Thách thức và cơ hội cho ngành thủy sản khi Việt Nam gia nhập WTO

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP góp PHẦN GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS –f17 (Trang 28 - 38)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.5. Khái quát về tình hình xuất khẩu của ngành thủy sản

1.5.1. Thách thức và cơ hội cho ngành thủy sản khi Việt Nam gia nhập WTO

Tham gia WTO, Việt Nam sẽ là một đối tác bình đẳng trên thị trường thế giới, thế giới sẽ thay đổi cách nhìn với Việt Nam và hàng hóa Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có điều kiện được hưởng mức thuế suất ưu đãi khi xuất khẩu các sản phẩm thuỷ sản vào các nước là thành viên WTO, đặc biệt là các nước mà hàng thuỷ sản Việt Nam có khả năng thâm nhập và tiêu thụ với khối lượng lớn như:

EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc…

1.5.1.1. Thách thức.

Thứ nhất: Việt Nam là nước đang phát triển, nên khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản còn yếu, trình độ quản lý còn nhiều bất cập, trong khi các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước thường xuyên thay đổi và ngày càng đòi hỏi khắt khe.

Thứ hai: Sự hiểu biết của các doanh nghiệp về luật pháp quốc tế, nhất là hiểu rừ về phỏp luật trong tranh chấp thương mại cũn rất hạn chế, điều này ảnh hưởng khá lớn tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Thứ ba: Sự mất cân đối giữa khu vực sản xuất nguyên liệu và khu vực chế biến xuất khẩu, cụ thể hơn là khu vực sản xuất nguyên liệu chưa đáp ứng được nhu cầu của khu vực chế biến xuất khẩu cả về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm.

Thứ tư: Công tác quản lý nguồn lợi, quản lý tàu thuyền trên biển, công tác thống kê nghề cá còn lạc hậu và chưa đáp ứng được các yêu cầu về hội nhập

Thứ năm: Công tác đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật tuy đã được quan tâm nhưng do hạn chế về kinh phí và kinh nghiệm nên chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng khi gia nhập WTO.

Thứ sáu: Năng lực, kinh nghiệm quản lý và trang thiết bị phục vụ cho kiểm tra, kiểm soát chất lượng, kiểm dịch hàng thủy sản nhập khẩu còn hạn chế - là thách thức lớn đối với việc bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng cũng như sức khoẻ và môi trường sống của các loài thủy sản, đồng thời đó cũng là thách thức đối với những cạnh tranh không lành mạnh sẽ diễn ra đối với thủy sản Việt Nam.

Thứ bảy: Do Việt Nam là nước đang phát triển nên nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn, công nghệ và kinh nghiệm, bên cạnh đó kỹ năng và trình độ quản trị của nhiều doanh nghiệp thủy sản chưa đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế và còn rất thấp so với các đối thủ

Thứ tám: Hệ thống cơ sở hạ tầng cho sản xuất kinh doanh thủy sản (hệ thống thủy lợi, các chợ thủy sản đầu mối, các trung tâm thương mại thủy sản) chưa có hoặc còn yếu, cộng với khả năng cạnh tranh thấp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là thách thức lớn trong việc giữ được thị trường trong nước.

Thứ chín: Vấn đề thương hiệu của thủy sản Việt Nam cũng được coi là một thách thức lớn, vì hiện nay các mặt hàng thủy sản Việt Nam được xuất khẩu thông qua các nhà nhập khẩu và được phân phối dưới nhiều thương hiệu khác nhau, vừa không quảng bá được sản phẩm, vừa có thể gây ra những rắc rối như vụ “cá basa”

thành “cá mú” ở thị trường Mỹ vừa qua.

Khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam đang là mối lo ngại nhất là khi sắp bước qua ngưỡng cửa WTO. Nếu không nâng cao được sức cạnh tranh, thì ngành thủy sản Việt Nam không những sẽ đuối sức trong cuộc đua xuất khẩu với những đối thủ mạnh của châu Á và châu Mỹ, mà còn bị “hạ nốc ao” ngay chính trên

“sân nhà”. Mục tiêu phát triển nghề cá bền vững chỉ có thể đạt được trên nền tảng sản xuất hiệu quả và sức cạnh tranh cao.

