3.5.1.1. Mục đích của việc xây dựng chính sách giá cho sản phẩm.
Doanh nghiệp là một nhân tố hết sức quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp không chỉ trong nước mà cả các doanh nghiệp nước ngoài thì Công ty cần phải tạo ra được một cơ chế giá đúng đắn, vừa đảm bảo được tính cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu vừa đảm bảo được mức lợi nhuận cao.
3.5.1.2. Nội dung của biện pháp.
Định giá đúng đắn có vai trò quyết định lợi nhuận, tác động ảnh hưởng đến
hàng hóa bán ra của Công ty. Công ty chủ yếu xuất khẩu theo đơn đặt hàng và sử
dụng giá FOB, Công ty cần hướng tới sử dụng nhiều giá CIF hơn vì phương thức
này có lợi cho cho bản thân Công ty và nền kinh tế trong nước.
- Công ty cần phải nâng cao trình độ ngoại thương cho cán bộ để họ có đủ năng lực trong đàm phán với khách hàng nước ngoài, để có thể kí được những hợp đồng lớn cho Công ty.
- Công ty cần liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để đầu tư trang thiết bị, dây chuyền chế biến hiện đại hoặc tận dụng ưu thế về khả năng
vay vốn của Công ty để có thể vay được nguồn vốn lớn đầu tư cho dây chuyền thiết
bị, từ đó sản xuất ra những sản phẩm thủy sản có công nghệ, kỹ thuật cao trong chế
biến chiếm ưu thế cạnh tranh so với sản phẩm của Công ty khác giành được thế
mạnh trên bàn đàm phán.
- Công ty cần lấy cơ sở của sự cân đối giữa hòa vốn, sự điều tiết về giá phụ
thuộc chi phí biên tế và sản lượng hàng hóa bán ra cao hay thấp, nhiều hay ít như
thế nào. Từ đó định ra cơ chế theo phân khúc thị trường, theo đối tượng khách hàng, theo thời gian thanh toán, theo tính chất sử dụng giá áp dụng cho mỗi thị trường, giá
áp dụng theo phản ứng của đối thủ cạnh tranh.
Tóm lại, chính sách giá áp dụng cho khách hàng hoàn toàn nằm trong giới hạn
chính sách giá của Công ty, đồng thời xuất phát từ mục tiêu cần đạt của Công ty kết
hợp với sở thích, thói quen, tâm lý của khách hàng, để từ đó có chính sách giá cho
phù hợp