CÁC NGÔN NGỮ HÁN-TẠNG

Một phần của tài liệu giáo trình cơ sở ngôn ngữ học (Trang 124 - 126)

1. Giới thiệu.

Các ngôn ngữ Hán-Tạng, một ngữ hệ được nói ở Trung Quốc, nhiều phần của Đông Nam Á, và dọc theo dãy Himalayas, một hệ thống núi ở Trung Nam châu á. Nó là ngữ hệ lớn thứ hai nhất thế giới về số lượng người nói, bị vượt trội hơn chỉ bởi ngữ hệ ấn-Âu, bao gồm tiếng Anh và đa số các ngôn ngữ châu Âu. Ngữ hệ Hán-Tạng gồm có khoảng 200 ngôn ngữ theo hai tiểu ngữ hệ chính: tiểu ngữ hệ Tung Quốc, hoặc các ngôn ngữ Hán (Sinitic), và tiểu ngữ hệ Tạng- Miến (Tibeto-Burman). Tiểu ngữ hệ Tạng-Miến có nhiều ngôn

Mặc dầu chúng hoàn toàn được viết theo cùng một hệ thống như nhau, những biến thể chính của tiếng Trung Quốc không được xem là những phương ngữ. Các nhà ngôn ngữ học đã phân loại những biến thể này như những ngôn ngữ riêng biệt trên cơ sở của những sự khác nhau về các vốn từ và cách phát âm của chúng. Những sự khác nhau này tương tự như những sự khác nhau được tìm thấy giữa các ngôn ngữ Romance - ví dụ, tiếng Pháp, tiếng Italia, và tiếng Tây Ban Nha.

2. Tiểu ngữ hệ Trung Quốc.

Ngôn ngữ chính trong tiểu ngữ hệ Trung Quốc là tiếng Trung Quốc Quan Thoại (Mandarin Chinese). Với hơn 800 triệu người nói, nó được nói bởi nhiều người hơn bất cứ ngôn ngữ nào khác trên thế giới. Các ngôn ngữ Trung Quốc khác, chẳng hạn như tiếng Wu, tiếng Quảng Đông, tiếng Gan, tiếng Xiang, tiếng Hakka, tiếng Yue và tiếng Min, với hàng chục triệu người nói. Các ngôn ngữ Trung Quốc được nói khắp cả Trung quốc, ở nhiều phần của Trung á, và trong các cộng đồng người Trung Quốc khắp suốt Đông Nam Á và nơi khác.

3. Tiểu ngữ hệ Tạng-Miến.

Những ngôn ngữ chính trong tiểu ngữ hệ Tạng-Miến tiếng Tạng, nó là ngôn ngữ nổi trội ở Khu Tự trị Tạng của Trung quốc, và tiếng Miến Điện, ngôn ngữ quốc gia của Myanmar (trước đây được biết như là Burma). Các ngôn ngữ khác trong tiểu ngữ hệ này được nói ở Bhutan, Nepal, Thái Lan, Bắc Pakistan, Sikkim và nhiều bộ phận khác của Ấn Độ, và các tỉnh Trung Quốc Yunnan và Sichuan.

Trên cơ sở người nói, tiếng Miến Điện, với 30 triệu, là ngôn ngữ lớn nhất trong tiểu ngữ hệ này. Tiếng Tạng và tiếng Yi, một ngôn ngữ được nói ở những dãy núi của các tỉnh Sichuan và Yunnan phía Nam ở Trung quốc, mỗi ngôn ngữ có khoảng 5 triệu người nói. (Tiếng Yi trước đây được biết như là tiếng Lolo, một thuật ngữ mà một số người nói của ngôn ngữ này hiện nay coi là xúc phạm). Một vài ngôn ngữ Tạng-Miến khác có khoảng 1 triệu người nói, nhưng một số ngôn ngữ chỉ có một vài trăm.

4. Các nguồn gốc.

Các nhà ngôn ngữ học tin tưởng rằng những ngôn ngữ trong ngữ hệ Hán-Tạng có quan hệ, có một ngôn ngữ tổ tiên chung. Sự phân phối của những ngôn ngữ này chỉ định rằng chúng trải ra dọc theo nhiều con sông có những nguồn nước chính (headwaters) của mình trong một vùng của phía Đông Trung Quốc nơi mà các tỉnh Sichuan và Yunnan gặp gỡ tây Tạng. Những dòng sông này bao gồm sông Yalong, sông Yangtze, sông Mekong, sông Salween, sông Irrawaddy, sông Hwang Ho và sông Brahmaputra. Trong khi những nhóm người nói những ngôn ngữ tổ tiên trở nên cô lập khỏi nhau, các ngôn ngữ khác nhau trong ngữ hệ Hán-Tạng đã phát triển.

5. Những đặc điểm ngôn ngữ.

Tất cả các ngôn ngữ Trung Quốc và ít ra là một nửa các ngôn ngữ Tạng-Miến là những ngôn ngữ có thanh điệu- tức là, cùng một âm tiết có thể có những ý nghĩa khác nhau nếu được nói ra ở một cao độ (pitch) khác nhau. Tuy nhiên, tiếng Tạng-Miến và tiếng Trung Quốc khác về cấu trúc ngữ pháp. Tiếng Trung Quốc có một trật tự chủ ngữ-động từ-bổ ngữ (giống như tiếng Anh). Trong các ngôn ngữ Tạng-Miến động từ đi sau chủ ngữ và bổ ngữ. Tiếng Trung Quốc cũng ít sử dụng các tiền tố và hậu tố, trong khi các ngôn ngữ Tạng- Miến lại thêm một số hậu tố vào các từ, đặc biệt là vào các động từ.