1.5.1.2. Cơ hội.

Thứ nhất: Việc gia nhập WTO sẽ mang lại cơ hội cho sản phẩm thủy sản Việt Nam trong việc thâm nhập thị trường thế giới, do các nước biết đến Việt Nam nhiều hơn, doanh nhân các nước sẽ quan tâm hơn đến xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, trong đó có sản phẩm thủy sản.

Thứ hai: Sự ưu đãi hơn về thuế quan, xuất xứ hàng hoá, hàng rào phi thuế quan và những lợi ích về đối xử công bằng, bình đẳng sẽ tạo điều kiện để hàng thủy sản Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Thứ ba: Để đáp ứng được các quy định của WTO cũng như yêu cầu của các nước thành viên, Bộ Thủy sản đã không ngừng điều chỉnh cơ chế chính sách và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn cho phù hợp.

Thứ tư: Vào WTO sẽ là cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm hơn đến đầu tư vào phát triển thủy sản tại Việt Nam.

Ngành Thuỷ sản Việt Nam đã đứng vị trí thứ 7 trong top ten có kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất, với 2,73 tỷ USD đạt được trong năm 2005, và đã có mặt ở 105 thị trường nước ngoài... tuy nhiên, sự bùng nổ mạnh mẽ này là một phần khiến cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam phải đối mặt với những rào cản kỹ thuật ngày càng khắt khe về an toàn vệ sinh cũng như các vụ kiện chống bán phá giá (điển hình như vụ kiện cá tra, basa và vụ kiện tôm).

1.5.2. Khái quát về tình hình xuất khẩu của ngành thủy sản nói riêng và của Việt Nam nói chung.

1.5.2.1. Đôi nét về ngành thủy sản Việt Nam.

Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, với chiều dài bờ biển 3260 km, trải suốt 13 vĩ độ theo hướng Bắc Nam. Vùng lãnh hải hơn 1 triệu km2 mặt nước biển bao gồm nhiều sông ngòi, đầm, vịnh,…với nguồn lợi thủy sản phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho ngành thủy sản phát triển mạnh trên cả 3 mặt:

nuôi trồng, khai thác và chế biến… với nguồn lợi vốn có đó đã tạo cho ngành thủy sản một tiềm năng to lớn trong định hướng phát triển của đất nước.

Để chuyển đổi những tiềm năng to lớn đó thành lợi thế phát triển cho đất nước, Đảng và nhà nước đã xác định “Ngành kinh tế thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của nến kinh tế quốc dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa”.

Bên cạnh những tiềm năng đã biết, Việt Nam còn có nhiều tiềm năng mới được xác định có thể sử dụng để nuôi trồng thủy sản, xây dựng những công trình nuôi trên các vùng đất cát hoang hóa, chuyển đổi các mục đích sử dụng các diện tích trồng lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Nuôi biển là một hướng mở cho ngành thủy sản, đã có bước khởi động ngoạn mục với các loài tôm

hùm, cá giò,cá mú, cá tráp, trai ngọc… việc nuôi cá tra, cá basa xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế cao, chuyển đổi phương thức nuôi để góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

Ngành thủy sản có tốc tăng trưởng rất nhanh so với các ngành kinh tế khác.

Ngành thủy sản đang dần chuyển từ sản xuất mang tính nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh theo hướng công nghiệp hóa.

Xuất khẩu thuỷ sản còn gặp nhiều khó khăn vì những lý do sau:

- Bất ổn về kinh tế và chính trị tại các nước nhập khẩu lớn vẫn luôn tiềm ẩn.

- Vấn đề dư lượng kháng sinh và tạp chất trong sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu vẫn chưa khắc phục được triệt để, do vậy vẫn có nguy cơ các nước nhập khẩu dựng lên hàng rào kiểm soát chặt chẽ và hạn chế nhập khẩu sản phẩm.

- Các vụ kiện chống bán phá giá gây cho Việt Nam nhiều khó khăn.

- Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tại nhiều nước trên thế giới dự kiến sẽ tăng, đặc biệt là Trung Quốc và những nước trong khu vực gây áp lực cho hàng thuỷ sản xuất khẩu của ta.

