CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS – F17
2.4. Phân tích thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của công ty giai đoạn 2004-2006
2.4.3. Chất lượng sản phẩm xuất khẩu
Cũng như bất kỳ doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu nào. Công ty rất quan tâm đến vấn đề chất lượng và công ty luôn xác định chất lượng là sống còn và là chiến lược hàng đầu của Công ty. Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods – F17 quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HCCAP (Hazard Analysis Critical Control Points - hệ thống kiểm soát dựa trên việc phân tích các mối nguy và điểm tới hạn) của Châu Âu.
Công tác thu mua nguyên liệu của công ty được thực hiện tương đối hiệu quả.
Đối với các đại lý, Công ty buộc các đại lý phải cam kết chịu trách nhiệm về nguyên liệu mà mình cung cấp cho Công ty.
Đối với hàng mua trực tiếp Công ty có nhân viên kiểm tra sơ bộ trước khi mua. Phần lớn những lô hàng mua từ khách vãng lai Công ty dành cho những thị trường tương đối dễ tính như Đài Loan …
Đối với nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Sau khi kiểm tra nếu thấy đạt yêu cầu thì sẽ ký hợp đồng mua. Công tác sản xuất hàng hoá của Công Ty được thực hiện tương đối hiệu quả. Với trình độ máy móc, thiết bị và công nghệ hiện có, Công Ty đủ sức sản xuất hàng hoá để đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong thời gian ngắn.
Công ty còn sản xuất thêm các hàng hoá dự trữ trong kho lạnh khi cần thì có thể giao ngay cho khách hàng. Hệ thống kho lạnh của Công ty tương đối lớn. Trình độ máy móc thiết bị hiện đại mới được đầu tư. Lực lượng lao động trực tiếp đông bên cạnh đó công ty có thể huy động được một số lượng lao động lớn làm theo ca khi hàng nhiều cần giải quyết nhanh cho khách hàng .
Đối với bất kỳ ai vào muốn vào phân xưởng sản xuất phải qua nhiều khâu từ thay đồng phục khử trùng, không được sức dầu và các điều kiện khác theo mẫu hướng dẫn của Công ty. Phải có sự đồng ý của phó Giám Đốc, trưởng phòng KCS và ca trưởng sản xuất thì mới được vào phân xưởng sản xuất. Những yếu tố trên càng khẳng định uy tín chất lượng, hàng hoá xuất khẩu của Công ty vì khâu sản xuất hàng hoá xuất khẩu chất lượng là yếu tố Công ty quan tâm hàng đầu.
Khi xuất hàng, công ty gửi mẫu bao bì của mình cho khách hàng, nếu khách hàng không đồng ý thì Công ty sẽ thay đổi cho phù hợp. Nếu đồng ý thì công ty sẽ đóng gói theo quy định trong hợp đồng. Bao bì mà Công ty sử dụng đảm bảo về kích cỡ, chống các tác động của hơi nước, không khí mùi vị, sinh vật và các tạp chất khác. Trên bao bì sản phẩm ngoài những thụng tin cần thiết, cụng ty cũn ghi rừ nơi xuất sứ của sản phẩm. Bất kỳ sản phẩm nào Công ty đều có ký hiệu riêng. Nhờ vào ký mã hiệu trên lô hàng mà công ty biết được lô hàng này do ai cung cấp.
Công ty quan tâm đến vấn đề chất lượng từ khâu đầu đến lúc sản phẩm bán xong cho khách hàng. Chính vì vậy mà doanh nghiệp được là 1 trong 24 doanh nghiệp thuỷ sản xuất khẩu uy tín trong 3 năm (2004-2006).
