ÂM TIẾT VAØ CÁC LOẠI HÌNH ÂM TIẾT

Một phần của tài liệu giáo trình cơ sở ngôn ngữ học (Trang 56 - 57)

1. Khái niệm âm tiết.

Chuỗi lời nói của con người được phát ra thành những mạch khác nhau, những khúc đoạn khác nhau, từ lớn đến nhỏ khác nhau. Đơn vị phát âm nhỏ nhất là âm tiết (syllable). Một âm tiết có thể bao gồm nhiều yếu tố ngữ âm cấu thành, nhưng dù phát âm chậm đến đâu cũng không thể tách từng yếu tố ra được.

Nói cách khác, âm tiết là một đơn vị phát âm nhỏ nhất của lời nói. Về cơ chế cấu tạo, âm tiết được quan niệm như một đợt căng của cơ thịt bộ máy phát âm. Cứ mỗi lần căng dần đến tới đỉnh cao nhất rồi chùng xuống để rồi lại tiếp tục bắt đầu căng lên là ta có một âm tiết. Các đợt căng cơ nối tiếp nhau làm thành một chuỗi âm tiết và có thể biểu diễn bằng một chuỗi đường cong hình sin.

Thông thường, chỗ cao nhất (độ căng cao nhất) của âm tiết được gọi là đỉnh âm tiết (peak of syllable). Đỉnh âm tiết thường do các nguyên âm đảm nhiệm và tùy theo đặc tính nguyên âm làm đỉnh âm tiết mà quy định nên âm sắc của âm tiết. Trong một số ngôn ngữ - ví dụ tiếng Tiệp - các phụ âm có thể tạo thành đỉnh âm tiết: vlk (con chó sói), krl (cái cổ)..., hay trong tiếng Anh, các chùm phụ âm như ble, tle trong những từ như table, letle cũng có thể làm nên âm tiết. Những phụ âm như vậy được gọi là phụ âm âm tiết tính

(syllabic consonants). Chỗ thấp nhất trong đợt căng của âm tiết được gọi là ranh giới âm tiết (boundary of syllable).

Trong một số ngôn ngữ, mỗi âm tiết tương ứng một từ hay một hình vị, những ngôn ngữ này được gọi

ngôn ngữ đơn âm hay ngôn ngữ đơn tiết (monosyllabic languages) như tiếng Việt, tiếng Hán cổ, một số

ngôn ngữ Đông Nam Á...

Đứng về mặt âm hưởng (acuteness) mà xét, thì trong âm tiết, như đã nói, yếu tố làm đỉnh âm tiết bao giờ cũng có độ vang lớn nhất. Tuy nhiên độ vang này của toàn âm tiết bị quy định chặt chẽ bởi yếu tố phi âm tiết đi sau. Chính vì vậy mà khi phân loại các âm tiết, người ta thường chú ý nhiều đến cách kết thúc âm tiết

2. Các loại hình âm tiết.

Về cơ bản, các âm tiết được chia thành các kiểu loại sau đây:

1) Âm tiết mở (open syllable) là âm tiết kết thúc bằng các nguyên âm.

2) Âm tiết nửa mở (half open syllable) là âm tiết kết thúc bằng các bán nguyên âm hoặc nguyên âm

phi âm tiết tính.

3) Âm tiết nửa khép (half- closed syllable) là âm tiết kết thúc bằng các phụ âm vang.

4) Âm tiết khép (đóng) (closed syllable) là âm tiết kết thúc bằng cách phụ âm tắc vô thanh (không

vang).

Cấu trúc của âm tiết cũng có thể rất khác nhau trong nhiều ngôn ngữ khác nhau. Trong các ngôn ngữẤn-Âu, cấu trúc âm tiết thường là phức thể của các nguyên âm (V) và các phụ âm (C). Chẳng hạn, trong tiếng Anh, cấu trúc âm tiết ở dạng đầy đủ nhất có mô hình là CCCVCCC (ví dụ như từ strength). Trong khi đó, cấu trúc của âm tiết tiếng Việt lại hoàn toàn khác hẳn, phức tạp hơn, gồm ba bộ phận: thanh điệu (tone),

phần vần (rhyme) và phụ âm đầu (initital), trong phần vần lại bao gồm: âm đệm (pretonal), âm chính (main)

âm cuối (final). Trong ba bộ phận âm đầu, phần vần và thanh điệu, mối liên kết lại chặt lỏng khác nhau,

làm nên những đối hệ khác nhau.

Một phần của tài liệu giáo trình cơ sở ngôn ngữ học (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)