NGÔN NGỮ VAØ TƯ DUY

Một phần của tài liệu giáo trình cơ sở ngôn ngữ học (Trang 33 - 35)

Bản chất xã hội của ngôn ngữ còn được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy. Trong “Giáo trình ngôn ngữ học đại cương”, F. de Saussure đã nói rằng khi chưa có ngôn ngữ thì con người không thể phân biệt được hai khái niệm khác nhau, nghĩa là chưa có tư duy. Khi ấy, tư duy, cũng như âm thanh chỉ, là một thể liên tục không định hình. Trong quá trình phát triển lao động, ngôn ngữ xuất hiện giữa hai cái cụ thể không định hình ấy và chia cắt cả hai thành những đơn vị phân lập như ta cắt “hai mặt của một tờ giấy”. Ngay từ năm 1846 C.Marx và Ph.Enghels cũng đã chỉ rõ:“Không phải là một ý thức “thuần túy” ngay từ đầu. Ngay từ buổi đầu, một sự rủi ro đã đè nặng lên “tinh thần” - rủi ro là bị một vật chất làm “hoen ố”. Vật chất này thể hiện ở đây dưới hình thức những lớp không khí đang chuyển động, những âm thanh, tóm lại dưới hình thức ngôn ngữ.”

Như vậy, ngôn ngữ và tư duy ra đời cùng một lúc, sự chia cắt thực tại như vậy thành những đơn vị âm - nghĩa sóng đôi không thể tách rời nhau. Trong “Hệ tư tưởng Đức”, C.Marx cũng đã khẳng định:“Ngôn ngữ là tư duy hiện thực trực tiếp” và “ý tưởng không thể tồn tại ngoài ngôn ngữ được”. Như vậy, ngôn ngữ và tư duy là một thể thống nhất, tính thống nhất này đuợc biểu hiện:

Trước hết là: “Ngôn ngữ cũng cổ xưa như ý thức vậy. Ngôn ngữ là ý thức thực tế, thực tại, tồn tại cả đối với những người khác, vậy lần đầu tiên cũng tồn tại cả đối với chính tôi, và giống như ý thức, ngôn ngữ chỉ xuất hiện cùng với nhu cầu cùng với sự cần thiết giao dịch với người khác”. Trong thực tiễn lao động sản xuất của bầy vượn-người đã quyết định sự ra đời của ngôn ngữ (và tư duy) đã khẳng định bản chất xã hội của hiện tượng này. Khi loài vượn mới sáng tạo ra được thì nó chưa hoàn toàn trút hết cái lốt thú vật. Chỉ từ khi sáng tạo ra ngôn ngữ thì nó mới phân biệt được mình - động vật cao cấp có tư duy với những con vật khác của giới tự nhiên. Bởi vì ngôn ngữ loài vật dù có hoàn thiện đến đâu thì cũng chỉ là một hệ thống tín hiệu thông báo có tính chất bản năng: Đó chỉ là những tiếng kêu không đổi, rời rạc và lẻ tẻ do những cái thúc đẩy bên trong hay kích thích bên ngoài mà phát ra vì con vật chỉ có bản năng tự tồn chi phối hành vi của nó như một cái máy. Trái lại, ngôn ngữ của loài người gắn bó khăng khít với tư duy, và do cái nguyên lý sáng tạo ấy chi phối, do vậy không bị phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài. Nó luôn luôn đổi mới để đáp ứng mọi yêu cầu diễn đạt của con người. Do vậy, “con người là một tạo vật sinh ra cùng với ngôn ngữ” (Herder).

Thứ đến, để phát huy vai trò kỳ diệu đã nói trên đây, ngôn ngữ và tư duy phải có những tương tác lẫn nhau. Trước hết, đó là vai trò của ngôn ngữ trong những hoạt động đa dạng của tư duy. Về phần này, riêng ở mặt thông báo, ngôn ngữ cũng có tính chất ưu việt hơn so với các hệ thông thông tin khác mà con người sử dụng. Nhờ có khả năng diễn đạt tiềm tàng và vô tận mà ngôn ngữ không chỉ giới hạn ở chỗ trao đổi tư tưởng và tình cảm giữa mọi người với nhau. Trong những hoạt động của tư duy trừu tượng, nó vẫn giữ vai trò đặc biệt cần thiết. Vì trong thực tế hàng ngày suy nghĩ tức là “mình nói với mình”. Trong những lĩnh vực hết sức trừu tượng như toán học, nhà nghiên cứu cũng phải dùng đến ngôn ngữ, “không có nhà bác học nào suy nghĩ

bằng công thức” (Einstein). Người ta suy nghĩ bằng từ, bằng câu, bằng cái gọi là “tiếng nói bên trong”. Rõ ràng là, nhờ có ngôn ngữ nên những thao tác đa dạng của tư duy mới được thực hiện và phát triển được, và quan trọng hơn, nhờ có ngôn ngữ, loài người mới có sáng tạo khoa học.

Ngược lại, tư duy cũng đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động ngôn ngữ. Nếu ngôn ngữ có tác động đến tư duy, thì tư duy cũng ảnh huởng không kém phần to lớn đến sự phát triển của ngôn ngữ. Và cả hai chỉ lập thành một đơn vị thống nhất. C.Marx đã chỉ rõ rằng, ngôn ngữ không có tư tưởng thì không tồn tại, còn tư tưởng thì phải thể hiện trong cái chất tự nhiên của ngôn ngữ. Cho nên, tư duy làm thành nội dung của ngôn ngữ, và đến lượt mình, ngôn ngữ là cái cố định, hiện thực hóa tư duy. Tuy nhiên, muốn cho lời nói có được hiệu lực thì nội dung của nó phải có những đặc tính nhất định. Trước hết, sự suy nghĩ phải rõ ràng, chính xác thì lời nói mới mạch lạc, sáng sủa, người nghe mới hiểu đúng ý của mình.