Danh sách các doanh nghiệp thuỷ sản xuất khẩu uy tín “3 năm”
TT Tên Doanh nghiệp Địa chỉ
1
Xí nghiệp chế biến hàng XK Cầu Tre
125/208 Lương Thế Vinh, Phường Tân Thới Hòa, Quận Tân Phú, TP.HCM 2 Công ty CP thực phẩm Sao Ta
Km 2132, Quốc lộ 1A, Phường 2, Thị xã Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng
3
Công ty CP chế biến thủy sản Út Xi
Tỉnh lộ 8, Xã Tài Văn, Huyện Mỹ Xuyên, Tỉnh Sóc Trăng
4 Công ty TNHH Kim Anh
49 Quốc lộ 1A, Phường 2, Thị xã Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng
5
Công ty CP chế biến XNK thủy sản Bà Rịa-Vũng Tàu
460 Trương Công Định – Phường 8, TP. Vũng Tầu
6
Công ty Nông súc sản XNK Cần Thơ
Số 8 Ngô Hữu Hạnh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
7 Công ty CP thủy sản Mekong Lô 24 Khu Công nghiệp Trà Nóc, Cần Thơ 8
Công ty thủy sản và thương mại Thuận Phước
20 đường Thanh Bồ, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
9 Công ty XNK thủy sản miền Trung
263 Phan Chu Trinh, Quận Hải Quân, TP. Đà Nẵng
10
Công ty TNHH Thương mại Sông Tiền
Ấp Tân Thuận, Xã Bình Đức, Huyện Châu Thành, Tiền Giang
11
Công ty CP XNK thủy sản An Giang
Số 1234, Đường Trần Hưng Ðạo, Phường Bình Ðức, TP. Long Xuyên, Tỉnh An Giang 12
Công ty XNK Nông sản thực phẩm An Giang
25/40 đường Trần Hưng Đạo, phường Mỹ Thới, TP. Long Xuyên, Tỉnh An Giang
13 Công ty TNHH Trúc An
Lô A12, A13 KCN Suối Dầu, Diên Khánh, Khánh Hoà
14
Công ty CP Nha Trang
Seafoods - F17 58 B Hai Tháng Tư, Vĩnh Hải, Nha Trang 15 Công ty CP Thủy sản Cam Ranh
09 Nguyễn Trọng Kỷ, Thị xã Cam Ranh, Khánh Hòa
16 Công ty CP Hải sản Nha Trang 194 Lê Hồng Phong, Nha Trang, Khánh Hòa 17 Công ty TNHH Hải Vương Lô B, KCN Suối Dầu, Diên Khánh, Khánh Hòa
18 Công ty TNHH Hải Nam
Đường Nguyễn Thông, Phường Phú Hài, TP Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận
19 Công ty CP Đông lạnh Quy Nhơn 4 Phan Chu Trinh, Quy Nhơn, Bình Định 20
Công ty cổ phần XNK
Thủy sản Hà Nội 20 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội 21
Công ty CP chế biến thủy sản xuất khẩu Minh Hải
09 Cao Thắng, Phường 8, TP. Cà Mau, Tỉnh Cà Mau
22
Công ty CP chế biến thủy sản và
XNK Cà Mau 333 Cao Thắng, phường 8, TP Cà Mau 23
Công ty CP xuất nhập khẩu thủy sản Năm Căn
Số 3 Đường Sân bay, Thị trấn Năm Căn, Huyện Năm Căn, Tỉnh Cà Mau
24
Công ty CP chế biến và XNK thủy sản Cadovimex
Thị trấn Cái Đôi Vàm, Huyện Phú Tân, Tỉnh Cà Mau
Nguồn: Thông tin từ Bộ Thương Mại.
2.4.4. Gía cả xuất khẩu .
Gía cả giữ một vị trí quan trọng có vai trò quyết định trong việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Gía cả hợp lý, hấp dẫn thì góp phần thu hút được sự chú ý của khách hàng và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do vậy ta xem xét giá cả bình quân của Công ty trong những năm qua như sau:
Bảng 2.15: Gía bình quân thuỷ sản xuất khẩu của Công ty năm 2004-2007.