- Nguồn lợi thuỷ sản tiếp tục bị suy giảm do có những vấn đề còn tồn tại chưa thể khắc phục ngay trong việc đánh bắt, bảo vệ và duy trì nguồn tài nguyên, năng suất thu hoạch còn thấp gây tình trạng thiếu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (vasep), những rào cản kỹ thuật từ thị trường Mỹ, Nhật Bản, rồi đến thị trường Nga… từ hồi đầu năm đến nay làm cho các doanh nghiệp phải gánh chịu những thiệt hại hết sức nặng nề (cả về tài chính và uy tín). Nguyên nhân chính nằm ở khâu sản xuất nguyên liệu chưa được kiểm soát hữu hiệu. Rào cản kỹ thuật từ các nước nhập khẩu luôn là

“gánh nặng” và là vấn đề cấp bách cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến, xuất khẩu thủy sản.

Mới đây, ngày 06/09/2007, Bộ NN&PTNT đã ban hành Chỉ thị số 77/2007/CT-BNN tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kiểm tra hóa chất, kháng sinh cấm trong nuôi trồng, khai thác, bảo quản thủy sản sau thu hoạch và kiểm soát dư lượng hóa chất, kháng sinh trong các lô hàng thủy sản xuất nhập khẩu. Sau khi 14 doanh nghiệp có lô hàng xuất khẩu sang Nhật bị phát hiện có chứa dư lượng kháng sinh cấm, Bộ Thuỷ sản đã tăng cường các biện pháp kiểm soát về chất lượng, vệ sinh an

toàn thực phẩm các lô hàng trước khi xuất khẩu. Hiện đã có 56 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam được miễn kiểm tra khi xuất khẩu hàng sang Nhật. Đây là những doanh nghiệp có 10 lô hàng xuất khẩu liên tiếp không phát hiện thấy có chứa dư lượng kháng sinh cấm.

1.5.2.2. Thị trường xuất khẩu thủy sản.

Hiện cả nước có 470 cơ sở chế biến thuỷ sản, xuất khẩu sang 140 thị trường của thế giới; đứng thứ 7 trên thế giới về giá trị kim ngạch xuất khẩu và thứ ba về kim ngạch xuất khẩu của đất nước.

Thủy sản là một trong những ngành hàng chủ lực của Việt Nam, đóng góp không nhỏ vào GDP quốc gia. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong năm 2004 đạt 2,4 tỷ USD, qua năm 2005 đạt khoảng 2,73 tỷ USD. Qua năm 2006, xuất khẩu thủy sản Việt Nam hoàn thành rất sớm kế hoạch, nhờ xuất khẩu hầu hết trên các thị trường chủ lực đều tăng cao, đặc biệt là các thị trường khu vực EU và Đông Âu, với sự tăng trưởng mạnh mẽ trong xuất khẩu cá tra và basa. Theo Bộ Thuỷ sản, xuất khẩu thuỷ sản năm 2006 đạt 821,6 nghìn tấn, với tổng kim ngạch khoảng 3,35 tỷ USD, vượt hơn 20% so với kế hoạch năm (2,8 tỷ USD). Có được thành công trong xuất khẩu thuỷ sản là nhờ sự chủ động chuyển hướng thị trường của các doanh nghiệp. Năm 2006, thị trường xuất khẩu thuỷ sản gặp nhiều khó khăn và thách thức sau hai vụ kiện bán phá giá cá tra, ba sa và tôm. Tuy vậy, các thị trường truyền thống vẫn được giữ vững và mở rộng, phát triển. Tỷ trọng nhập khẩu thủy sản của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của một số thị trường chính tăng lên khá nhanh trong những năm vừa qua và đã khẳng định được vị trí của Việt Nam trong việc cung cấp thủy sản các thị trường này.

Năm 2007, Bộ Thuỷ sản đã xác định một số chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu như:

tổng sản lượng thuỷ sản đạt khoảng 3,8 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 tỷ USD; giá trị sản xuất của toàn ngành theo giá trị thực tế đạt 86.500 tỷ đồng. Đồng thời, Bộ Thuỷ sản cũng khẳng định trong thời gian tới, việc bảo đảm an toàn vệ sinh thủy sản sẽ được thực hiện xuyên suốt trong các khâu từ sản xuất giống, sản xuất nguyên liệu, sản xuất thức ăn, các chế phẩm sinh học trong bảo quản sau thu hoạch đến khâu chế biến, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Với những nỗ lực này, ngành thủy

sản Việt Nam sẽ tiếp tục có một năm mới thành công, hoàn thành kế hoạch kim ngạch xuất khẩu đã đề ra.

