn từ, của lời nói, của văn bản, là đơn vị nhỏ nhất có thể sử dụng vào việc giao tiếp. Nó là một đơn vị định danh tình huống, định danh sự kiện, có tính hoàn chỉnh về nội dung thông báo.

Trong bốn đơn vị cơ bản trên đây, âm vị và hình vị được gọi là những đơn vị cấu tạo, còn từ là đơn vị định danh. Trong khi đó, câu là đơn vị giao tiếp.

Ngôn ngữ được xem như là một hệ thống đa cấp độ, đa bình diện. Do vậy, các đơn vị của hệ thống ngôn ngữ cũng có sự phân chia và sắp xếp theo cấp độ của mình: đơn vị của cấp độ ngữ âm, đơn vị của cấp độ từ vựng và đơn vị của cấp độ từ pháp và đơn vị của cấp độ cú pháp. Các đơn vị thuộc về cùng một cấp độ là những đơn vị đồng loại, được xác lập theo quy tắc hoạt động hệ hình (thay thế), còn các đơn vị của những cấp độ khác nhau sẽ thiết lập nên những đơn vị không đồng loại theo quy tắc hoạt động kết hợp (cú đoạn). Nói cách khác, tính không đồng loại của các đơn vị được thể hiện ở chỗ: các thuộc tính của những đơn vị thuộc các cấp độ khác nhau không thể quy thành lớp, thành nhóm, mà đều nằm trong một đơn vị thứ bậc, tôn ti, được xác định bằng các khái niệm “gồm có” hoặc “nằm trong”. Ví dụ: âm vị tự nó không biểu đạt nghĩa, hình vị không có nghĩa mà có tính liên tưởng và tính không độc lập về cú pháp, còn từ thì có các thuộc tính này. Tất cả những đơn vị này đều được nối kết với nhau theo các quan hệ xác định trong hệ thống ngôn ngữ để kiến tạo nên cấu trúc ngôn ngữ.

2. Các quan hệ của hệ thống cấu trúc ngôn ngữ.

Quan hệ của hệ thông ngôn ngữ - đó là toàn bộ những mối tương tác qua lại giữa những đơn vị và các bộ phận của chúng, giữa các cấp độ và các phạm trù. Trong hệ thống ngôn ngữ thường tồn tại bốn kiểu quan hệ cơ bản sau:

a. Quan hệ hệ hình.

Xét các ví dụ trong tiếng Việt sau: (1a): Bảo (1b) bảN

CHảo chảI

KHảo khảM

Ta thấy: ở (1a), thay các phụ âm đầu sẽ cho ta các từ khác nhau với ý nghĩa khác nhau, còn ở (1b), thay âm /o/ bằng các phụ âm khác nhau cho ta những từ khác nhau.

Như vậy, các phụ âm đầu và các phụ âm cuối, sau khi thay thế, nhóm họp thành từng nhóm, từng lớp: lớp phụ âm đầu và lớp phụ âm cuối, đó chính là các đơn vị đồng loại có thể lựa chọn để thay thế cho nhau trong một vị trí xác định nào đó theo hệ hình. Đó chính là mối quan hệ hệ hình (paradigmatic relationship) - hay còn gọi là quan hệ dọc, quan hệ thay thế, quan hệ lựa chọn.

Vậy, quan hệ hệ hình là quan hệ thống nhất nối kết các đơn vị ngôn ngữ thành từng nhóm, từng lớp, từng phạm trù. Chẳng hạn như: hệ thống các nguyên âm, hệ thống sự biến cách, loạt đồng nghĩa... Trong việc

thức và các từ theo cách tương suy (analogy). Nói cách khác, quan hệ hệ hình là phạm vi nhóm họp các đơn vị có cùng tính chất, cùng chức năng, có cùng vị trí, có thể dùng để lựa chọn và thay thế cho nhau trong một bối cảnh ngôn ngữ đồng nhất.

b. Quan hệ cú đoạn.

