1. Giới thiệu.
Các ngôn ngữ Caucasian, nhóm địa lý của khoảng 36 ngôn ngữ bản xứ đối với Caucasia. Về phương diện thực tế, tất cả đều vẫn còn ở vùng này. Các ngôn ngữ Caucasia thường được chia thành các nhóm Nam
ngữ hệ ở nhóm Caucasia Bắc. Ngữ hệ Caucasia Nam gồm có bốn ngôn ngữ: tiếng Georgian, tiếng Svan, tiếng Mingrelian và tiếng Laz. Tiếng Georgian là ngôn ngữ được nói rộng rải nhất trong những ngôn ngữ này.
2. Các nhóm ngôn ngữ.
Ba ngữ hệ ở Caucasia Bắc là ngữ hệ Caucasian Tây-Bắc; ngữ hệ Caucasian Trung-Bắc, cũng còn được biết như là ngữ hệ Nakh hay ngữ hệ Veinakh; và ngữ hệ Caucasian Đông - Bắc, hay ngữ hệ Dagestanian. Các nhà ngôn ngữ học đã đồng ý chung rằng các ngôn ngữ Caucasian Trung - Bắc và Đông - Bắc là có quan hệ, nhưng mối quan hệ của hai ngữ hệ này với các ngôn ngữ Caucasian Tây-Bắc thì chưa chắc chắn. Các ngôn ngữ Caucasian Tây-Bắc bao gồm tiếng Abkhaz, tiếng Abaza và các ngôn ngữ Adyghe. Các ngôn ngữ Caucasian Trung-Bắc gồm có các ngôn ngữ Chechen và Ingush có liên quan gần gũi, và ngôn ngữ Bats, hay tiếng Tsova-Tush. Nhiều ngôn ngữ Caucasian Đông-Bắc được phân thành tiểu ba nhóm: tiểu nhóm Avar-Andi-Dido, kể cả ngôn ngữ Avar; tiểu nhóm Lak-Dargwa, bao gồm tiếng Lak và các ngôn ngữ Dargwa; và tiểu nhóm Lezgian, gồm có nhiều ngôn ngữ phụ, đáng chú ý tiếng Lezgin.
Các ngôn ngữ Caucasian hướng tới tính chắp dính về mặt loại hình, chúng có những từ bao gồm nhiều kết cấu dài về các bộ phận của từ hoặc những dạng thức ngữ pháp cùng nhau kéo dài - và cho thấy một sự biến tố nào đó. Chúng nhìn chung cũng có những hệ thống âm thanh phức tạp. Tuy nhiên, những ngôn ngữ trong bốn ngữ hệ này biến đổi một cách ấn tượng trong ngữ pháp và cấu tạo từ của chúng.