CÁC NGÔN NGỮ FINO-UGRIC

Một phần của tài liệu giáo trình cơ sở ngôn ngữ học (Trang 127 - 128)

1. Giới thiệu.

Các ngôn ngữ Finno-Ugric là tiểu ngữ hệ của các ngôn ngữ Uralic được nói ở những bộ phận của Bắc Scandinavia, Đông Âu và Tây Bắc châu Á. Nó là một trong hai tiểu ngữ hệ như vậy. Tiểu ngữ hệ khác là các ngôn ngữ Samoyedic được nói ở Tây Bắc Siberia. Tiểu ngữ hệ Finno - Ugric thường được chia thành hai nhánh lớn: nhánh Finnic (cũng còn được gọi là nhánh Finno - Permian) và nhánh Ugric. Nhánh Finnic chứa đựng hai ngôn ngữ chính: tiếng Finnish, được nói ở Phần Lan, và tiếng Estonian, được nói ở Estonia. Nhánh Ugric bao gồm tiếng Hungarian (cũng còn được gọi là tiếng Magyar), được nói ở Hungary và bởi những người Hunggari sống ở các nước lân cận.

2. Các nhóm ngôn ngữ.

Tiểu ngữ hệ Finnic có vài nhánh. Nhánh Balto-Finnic gồm có tiếng Finnish, tiếng Estonian và vài ngôn ngữ tương đối phụ của Liên Bang Cộng hòa Xã hội Xô Viết (Liên Xô). Một trong số chúng, tiếng Karelian, một ngôn ngữ quan hệ tương đối gần gũi với tiếng Finnish, được nói ở nước Cộng hòa Karelia của Nga, nơi mà tiếng Finnish được sử dụng như một ngôn ngữ viết. Tiếng Livonian, được nói ở Latvia, gần như bây giờ đã tắt (người Livonians đã bị người Latvians hấp thụ, và thuật ngữ Livonian đôi khi tham chiếu tới một phương ngữ của ngôn ngữ phi Uralic Latvian). Tiếng Veps được nói xung quanh hồ Onega ở Tây Bắc Nga, tiếng Ingrian tới phía Tây của Saint Petersburg Thượng (vùng bờ biển của biển Baltic, và tiếng Votic tới phía Tây của Saint Petersburg gần ranh giới Estonian). Đôi khi được nhóm họp lại cùng nhau như là nhánh Volgaic, tiếng Mari (hoặc Cheremis) và tiếng Mordvin, bao gồm cả ngôn ngữ Erzya và ngôn ngữ Moksha, được nói ở miền Tây và những vùng trung lưu sông Volga. Nhánh Permic gồm có tiếng Udmurt (hoặc Votyak), tiếng Komi (Zyrian), và tiếng Komi - Permyak, chúng được nói bởi những nhóm nhỏ, rải rác rộng khắp một vùng rộng lớn được mở rộng qua phần Đông Bắc châu Âu của Nga. Các ngôn ngữ Saami, được trải ra một cách thưa thớt qua vùng Bắc châu Âu được biết như là Saamiland, cũng được phân loại như những ngôn ngữ Finnic. Nhánh Ugric chứa đựng (bên cạnh tiếng Hunggari) những ngôn ngữ Ob - Ugric, gồm có hai ngôn ngữ phụ, tiếng Khanty (Ostyak) và tiếng Mansi (Vogul); những ngôn ngữ này được nói ở thung lũng Ob' River của Tây Bắc Siberia.

Những thuộc tính tiêu biểu thường được đề cập nhất của các ngôn ngữ Finno-Ugric là sự hòa điệu (vocalic) hoặc hài hòa nguyên âm (vowel harmony) và sự thay đổi phụ âm (consonant gradation) – nghĩa là, sự luân phiên giữa hai loại phụ âm thân từ. Loại hình ngôn ngữ này là loại hình chắp dính. Những nỗ lực nhằm nối kết tiểu ngữ hệ Finno - Ugric với các ngữ hệ khác, đáng chú ý là với nhánh Turkic của các ngôn ngữ Altaic và với các ngôn ngữ Ấn - Âu, đã sản sinh bằng chứng về các nét tương đồng, nhưng không đủ để chứng minh bất kỳ kết nối nào về mặt kết luận. Tiếng Finno-Ugric sơ khai, ngôn ngữ bố mẹ cổ xưa được phục nguyên lại, được làm giàu thông qua tiếp xúc với ngôn ngữ Iran. Vào những thời gian về sau, các ngôn ngữ Finnic cộng thêm nhiều từ từ tiếng Đức và tiếng Slavic, đặc biệt là tiếng Nga. Tiếng Hunggari cũng bị ảnh hưởng bởi tiếng Đức, tiếng Ytalia, tiếng La tinh, tiếng Slavic và tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.

Một phần của tài liệu giáo trình cơ sở ngôn ngữ học (Trang 127 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)