Quan hệ cú đoạn (syntagmatic relationship) là quan hệ nối kết các đơn vị ngôn ngữ theo tính trật tự

trước sau của chúng. Nói cách khác, quan hệ cú đoạn là quan hệ nối kết các đơn vị ngôn ngữ không đồng loại, những đơn vị của những cấp độ khác nhau theo chiều ngang để tạo thành những đơn vị bậc cao nhằm biểu đạt thông tin. Về thực chất, đây chính là tính tuyến tính của tín hiệu ngôn ngữ. Bởi vì, các đơn vị ngôn ngữ không phải bao giờ cũng được nói ra, viết ra đồng thời, cùng một lúc, mà phải kế tiếp nhau theo trình tự: cái có trước xuất hiện trước, cái có sau xuất hiện sau. Trong việc sử dụng ngôn ngữ, quan hệ cú đoạn sử dụng cùng một lúc hai (hoặc lớn hơn hai) đơn vị ngôn ngữ. Quan hệ này còn được gọi là quan hệ ngữ đoạn hoặc quan hệ kết hợp. Cùng với quan hệ hệ hình, quan hệ cú đoạn lập nên quan hệ đối vị hoặc trục đối vị.

c. Quan hệ tôn ti.

Quan hệ tôn ti (hierarchical relationship) còn được gọi là quan hệ bao hàm. Đó là quan hệ giữa những

yếu tố, những đơn vị không đồng loại, phụ thuộc nhau như cái chung luôn chứa đựng cái riêng, cái nhỏ nằm trong cái lớn, cái bộ phận nằm trong cái toàn thể. Quan hệ tôn ti được nhận diện giữa các đơn vị của những cấp độ khác nhau, giữa các từ và các dạng thức trong việc thống nhất chúng thành từng loại, giữa các đơn vị cú pháp trong khi thống nhất chúng thành các loại hình cú pháp.

d. Quan hệ liên tưởng.

Theo F.de.Saussure (1973), hệ hình liên tưởng là một lớp hạng yếu tố ngôn ngữ học được hợp lại trong trí theo một nguyên tắc nhất định, được hình thành do có một yếu tố chung đại diện cho cả nhóm, kiểu như: giáo dục, giáo viên, giáo sư, giáo chức...

Sự liên tưởng cũng có thể chỉ dựa trên những nét tương tự của cái được biểu đạt (giáo dục, giáo

dưỡng, giáo huấn) hay ngược lại, chỉ dựa trên sự giống nhau giữa những hình ảnh âm thanh (image acoustique

- F.de Saussure) như: giáo dụcthể dục. Do vậy, khi thì có sự tương đồng cả về hai mặt (ý nghĩa và hình thức), khi thì chỉ có sự tương đồng hoặc về hình thức, hoặc về ý nghĩa. Mỗi từ như vậy là trung tâm của một chòm liên tưởng, là cái điểm quy tụ của những yếu tố khác liên hệ với nó, mà số lượng không được xác định.

Theo . (1979), các quan hệ hệ hình, quan hệ liên tưởng (associative relationship) và quan hệ tôn ti đối lập với quan hệ cú đoạn ở chỗ trong quan hệ này, trật tự trước sau là tính tuyến tính của nó.

Tất cả bốn quan hệ trên đây đều tham gia vào cấu trúc nên hệ thống ngôn ngữ thông qua việc nối kết các đơn vị của mọi cấp độ để tạo ra một mạng lưới cơ cấu bên trong của ngôn ngữ. Trong việc hành chức và hoạt động của hệ thống ngôn ngữ vào giao tiếp, biểu đạt tư tưởng, tất cả các quan hệ này đều hiện diện, đều thực hiện các chức năng đặc thù của mình.

VI. KẾT LUẬN.

Ngôn ngữ là một hệ thống cấu trúc phức tạp, nhiều đơn vị, nhiều cấp độ hoạt động theo những quan hệ đặc thù. Nói cách khác, ngôn ngữ là mộ hệ thống lớn bao gồm nhiều tiểu hệ thống khác nhau về tính chất và chức năng. Nhưng thực chất các tiểu hệ thống này luôn nương tụa vào nhau để cùng tham gia vào hành chức, vào hoạt động giao tiếp.

Tuy nhiên, từ thế giới vi mô đến thế giới vĩ mô chẳng qua là một sự thu hẹp tương đối trong tư duy của con người. Do vậy, đến lượt mình, hệ thống ngôn ngữ cũng chỉ là một tiểu hệ thống của thế giới vật chất theo cách nhìn của hệ thống học.

PHẦN II : CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC

CHƯƠNG V : CƠ SỞ NGỮ ÂM HỌC VAØ ÂM VỊ HỌC

Một phần của tài liệu giáo trình cơ sở ngôn ngữ học (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)