Đơn vị tính: 1000USD/tấn 2005/2004 2006/2005 2007/2006 Mặt
hàng 2004 2005 2006 2007
± % ± % ± %
1. Cá 3,59 3,81 3,31 3,80 0,22 6,12 -0,50 -13,14 0,49
14,78 2. Tôm 5,76 6,99 7,65 5,96 1,23 21,44 0,66 9,49 -1,69 -22,07 3. Mực 2,16 3,57 2,41 1,94 1,41 65,45 -1,16 -32,39 -0,48 -19,84 4. Ghẹ 4,29 5,10 5,48 4,33 0,82 19,06 0,38 7,41 -1,16 -21,08 5. Bạch
tuộc 2,76 3,29 4,55 3,81 0,53 19,24 1,26 38,17 -0,74 -16,17
Nhận xét:
Qua bảng phân tích trên ta thấy giá cả các mặt hàng luôn biến động qua các năm. Cụ thể là:
- Gía Cá năm 2004 là 3,59 nghìn USD/tấn, năm 2005 3,81 nghìn USD/tấn tăng 0,22 nghìn USD/tấn, tương ứng tăng 6,12% so với năm 2004. Năm 2006 là 3,31 nghìn USD/tấn giảm 0,50 nghìn USD/tấn, tương ứng với giảm 13,14% so với năm 2005, và đến năm 2007 là 3,80 nghìn USD/tấn tức là tăng 0,49 nghìn USD/tấn, tương đương với tăng 14,78%.
- Gía của mặt hàng tôm năm 2004 là 5,76 nghìn USD/tấn, năm 2005 là 6,99 nghìn USD/kg tăng 1,23 nghìn USD/tấn, tương ứng với tăng 21,44% so với năm 2004. Năm 2006 tăng 0,66 nghìn USD/tấn, tương ứng tăng 9,49% so với năm 2005, và đến năm 2007 giá của tôm giảm xuống 1,69 nghìn USD/tấn, tương ứng với giảm 22,07%
- Gía của Mực năm 2004 là 2,16 nghìn USD/tấn; năm 2005 là 3,57 nghìn USD/tấn tăng 1,14 nghìn USD/tấn, tương ứng với tăng 65,45%. Năm 2006, 2007 giá của Mực giảm xuống nhanh chóng, năm 2007 giảm 19,89% so với năm 2006.
- Gía cả của Ghẹ và Bạch tuộc năm 2007 giảm so với năm 2006.
Nhìn chung giá cả sản phẩm xuất khẩu của Công ty có sự biến động qua các năm. Sở dĩ có sự biến động giá cả này là do nhiều nguyên nhân như: Do sự tăng giảm giá cả nguyên vật liệu thu vào, biến động giá cả chung của thị trường thuỷ sản thế giới và trong khu vực.
Gía thuỷ sản sẽ ảnh hưởng không ít đến tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Công ty. Giá sản phẩm có sự giảm xuống là điều kiện thuận lợi để thâm nhập vào các thị trường làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu cho công ty.
2.4.5.Tình hình thị trường xuất khẩu của công ty trong thời gian qua.
Như ta đã biết thị trường chiếm một vị trí quan trọng trong kinh doanh nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng. Việc tìm kiếm thị trường nước ngoài là một vấn đề không đơn giản khi khả năng tài chính không được mạnh. Đối với Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods – F17, phần lớn sản phẩm của Công ty sản xuất ra đều dùng để xuất khẩu, chỉ một số ít cho tiêu dùng nội địa. Điều này cho thấy hoạt động chủ yếu của công ty là xuất khẩu nên thị trường xuất khẩu là một vấn đề được quan tâm đặc biệt.
Cho đến nay Công ty đã thâm nhập vào rất nhiều nước như: Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Eu và một số thị trường mới như Hàn Quốc, Ý, Hà Lan, Trung Quốc… Bằng sự nỗ lực và các tiềm năng sẵn có, Công ty đã từng bước xây dựng và mở rộng thị trường. Cụ thể ta xem xét bảng sau:
Bảng 2.16: Tình hình xuất khẩu của Công ty qua các thị trường năm 2004-2005-2006.
