CÁC NGÔN NGỮ AUSTRONESIAN

Một phần của tài liệu giáo trình cơ sở ngôn ngữ học (Trang 123 - 124)

1. Giới thiệu.

Các ngôn ngữ Austronesian, trước đây được gọi là các ngôn ngữ Malayo-Polynesian, là một trong những ngữ hệ lớn nhất thế giới, cả trên cơ sở của số lượng ngôn ngữ - hơn 700 - và cả trên sự lan truyền địa lý - bao phủ các quần đảo và nhiều vùng đất liền từ Madagascar ở phía Tây đến đảo Easter Island và Hawaii ở phía Đông. Tuy nhiên, các ngôn ngữ của Australia và hầu hết của New Guinea không phải là bộ phận của ngữ hệ này.

2. Phân loại.

Các ngôn ngữ Austronesian được chia thành hai nhánh: nhánh Formosan gồm những ngôn ngữ được bởi khoảng 200.000 người ở Đài Loan; và nhánh Malayo-Polynesian gồm phần còn lại của những ngôn ngữ trong ngữ hệ Austronesian. Các ngôn ngữ Malayo-Polynesian Đông gồm có các ngôn ngữ của Micronesia, một số ngôn ngữ của Melanesia, và những ngôn ngữ có quan hệ gần gũi của Polynesia, chẳng hạn như tiếng Tahitian, tiếng Hawaiian, và Maori, được nói ở New Zealand. Các ngôn ngữ Malayo-Polynesian Tây bao gồm tiếng Malaysia; tiếng Java; tiếng Balinese, được nói ở Malaysia và Indonesia; tiếng Malagasy được nói ở Madagascar; các ngôn ngữ Chamic được nói ở Việt Nam và Căm-pu-chia; và tiếng Tagalog, được dựa vào tiếng Filipino, là ngôn ngữ quốc gia của Philippines.

3. Các đặc trưng.

Nhìn chung, các ngôn ngữ Austronesian sử dụng nhiều phụ ngữ (các hậu tố, các trung tố, các tiền tố) ghép vào các từ cơ sở để bổ sung ý nghĩa hoặc chỉ định chức năng của trong câu. Các từ cơ sở thường có hai âm tiết. Hiện tương láy cũng được sử dụng để chỉ định số số nhiều và những sự thay đổi khác về ý nghĩa. Chẳng hạn, trong tiếng Malaysia, rumah có nghĩa là ngôi nhà, và rumah-rumah có nghĩa là những cái nhà. Các hệ thống danh từ và động từ thường phức tạp. Tiếng Java và một số ngôn ngữ khác có những hình thái lời nói cho những tình trạng xã hội đặc biệt (chẳng hạn như không hình thức hoặc kính trọng). Các ngôn ngữ

Austronesian cũng được viết hoặc theo bảng chữ cái La Mã hoặc theo những bảng chữ cái dựa trên hệ thống chữ viết tiếng Ả Rập và tiếng Ấn Độ.

Các từ tiếng Anh có gốc gác Austronesian bao gồm taboo (điều cấm kỵ), tattoo (hình xăm trên da)

ukelele (một loại đàn) (từ tiếng Polynesian); amok (lung tung), gingham (vải sọc trắng) và kapok (bông

gạo) (từ tiếng Malaysia); batik (cách in vải, vải in) và junk (rác thải) (từ tiếng Java);và boondocks (từ tiếng Tagalog, hoặc tiếng Philipino, bundok, nghĩa là “núi”).

Một phần của tài liệu giáo trình cơ sở ngôn ngữ học (Trang 123 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)