6. Các hệ thống chữ viết và văn học.

Hệ thống chữ viết Hán-Tạng được biết rõ nhất là hệ thống chữ viết Trung Quốc, có niên đại từ khoảng năm 1000 trước Công nguyên. Nó sử dụng hàng nghìn con chữ khu biệt được gọi là các chữ viết ghi ý (ideographs), chúng là những ký hiệu đại diện cho các ý tưởng. Các con chữ trong hệ thống này, không giống như những con chữ trong một bảng chữ cái, không có liên quan đến âm thanh của một từ, mà đến ý nghĩa của

nó. Những ví dụ được biết sớm nhất về tiếng Trung Quốc viết là những chữ khắc trên những xương bò được đánh bóng hoặc những mai rùa có niên đại từ thế kỷ thứ 14 trước Công nguyên.

Đa số các ngôn ngữ Tạng-Miến không được viết ra cho đến tận thế kỷ thứ 20, nhưng một số trong chúng có những hệ thống chữ viết cổ với những bảng chữ cái có gốc gác Ấn Độ. Hệ thống chữ viết tiếng Tạng có niên đại từ thế kỷ thứ 7 và tiếng Miến Điện đã từng được viết ra từ thế kỷ thứ 10. Cả tiếng Tạng lẫn tiếng Miến Điện đều có những bộ phận rộng lớn về ghi chép tôn giáo, lịch sử, và văn học trải qua nhiều thế kỷ. Tiếng Newari và tiếng Meithei cũng có những hệ thống chữ viết được bắt nguồn từ các hệ thống chữ viết Ấn Độ; tiếng Limbu (được nói ở Nepal) và tiếng Lepcha (được nói ở Sikkim) có những bảng chữ cái được dựa vào hệ thống chữ viết Tạng.

7. Phân loại.

Các nhà ngôn ngữ học buổi đầu, trong khi lưu ý những nét tương đồng cấu trúc và từ vựng được dùng chung giữa tiếng Trung Quốc và những ngôn ngữ của vùng đất liền Đông Nam Á, đã giả thiết rằng tiếng Trung Quốc và những ngôn ngữ chẳng hạn như tiếng Thái Lan, tiếng Lào, tiếng Việt và tiếng Mèo-Dao (một nhóm nhỏ của các ngôn ngữ được nói ở Nam Trung Quốc, Bắc Lào, Thái Lan và Việt Nam) tất cả đều đã có thừa kế từ cùng một ngôn ngữ. Việc giốn nhau giữa tiếng Trung Quốc và các ngôn ngữ Đông Nam Á hiện nay được nghĩ như là kết quả của việc tiếp xúc văn hóa mãnh liệt và kéo dài hơn là tổ tông chung. Ngày nay các nhà ngôn ngữ học cho rằng các ngôn ngữ Tạng-Miến là những ngôn ngữ có qun hệ gần gần gũi nhất của tiếng Trung Quốc.

Nhiều câu hỏi về việc phân loại các ngôn ngữ Tạng-Miến vẫn còn chưa thống nhất. Một hệ thống được sử dụng một cách phổ biến phân loại các ngôn ngữ Tạng-Miến thành bốn nhánh: nhánh Bodic, nhánh Burmic, nhánh Baric và nhánh Karenic.

Tiếng Tạng, ngôn ngữ thiết yếu của nhánh Bodic phân nhánh, được nói khắp tây Tạng, trong nhiều phần của Tây Trung Quốc, ở Nepal, và trong những cộng đồng của những người Tây Tạng tị nạn ở Ấn Độ. Các ngôn ngữ nổi trội Sikkim và Bhutan là những hình thái của tiếng Tạng. Các ngôn ngữ có quan hệ gần gũi nhất của tiếng Tạng là các ngôn ngữ Bodic được nói ở Nepal chẳng hạn như tiếng Tamang và tiếng Gurung, và một vài ngôn ngữ được nói trong những cộng đồng nhỏ ở tây Bắc Ấn Độ. Các ngôn ngữ Bodic quan trọng khác được nói ở Nepal bao gồm tiếng Limbu và tiếng Newari. Tiếng Newari, với hơn một triệu người nói, là ngôn ngữ nổi trội của thung lũng Kathmandu Valley.

Các ngôn ngữ chính trong nhánh Burmic là tiếng Yi và tiếng Miến Điện. Nhóm này có thể bao gồm những ngôn ngữ Qiangic của Tây Trung quốc, mặc dầu nhiều học giả bất đồng ý kiến về điều này. Nhánh Burmic cũng bao gồm một số ngôn ngữ bộ lạc của Myanmar và Yunnan, chẳng hạn như tiếng Lisu, tiếng Lahu và tiếng Hani. Mội trong số chúng có vài trăm nghìn người nói.

Các ngôn ngữ của nhánh Baric được nói ở Yunnan, miền Bắc và miền Tây Myanmar, và miền Đông Ấn Độ. Các ngôn ngữ Baric có số người nói nhiều nhất là tiếng Meithei (cũng còn được biết như là tiếng Manipuri), với hơn một triệu người nói ở bang Manipur miền Đông Bắc Ấn Độ, và tiếng Lushai (cũng được biết như là tiếng Mizo), với 500.000 người nói ở bang Mizoram của Ấn Độ, vạch ranh giới Manipur.

Các ngôn ngữ của nhánh Karen được nói ở phía Đông Myanmar và Tây Thái Lan. Các ngôn ngữ lớn nhất là tiếng Sgaw và tiếng Pwo, mỗi ngôn ngữ có hơn hai triệu người nói.

Một phần của tài liệu giáo trình cơ sở ngôn ngữ học (Trang 124 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)