Cuối cùng, ngôn ngữ, như ta đã thấy ở chương thứ nhất, là phát triển. Do vậy, tư duy cũng phát triển cùng với ngôn ngữ. Ph.Enghels đã khẳng định rằng: “Bộ óc và các giác quan phụ thuộc bộ óc phát triển lên, ý thức càng sáng suốt hơn, năng lực thấu hiểu những khái niệm trừu tượng và năng lực suy lý càng phát triển cao hơn, tất cả những cái đó đã tác động trở lại ngôn ngữ, làm cho ngôn ngữ tiếp tục phát triển thêm”. Trong thời đại ngày nay, tư duy logic của con người đã đạt tới một trình độ hoàn thiện phi thường trong việc phản ánh hiện thực và có thể đi trước thực tế một bước để có những dự kiến về tương lai. Nhưng sự phát triển này không phải là bột phát, cũng không phải là độc lập, riêng lẻ. Cùng sinh ra với ngôn ngữ, tư duy cũng phát triển song song với nó.

Tuy thống nhất với nhau, nhưng ngôn ngữ và tư duy không bao giờ đồng nhất. Bởi vì:

1) Ngôn ngữ là đối tượng của ngôn ngữ học, khoa học về ngôn ngữ. Trong khi đó, tư duy là đối tượng nghiên cứu của logic học - một khoa học về sự cấu tạo cách suy nghĩ và các quy luật tư duy. Hai đối tượng của hai khoa học khác nhau không thể nhập làm một.

2) Qua tất cả những điều trình bày trên đây, ta thấy, tư duy là một đặc tính chung cho tất cả mọi người, mọi dân tộc. Do vậy, nó mang tính nhân loại. Trong khi đó, ngôn ngữ gắn liền với từng dân tộc cụ thể, biểu đạt cái mang tính nhân loại đó theo những cách riêng trong từng ngôn ngữ khác nhau. Cho nên, ngôn ngữ mang tính dân tộc. Ví dụ, để biểu thị một trạng thái tự nhiên là “lạnh” tác dụng vào cơ thể, người Nga, người Anh, người Việt hay bất cứ một người nào khác trên trái đất đều có những nhận thức và cảm thụ như nhau, tức là tư duy như nhau. Nhưng để diễn đạt quá trình này, trong từng ngôn ngữ lại có những cách thể hiện khác nhau. So sánh:

Người Việt: Tôi lạnh

Người Anh: I’m cold

Người Nga: !

Nói cách khác, ngôn ngữ là một thực thể tồn tại dựa trên những chất liệu mà mỗi một dân tộc lựa chọn, qua đó để biểu thị những vấn đề của tư duy logic. Còn tư duy có quy luật riêng của mình, mang tính khái quát riêng của con người, được thể hiện trong khái niệm logic.

III. HOẠT ĐỘNG CỦA NGÔN NGỮ.

Hoạt động ngôn ngữ (la langage), theo cách nói của F.de Saussure (1973) là hoạt động cơ bản và

quan trọng nhất của xã hội loài người. Đó là một hoạt động mà tất cả các thao tác, các hành động liên quan đến quá trình giao tiếp bằng ngôn từ được khai thác và vận dụng một cách tối đa và triệt để.

Trong cuộc sống, con người giao tiếp với nhau thông qua hoạt động ngôn ngữ. Hoạt động này tồn tại dưới nhiều hình thức như: dùng tiếng nói, dùng chữ viết (văn tự) gắn liền với các hành động: nói, nghe, viết,

đọchiểu làm nảy sinh nhiều bình diện. Nói - viết: Bình diện ngôn ngữ chủ động: Bởi vì, người

Nghe - đọc: Bình diện ngôn ngữ bị động: Bởi lẽ người đọc hay người nghe luôn lệ thuộc vào người

nói và người viết, những thông tin nghe hoặc đọc được là luôn luôn bị động.

Nói - nghe: Cho ta bình diện nói, tức là ngôn ngữ miệng, ngôn ngữ thành tiếng, ngôn ngữ âm thanh Viết - đọc: Cho ta bình diện viết. Bình diện này liên quan đến ký hiệu văn tự.

Từ những điều đã trình bày, ta thấy hoạt động ngôn ngữ luôn gắn liền với con người, với xã hội. Vì vậy đưa đến cho hoạt động này hai đặc thù, hai tính chất cơ bản: mặt xã hội và mặt cá nhân.

Mặt xã hộicủa hoạt động ngôn ngữ được thể hiện ở chỗ: nó là một bộ phận hoạt động xã hội của con

người (hoạt động giao tiếp). Bên cạnh đó, thực tế nói năng, tình huống nói năng đòi hỏi phải xảy ra trong một xã hội nhất định với một mã (ngôn ngữ, văn tự) thống nhất chung, với bối cảnh chung về văn hóa, lịch sử, với những đề tài chung...

Mặt tự nhiên, mặt cá nhân, mặt tâm - sinh lý của hoạt động ngôn ngữ gắn liền với người nói, người

nghe, người đọc, người viết cụ thể. Nó tùy thuộc vào trạng thái tâm - sinh lý, sự sử dụng ngôn từ của từng người. Vì vậy, cần phải phân biệt một cách nguyên tắc hai phạm trù cơ bản, đó là ngôn ngữlời nói.

Một phần của tài liệu giáo trình cơ sở ngôn ngữ học (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)