Yếu tố về lao động

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP góp PHẦN GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS –f17 (Trang 53 - 56)

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS – F17

2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17

2.2.4. Yếu tố về lao động

Con người là một trong 3 yếu tố cơ bản của 1 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đây là yếu tố đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả hay không.Vì vậy trình độ tay nghề cũng như ý thức trách nhiệm của người công nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm.

Vai trò của cán bộ quản lý rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đặc biệt là đối với công ty cổ phần Nha Trang Seafoods – F17. Họ tác động đến đầu vào và có phương hướng để giải quyết đầu ra, giảm sự biến động của mùa vụ nguyên liệu, sự cạnh tranh của thị trường nguyên liệu.Vì vậy đòi hỏi phải có cán bộ quản lý tốt và quyết định giá mua, đảm bảo cạnh tranh có hiệu quả so với các đơn vị khác. Ở đầu ra đòi

hỏi cán bộ quản lý phải có mối quan hệ ngoại giao tốt với khách hàng để có thể tiêu thụ sản phẩm của công ty với giá bán có lợi nhất và thu được tiền nhanh nhất. Vai trò của bộ phận quản lý còn đặc biệt quan trọng trong việc ký kết các hợp đồng xuất khẩu, nếu không có sự am hiểu sâu về thị trường nước ngoài, khả năng kinh nghiệm thực tiễn, trình độ ngoại ngữ, nghiệp vụ chuyên môn thì công ty sẽ rất dễ “bị thua” trên thương trường. Nhận thức được tầm quan trọng của lao động, công ty đã rất quan tâm đến vấn đề này.

Bảng 2.2 : Cơ cấu trình độ chuyên môn nghiệp vụ lao động gián tiếp của công ty (tính đến ngày 01/01/2007).

Đơn vị tính: Người Trình độ chuyên môn nghiệp vụ Đơn vị Tổng số

người Đại học và

cao đẳng Trung cấp Trình độ khác

1. Khối quản lý 60 36 4 20

2. Cửa hàng 2 1 1

3. Nhà hàng Seafoods 3 2 1

4. Nhà máy CBTS 17 82 42 15 25

5. Nhà máy CBTS 90 37 16 5 16

6. Phân xưởng cơ điện 4 1 1 2

Tổng cộng 188 98 26 64

Tỷ lệ (%) 100 52,13 13,83 34,04

Nguồn: Phòng tổ chức.

 Nhận xét:

Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học và cao đẳng chiếm 52,13%

trong toàn bộ lao động gián tiếp của công ty, trong đó nhà máy chế biến thuỷ sản F17 là 42 người chiếm 42,86% cho thấy tầm quan trọng của phân xưởng chế biến thuỷ sản.

Năm 2005 số nhân viên có trình độ đại học và cao đẳng là 96 người nhưng sang năm 2006 thì có 98 người. Như vậy ta thấy rằng công ty ngày càng quan tâm đến chất lượng lao động ở khối gián tiếp.

Nếu trình độ chuyên môn của khối gián tiếp quan trọng thì trình độ tay nghề của lao động trực tiếp càng phải được quan tâm nhiều vì đó là lực lượng quyết định đến chất lượng sản phẩm của công ty. Trình độ tay nghề của công nhân được thể hiện qua cấp bậc công nhân ở khâu tiếp nhận, do tính chất công việc tương đối đơn giản nên chỉ yêu cầu công

nhân bậc 1,2. Nhưng đối với các công đoạn xử lý bán thành phẩm, tiếp tục chế biến những sản phẩm có tính chất phức tạp thì cần có công nhân lành nghề có trình độ cao hơn.

Bảng 2.3 : Cấp bậc công nhân khối trực tiếp của công ty (tính đến ngày 01/01/2007).

Đơn vị tính: Người Cấp bậc công nhân

Đơn vị Số

người 1 2 3 4 5 6 7

1. Vận hành 19 5 2 7 3 2

2. Nhà ăn 22 5 4 3 2 2 6

3. Nhà hàng 10 7 2 1

4. Nhà máy CBTS 17 423 196 83 44 34 19 47

5. Nhà máy CBTS 90 144 47 29 22 31 11 4

6. Phân xưởng cơ điện 24 10 3 5 6

7. Bốc xếp+ Lái xe phòng KD 14 4 6 1 3

8. Lái xe + vệ sinh + cây cảnh 4 1 3

Tổng cộng 660 274 130 80 73 40 57 6

Tỷ lệ (%) 100 41,52 19,70 12,12 11,06 6,06 8,64 0,91 Nguồn: Phòng tổ chức.

 Nhận xét :

Trình độ tay nghề của công nhân ở khối trực tiếp chủ yếu ở bậc thợ 1,2,3 và 4 còn bậc 5,6 và 7 chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ và tập trung chủ yếu ở các phân xưởng chế biến thuỷ sản, đấy là đội ngũ lao động lâu năm làm việc tại công ty. Họ là lực lượng nòng cốt cho đội ngũ công nhân và góp phần quan trọng vào công tác quản lý chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm .

Bậc thợ của công nhân chế biến của công ty không cao là do Công ty chỉ chế biến những mặt hàng sơ chế nên yêu cầu về tay nghề cao là chưa cần thiết. Tuy nhiên để cạnh tranh trên thị trường thì việc nâng cao giá trị của sản phẩm thuỷ sản là điều cần thiết, do vậy mà nhu cầu về lao động có tay nghề cao trong công ty những năm tới là rất lớn để có thể sản xuất ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào siêu thị các nước EU.

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP góp PHẦN GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS –f17 (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)