Thách thức và cơ hội cho ngành thủy sản khi Việt Nam gia nhập WTO

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP góp PHẦN GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS –f17 (Trang 28 - 30)

Tham gia WTO, Việt Nam sẽ là một đối tác bình đẳng trên thị trường thế giới,

thế giới sẽ thay đổi cách nhìn với Việt Nam và hàng hóa Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có điều kiện được hưởng mức thuế suất ưu đãi khi xuất khẩu

các sản phẩm thuỷ sản vào các nước là thành viên WTO, đặc biệt là các nước mà hàng thuỷ sản Việt Nam có khả năng thâm nhập và tiêu thụ với khối lượng lớn như:

EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc…

1.5.1.1. Thách thức.

Thứ nhất: Việt Nam là nước đang phát triển, nên khả năng cạnh tranh của

hàng thủy sản còn yếu, trình độ quản lý còn nhiều bất cập, trong khi các yêu cầu về

chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước thường xuyên thay đổi và ngày

càng đòi hỏi khắt khe.

Thứ hai: Sự hiểu biết của các doanh nghiệp về luật pháp quốc tế, nhất là hiểu

rõ về pháp luật trong tranh chấp thương mại còn rất hạn chế, điều này ảnh hưởng

khá lớn tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Thứ ba: Sự mất cân đối giữa khu vực sản xuất nguyên liệu và khu vực chế biến

xuất khẩu, cụ thể hơn là khu vực sản xuất nguyên liệu chưa đáp ứng được nhu cầu của

khu vực chế biến xuất khẩu cả về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm.

Thứ tư: Công tác quản lý nguồn lợi, quản lý tàu thuyền trên biển, công tác

thống kê nghề cá còn lạc hậu và chưa đáp ứng được các yêu cầu về hội nhập

Thứ năm: Công tác đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật tuy đã được quan tâm nhưng do hạn chế về kinh phí và kinh nghiệm nên chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng khi gia nhập WTO.

Thứ sáu: Năng lực, kinh nghiệm quản lý và trang thiết bị phục vụ cho kiểm tra,

kiểm soát chất lượng, kiểm dịch hàng thủy sản nhập khẩu còn hạn chế - là thách thức lớn đối với việc bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng cũng như sức khoẻ và môi

trường sống của các loài thủy sản, đồng thời đó cũng là thách thức đối với những

cạnh tranh không lành mạnh sẽ diễn ra đối với thủy sản Việt Nam.

Thứ bảy: Do Việt Nam là nước đang phát triển nên nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn, công nghệ và kinh nghiệm, bên cạnh đó kỹ năng và trình độ quản trị của nhiều doanh nghiệp thủy sản chưa đáp ứng được các

chuẩn mực quốc tế và còn rất thấp so với các đối thủ

Thứ tám: Hệ thống cơ sở hạ tầng cho sản xuất kinh doanh thủy sản (hệ thống

thủy lợi, các chợ thủy sản đầu mối, các trung tâm thương mại thủy sản) chưa có

hoặc còn yếu, cộng với khả năng cạnh tranh thấp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

sẽ là thách thức lớn trong việc giữ được thị trường trong nước.

Thứ chín: Vấn đề thương hiệu của thủy sản Việt Nam cũng được coi là một

thách thức lớn, vì hiện nay các mặt hàng thủy sản Việt Nam được xuất khẩu thông

qua các nhà nhập khẩu và được phân phối dưới nhiều thương hiệu khác nhau, vừa

không quảng bá được sản phẩm, vừa có thể gây ra những rắc rối như vụ “cá basa”

thành “cá mú” ở thị trường Mỹ vừa qua.

Khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam đang là mối lo ngại nhất

là khi sắp bước qua ngưỡng cửa WTO. Nếu không nâng cao được sức cạnh tranh,

thì ngành thủy sản Việt Nam không những sẽ đuối sức trong cuộc đua xuất khẩu với

những đối thủ mạnh của châu Á và châu Mỹ, mà còn bị “hạ nốc ao” ngay chính trên “sân nhà”. Mục tiêu phát triển nghề cá bền vững chỉ có thể đạt được trên nền tảng

sản xuất hiệu quả và sức cạnh tranh cao.

1.5.1.2. Cơ hội.

Thứ nhất: Việc gia nhập WTO sẽ mang lại cơ hội cho sản phẩm thủy sản Việt

Nam trong việc thâm nhập thị trường thế giới, do các nước biết đến Việt Nam nhiều hơn, doanh nhân các nước sẽ quan tâm hơn đến xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, trong đó có sản phẩm thủy sản.

Thứ hai: Sự ưu đãi hơn về thuế quan, xuất xứ hàng hoá, hàng rào phi thuế quan

và những lợi ích về đối xử công bằng, bình đẳng sẽ tạo điều kiện để hàng thủy sản

Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Thứ ba: Để đáp ứng được các quy định của WTO cũng như yêu cầu của các

nước thành viên, Bộ Thủy sản đã không ngừng điều chỉnh cơ chế chính sách và ban

hành các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn cho phù hợp.

Thứ tư: Vào WTO sẽ là cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm hơn đến đầu tư vào phát triển thủy sản tại Việt Nam.

Ngành Thuỷ sản Việt Nam đã đứng vị trí thứ 7 trong top ten có kim ngạch xuất

khẩu thuỷ sản lớn nhất, với 2,73 tỷ USD đạt được trong năm 2005, và đã có mặt ở

105 thị trường nước ngoài... tuy nhiên, sự bùng nổ mạnh mẽ này là một phần khiến

cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam phải đối mặt với những rào cản kỹ thuật ngày càng khắt khe về an toàn vệ sinh cũng như các vụ kiện chống bán phá giá (điển hình

như vụ kiện cá tra, basa và vụ kiện tôm).

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP góp PHẦN GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS –f17 (Trang 28 - 30)