Bảng 1.1: Xuất khẩu thủy sản sang các thị trường năm 2004-2005-2006.

Năm

2004 2005 2006

Thị trường

Số lượng (tấn)

Giá trị (Đôla Mỹ)

Số lượng (tấn)

Giá trị (Đôla Mỹ)

Số lượng (tấn)

Giá trị (Đôla Mỹ) 1. Châu Á

123.891,1 413.861.348 131.559,9 378.035.774 236.456,2 644.685.781 2. Châu Âu 73.459,21 231.527.515 156.696,6 380.904.754 293.888,1 897.713.417 3. Mỹ 91.380,69 602.969.450 89.025,6 617.172.589 98.833,5 664.324.457 4. Nhật Bản 121.160,49 772.194.720 123.078,8 785.875.894 123.889,2 842.613.677 5. Thị trường khác 121.434,36 380.228.081 177.018,9 576.737.747 68.613,5 308.622.245

Tổng

531.325,85 2.400.781.114 636.379,8 2.738.726.758 821.680,5 3.357.959.577 Nguồn: Trung tâm tin học_ Bộ thủy sản

Năm 2006, các doanh nghiệp tích cực tìm mở rộng thị trường mới, đến nay thủy sản đã được xuất khẩu sang 127 thị trường và vùng lãnh thổ tăng khá nhiều so với con số 107 của năm 2005. Một số thị trường mới ở Đông Âu như Nga và Ba Lan đã bùng nổ nhập khẩu thủy sản Việt Nam. Hà Lan sau nhiều năm giảm, năm 2006 đã tăng 146,3% so với năm 2005. Nhìn chung các nhà nhập khẩu truyền thống của Việt Nam đều tăng trưởng tốt.

Theo Cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu thủy sản 8 tháng đầu năm 2007 của cả nước đạt 2,36 tỉ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước. Điều đáng chú ý của xuất khẩu thủy sản 8 tháng qua là kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nhật, EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ba Lan, Ukraina… tiếp tục tăng. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng mở thêm được nhiều thị trường xuất khẩu mới như: Thụy Điển, Australia, Hy Lạp…

1.5.3. Khái quát tình hình xuất khẩu Thủy sản tỉnh Khánh Hoà trong thời gian gần đây.

Khánh Hoà là tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, có diện tích tự nhiên 5258 km2 với hơn 500 km bờ biển và 135 km đường bờ ven đảo. Điểm cực đông của Khánh Hoà cũng là điểm cực đông của tổ quốc, vì vậy rất thuận lợi cho phát triển nghề cá vùng

khơi. Khánh Hoà có 72 hòn đảo lớn nhỏ, có 1.658 km đất ngập nước, 1.000 km vịnh, đầm, phá, vùng biển nông 30 m rộng 2432 km2 và hơn 10.000 km thềm lục địa. Đó là tiềm năng to lớn cho ngành nuôi trồng, khai thác và chế biến của Thuỷ sản Khánh Hoà phát triển.

Ngoài ra Khánh Hoà còn có ngư trường thuận lợi cho các loài cá ven biển phát triển, với một vùng san hô đa dạng hơn 350 loài tại khu vực hòn Mun và các khu vực khác, nhất là vùng biển Trường Sa, một vùng đầy tiềm năng và triển vọng để tỉnh vươn ra làm chủ biển khơi. Dọc bờ biển có nhiều bãi triều, nhiều núi nhô ra biển và các bãi nhỏ tạo ra các đầm vịnh kín gió, kết hợp với các dòng hải lưu thay đổi theo mùa tạo nên những vùng nước có nguồn thức ăn dồi dào cho các đàn cá.

Trữ lượng hải sản của Khánh Hoà khoảng 150 – 200 nghìn tấn, trong đó chủ yếu là cá nổi chiếm 70%. Khả năng cho phép khai thác hàng năm khoảng 70 nghìn tấn. Ngoài nguồn lợi cá biển, vùng biển Khánh Hoà còn có các loài giáp xác như tôm hùm, tôm mũ ni, các loài cua, các loài thân mềm như mực, ốc nhảy, bào ngư và các loại rong tảo có giá trị cao.

