CÁC NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI NGÔN NGỮ

Một phần của tài liệu giáo trình cơ sở ngôn ngữ học (Trang 103 - 104)

1. Khái niệm.

Phân loại ngôn ngữ là sự phân chia và sắp xếp các ngôn ngữ thành từng nhóm, từng kiểu theo những

tiêu chí xác định nào đó. Nói cách khác, phân loại ngôn ngữ là sự nghiên cứu và nhóm họp các ngôn ngữ của thế giới theo những đặc trưng khu biệt.

(1) Con số này chúng tôi lấy theo số liệu của người đưa tin của Viện hàn lâm khoa học Liên Xô trong việc thành lập công trình Bách Khoa toàn thư “Các ngôn ngữ của thế giới” ( ). . 1979. Số 2, trang 26, ở báo cáo của .

2. Các nguyên tắc phân loại ngôn ngữ.

Như đã nói, tất cả các ngôn ngữ trên thế giới được khu biệt với nhau về sự phổ biến, về chức năng xã hội cũng như các đặc điểm thuộc cấu trúc, thành phần từ vựng, đặc điểm ngữ âm... Bởi vậy, khi phân loại các ngôn ngữ, cần phải dựa vào một số nguyên tắc cơ bản sau đây:

(a) Chức năng xã hội của một ngôn ngữ nào đó chính là công cụ tư duy, công cụ phản ánh và là nền tảng của nền văn học dân tộc đó. Và do vậy, sẽ dẫn đến sự phân chia thành các phong cách ngôn ngữ. Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, ngôn ngữ gắn liền với hoạt động lao động xã hội. Và cùng với sự hình thành của ngôn ngữ toàn dân và ngôn ngữ văn học (ngôn ngữ có hình thức chữ viết - chuẩn), nó càng gia tăng vai trò to lớn của mình là làm công cụ giao tiếp.

(b) Đặc điểm cấu trúc của ngôn ngữ nào phải luôn căn cứ vào đặc điểm cội nguồn của ngôn ngữ đó. Chẳng hạn, tiếng Pháp hiện đại có nguồn gốc từ tiếng La-tinh cổ. Ngày trước, cách của danh từ tiếng La-tinh biến hóa rất phức tạp, khi chyển sang tiếng Pháp hiện đại, thì hình thái cách của danh từ mất đi, bởi vậy bèn sản sinh ra hàng loạt hư từ để biểu thị mối quan hệ giữa các từ. Do vậy mà trật tự từ theo đó cũng trở nên cố định. Điều này cho thấy rằng, có hiểu được cội nguồn của một ngôn ngữ nào đó, chúng ta mới phân loại đúng và lý giải đúng cơ cấu của nó.

(c) Mỗi một ngôn ngữ đều có tính phổ biến rộng hay hẹp. Tính phổ biến này không chỉ căn cứ vào ranh giới về mặt địa lý, ranh giới giữa các nước, mà còn căn cứ vào mức độ sử dụng cũng như sự phổ cập của nó trên thế giới. Ví dụ, các ngôn ngữ như Anh và Pháp có mức phổ cập cao, thường được qui định là ngôn ngữ làm việc trong những phiên họp, hội nghị quốc tế. Bên cạnh đó, sự phổ biến của các ngôn ngữ còn tùy thuộc vào số lượng người sử dụng chúng. Chẳng hạn, các ngôn ngữ phổ biến nhất về số lượng người sử dụng là: tiếng Trung Quốc (1.000 triệu người), tiếng Anh (400 triệu), tiếng Tây Ba Nha (280 triệu), tiếng Pháp (95 triệu), tiếng Đức (100 triệu), tiếng Nhật (120 triệu), tiếng Ấn Độ và tiếng Uragoay (300 triệu), tiếng Bồ Đào Nha (140 triệu), tiếng Nga (220 triệu), tiếng Ả Rập, tiếng Indonesia và tiếng Bungari (gần 160 triệu). Tất cả những ngôn ngữ này cùng nhau chiếm khoảng hai phần ba dân số của thế giới.

Một phần của tài liệu giáo trình cơ sở ngôn ngữ học (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)