Phương pháp phân loại

Một phần của tài liệu giáo trình cơ sở ngôn ngữ học (Trang 110 - 111)

V. PHÂN LOẠI NGÔN NGỮ VỀ MẶT LOẠI HÌNH

2. Phương pháp phân loại

Trong lịch sử ngôn ngữ học, việc phân loại ngôn ngữ về mặt loại hình xuất hiện muộn hơn so với cách phân loại theo phổ hệ.

Để phân loại các ngôn ngữ theo loại hình, người ta thường dùng các phương pháp so sánh-đối chiếu

(constrastive-comparative method) và phân tích tương phản (constrastive analysis). Các phương pháp này nhằm vào trạng thái hiện tại, đang tồn tại của các ngôn ngữ cũng như hoạt động cấu trúc nội tại của chúng để tìm hiểu những nét tương đồng lẫn dị biệt về mặt cơ cấu của hai hay nhiều ngôn ngữ.

Một điều then chốt cần nắm vững là ở chỗ: nếu như trong khi phân loại các ngôn ngữ về mặt phổ hệ, nhà ngôn ngữ học chỉ chú ý đến những ngôn ngữ có quan hệ với nhau về mặt nguồn gốc và chú ý đến cả phương diện đồng đại lẫn lịch đại của các ngôn ngữ có cùng quan hệ cội nguồn để đi đến phục nguyên và xác lập nên một ngôn ngữ bố mẹ nhằm nhóm họp các ngôn ngữ đang tồn tại vào những ngữ hệ khác nhau, thì trong khi phân loại các ngôn ngữ về mặt loại hình, nhà ngôn ngữ chỉ chú ý đến diện đồng đại, trạng thái đang tồn tại của những ngôn ngữ cùng nguồn gốc hay khác nhau về nguồn gốc để tìm ra những đặc điểm hoặc thuộc tính chung, bao quát lẫn những đặc điểm hoặc thuộc tính riêng, cá biệt về mặt cấu trúc và chức năng tồn tại

ngữ này với ngôn ngữ hoặc nhóm ngôn ngữ khác nhằm quy các ngôn ngữ vào những kiểu dạng và loại hình khác nhau và xác lập nên những phổ niệm ngôn ngữ.

Theo . (1979), trong ngôn ngữ học hiện đại, dễ dàng nhận thấy có hai khuynh hướng cơ bản trong việc phân loại các ngôn ngữ về mặt loại hình: khuynh hướng phân loại dựa vào loại hình học về hình thái học

(morphological typology) và khuynh hướng phân loại dựa vào loại hình học về cú pháp (syntactical typology). Cách phân loại theo khuynh hướng thứ nhất gắn liền với tên tuổi của các nhà ngôn ngữ học lớn như Sapir Edward (1884-1939), anh em Schleicher.A, Humboldt.von V (1767-1835) và Shlegel.F (1772-1829)... Theo cách phân loại này, các ngôn ngữ trên thế giới được phân thành bốn loại hình khu biệt nhau: loại hình

ngôn ngữ khuất chiết, loại hình ngôn ngữ chắp dính, loại hình ngôn ngữ lập khuônloại hình ngôn ngữ đơn

lập (Comrie.B 1989)

Cách phân loại theo khuynh hướng thứ hai gắn liền với tên tuổi của Greenbreg.J.H, Meshaninov.I. và về sau được phát triển bởi I Lehmann.C, Venneman.T, Comrie.B... Theo cách phân loại này, các ngôn ngữ được chia thành ba loại hình cơ bản: loại hình ngôn ngữ sở hữu cách (possessive), loại hình ngôn ngữ tác cách

(ergative), loại hình ngôn ngữ danh cách (nominative). Về sau, dựa trên thông số trật tự từ, khuynh hướng này đã phân chia các ngôn ngữ thành những loại hình SVO, SOV và VSO hay SVO và SOV tùy theo từng tác giả.

Một phần của tài liệu giáo trình cơ sở ngôn ngữ học (Trang 110 - 111)