Khánh Hòa hiện có trên 40 DN tham gia XKTS. Năm 2006, sản lượng đánh bắt thủy sản toàn tỉnh đạt 65.000 tấn, nuôi trồng đạt 24.700 tấn. Ngoài việc bảo quản phục vụ ăn tươi, số còn lại đều được đưa vào chế biến phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Hàng năm, sản lượng sản phẩm xuất khẩu đạt khoảng 45.000 - 47.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 260 triệu USD. Theo đánh giá của Bộ Thủy sản, nhờ tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), các DN ở Khánh Hòa đủ điều kiện để xâm nhập những thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản...

Với chính sách thích hợp của tỉnh Khánh Hoà, nhiều nhà đầu tư nước ngoài từ Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Nga… đã đầu tư vào lĩnh vực chế biến và nuôi trồng thuỷ sản ở địa phương. Các mặt hàng khô tẩm gia vị ăn liền chất lượng tốt đang từng bước vào được các thị trường Nhật Bản, Mỹ.

Trong chương trình phát triển kinh tế biển giai đoạn từ nay đến năm 2010, Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà vừa phải điều chỉnh kế hoạch khai thác sản lượng hải sản chỉ đạt tối đa khoảng 80.670 tấn vào năm 2010, so với mức 100.000 tấn đã đề ra trước đây.

Theo đó, về đánh bắt hải sản, Khánh Hoà tổ chức lại lực lượng khai thác xa bờ chuyên đánh bắt các loại hải sản có giá trị cao như: cá ngừ đại dương, cá thu, mực... theo

hướng mỗi năm huy động 150 tỷ đồng từ các nguồn vốn đầu tư cho đóng mới đội tàu, lập đề án tổ chức khai thác ở ngư trường Trường Sa- DK1, bảo quản tốt sản phẩm sau thu hoạch nhằm tăng giá trị xuất khẩu; hạn chế khai thác ven bờ bằng cách chỉ duy trì sản lượng ổn định ở mức từ 38.000 đến 40.000 tấn/ năm... Bên cạnh đó, Khánh Hoà mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản lên trên 7.500 ha bằng các chính sách khuyến khích; phát huy thế mạnh là tỉnh có ngành chế biến thuỷ sản đứng thứ 3 trong cả nước (sau Cà Mau và Sóc Trăng), Khánh Hoà tiếp tục nâng cao trình độ công nghệ và đa dạng hoá các sản phẩm có giá trị, mở rộng các thị trường xuất khẩu mới tại EU và Bắc Mỹ, phấn đấu đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu hàng thuỷ sản đạt 310 triệu với tổng sản phẩm trên 57.000 tấn, trong đó tỷ lệ hàng siêu thị chiếm 50%.

Bảng 1.2: Kế hoạch thực hiện một số chỉ tiêu chính của ngành thủy sản tại tỉnh Khánh Hoà năm 2004-2005-2006.

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Kế hoạch

năm 2004

Thực hiện năm 2004

% so với kế hoạch năm

Kế hoạch

năm 2005

Thực hiện năm 2005

% so với kế hoạch năm

Kế hoạch

năm 2006

Thực hiện năm 2006

% so với kế hoạch năm

Kế hoạch

năm 2007 Tổng sản l ượng

thuỷ sản

Tấn 63.692 72.140 113 83.210 88.740 107 91.460 89.700 98 90.400

-Khai thác Tấn

55.000 59.700 109 66.000 66.190 100 67.000 65.000 97 65.800 - Nuôi trồng Tấn

8.692 12.440 143 17.210 22.550 131 24.460 24.700 101 24.600 Kim ngạch xuất

khẩu

Triệu

USD 167 175 105 200 230 106 245 260 106 278

Tổng sản phẩm thuỷ sản XK

Tấn 23.974 43.750 182 44.000 45.300 103 45.500 47.500 104 49.000

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Sở Thuỷ Sản Khánh Hoà 2004-2005-2006

Sở thuỷ sản đã chủ động triển khai được công tác nuôi trồng thủy sản vùng mặt biển tại Cam Ranh, Nha Trang, Vạn Ninh, đây là yêu cầu bức xúc để triển khai việc phát triển ngành theo quy hoạch được duyệt. Chủ trương được lãnh đạo tỉnh, các sở ban ngành, chính quyền và nhân dân địa phương đồng tình ủng hộ, đã được UBND tỉnh cấp vốn triển khai.

Bên cạnh những thuận lợi đó thì ngành thuỷ sản Khánh Hoà vẫn còn những hạn chế:

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP góp PHẦN GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS –f17 (Trang 28 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)