Loại hình và loại hình học ngôn ngữ

Một phần của tài liệu giáo trình cơ sở ngôn ngữ học (Trang 109 - 110)

V. PHÂN LOẠI NGÔN NGỮ VỀ MẶT LOẠI HÌNH

1. Loại hình và loại hình học ngôn ngữ

Những vấn đề được trình bày trong mục này đều có quan hệ đến những tri thức và những vấn đề cấu thành nên nội dung của một địa hạt và một ngành quan trọng của ngôn ngữ học, đó là loại hình học ngôn ngữ. Cơ sở nền tảng để thiết lập nên địa hạt này sẽ như sau:

Như chúng ta đã biết, “ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người” và là một trong những đặc thù quan trọng nhất làm thành thuộc tính chủ yếu của loài người. Mỗi một ngôn ngữ khác nhau được dùng trong từng cộng đồng người khác nhau nào đó là công cụ tư duy và nhận thức của cộng đồng đó. Tuy nhiên, những biểu hiện cụ thể của cái công cụ ấy, dĩ nhiên ngoài việc phải có những nét tương đồng

sâu xa với các ngôn ngữ của những cộng đồng khác thì vẫn có những nét khác biệt đáng kể. Và một trong những nhiệm vụ quan trọng của loại hình học là đi tìm hiểu chỗ giống và khác nhau giữa kết cấu của hai hay nhiều ngôn ngữ.

Do vậy, công việc này đòi hỏi nhà ngôn ngữ học phải đối chiếu thường xuyên và thận trọng âm vị của ngôn ngữ này với âm vị của ngôn ngữ khác, đặc biệt là từ vựng và cơ cấu ngữ pháp cuả các ngôn ngữ được khảo sát. Sự nghiên cứu này đòi hỏi phải bao quát không những chỉ các yếu tố riêng lẻ, mà còn những phần kết cấu trọn vẹn của các ngôn ngữ, để từ đó, một mặt quy các ngôn ngữ về những kiểu dạng và loại hình

(types) khác nhau dựa trên những nét tương đồng giữa chúng, và mặt khác rút ra những phổ niệm ngôn ngữ

(language universals) nhằm tiến hành phân loại các ngôn ngữ về mặt loại hình học (typological classification).

Loại hình ngôn ngữ (language types) là tổng thể những đặc điểm hoặc thuộc tính cấu trúc và chức

năng tồn tại trong một hay một nhóm ngôn ngữ, cũng như những đặc trưng bản chất phân biệt ngôn ngữ hoặc nhóm ngôn ngữ này đối với ngôn ngữ hoặc nhóm ngôn ngữ khác.

Phổ miệm ngôn ngữ (language universals) là những đặc điểm chung thể hiện ở các ngôn ngữ rất khác

nhau trên thế giới vào các kiểu cấu trúc nhất định. Nói cách khác, phổ niệm ngôn ngữ là những đặc điểm chung bao trùm cho tất cả các thứ tiếng của nhân loại. Ở đây cần phân biệt hai loại phổ niệm: phổ niệm có thể

quan sát đượcphổ niệm diễn dịch. Những phổ niệm có thể quan sát được là những phổ niệm có thể quan sát

thấy trong thực tế qua các ngữ liệu cụ thể của mọi hoặc nhiều ngôn ngữ. Còn những phổ niệm diễn dịch là những cái gì mà một ngôn ngữ nhất định phải có, mặc dù không quan sát được và không được biểu hiện tường minh bằng ngữ liệu cụ thể, nhưng có thể được suy ra từ bản chất của ngôn ngữ với tư cách là một công cụ giao tiếp, một phương tiện của tác động ngôn từ (thông qua việc truyền đạt những ý nghĩa, mà nếu thiếu đi thì một “ngôn ngữ” không còn là nó với tư cách phương tiện giao tiếp nữa).

Theo . (1966), loại hình học ngôn ngữ (linguistic typology) là một bộ môn của ngôn ngữ học, nghiên cứu các phương pháp và các quy tắc phân loại ngôn ngữ thành các loại hình khác nhau. Mặt khác, nó cũng là một ngành chuyên khảo sát các phạm trù đại cương nhất dùng làm cơ sở cho việc nghiên cứu các ngôn ngữ riêng biệt, bất luận nguồn gốc của chúng như thế nào.

Một phần của tài liệu giáo trình cơ sở ngôn ngữ học (Trang 109 - 110)