Năm
2004 2005 2006
Sản lượng Gía trị Sản lượng Gía trị Sản lượng Gía trị
Thị trường
Tấn % 1000USD % Tấn % 1000USD % Tấn % 1000USD %
1. Xuất khẩu
trực tiếp 5.188,32 24.839,39 4.496,77 99,54
26.375,84 99,81 4.546,01 27.356,65 Đài Loan 176,45 3,40 820,91 3,30 96,82 2,15
454,06 1,72 147,89 3,25 406,91
1,49 Nhật Bản 1.681,77 32,41 7.042,12 28,35 1.268,67 28,21
5.274,37 20,00 1.220,97 26,86 4.836,34
17,68 Mỹ 2.269,73 43,75 12.674,36 51,03 2.482,97 55,22
17.580,21 66,65 2.521,58 55,47 19.670,06
71,90 EU 247,10 4,76 761,55 3,07 298,03 6,63
1.888,97 7,16 478,19 10,52 1.711,98
6,26 Hàn Quốc 336,27 6,48 936,36 3,77 111,66 2,48
334,64 1,27 83,16 1,83 197,82
0,72 ÚC 158,85 3,06 659,54 2,66 50,40 1,12
279,85 1,06 92,27 2,03 518,84 1,9 Thị trường
khác 318,15 6,13 1.944,55 7,83 188,22 4,19
563,74 2,14 1,95 0,04 14,70
0,05 2. Uỷ thác
xuất khẩu - - - - 20,85 0,46
50,43 0,19 - - - - Tổng 5.188,32 100 24.839,39 100 4.517,62 100
26.426,27 100 4.546,01 100 27.356,65
100 Nguồn: Báo cáo hoạt động xuất khẩu hàng hoá năm 2004-2005-2006.
Nhận xét:
Qua bảng tình hình xuất khẩu của công ty qua các thị trường ta thấy Công ty chủ yếu là xuất khẩu trực tiếp. Năm 2004 và 2006 chỉ xuất khẩu trực tiếp. Riêng năm 2005 có uỷ thác xuất khẩu nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (0,46% tổng sản lượng xuất khẩu và chiếm 0,19% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu ). Mặt hàng uỷ thác xuất khẩu chủ yếu là cá, mực, tôm. Như vậy có thể nói hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của công ty rất mạnh. Điều này cho thấy tiềm lực của Công ty ngày một mạnh lên.
Thị trường Nhật Bản là thị trường truyền thống của Công ty sản lượng của thị trường này luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng sản lượng xuất khẩu nhưng những năm gần đây sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu giảm. Nguyên nhân là thị trường này đang áp dụng kiểm tra 100% lô hàng nhập khẩu, đòi hỏi về vệ sinh an toàn thực phẩm rất khắt khe.
Mỹ là thị trường rất khó tính và đòi hỏi cao về chất lượng, các đạo luật rất phức tạp, dẽ gây rủi ro cho các doanh nghiệp nhưng đây là thị trường mang lại lợi nhuận rất cao cho Công ty. Thị trường Mỹ, cả 3 năm 2004-2005-2006 giá trị kim ngạch xuất khẩu đều chiếm trên 50% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể kim ngạch xuất khẩu năm 2004 chiếm 51,03%, năm 2005 chiếm 66,65%, năm 2006 chiếm 71,9% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Nhưng sản lượng xuất khẩu vào thị trường Mỹ lại giảm qua các năm. Chứng tỏ đây là thị trường rất có tiềm năng công ty cần phải khai thác sâu hơn nữa để thu được hiệu quả lớn hơn.
Thị trường xuất khẩu của công ty đang được mở rộng, cho đến nay công ty đã thâm nhập vào rất nhiều nước thể hiện qua việc tăng lên của cả giá trị và sản lượng ở các thị trường khác nhau. Cho thấy chính sách mở rộng thi trường của công ty thực hiên có hiệu quả.
Để thấy rừ tỡnh hỡnh xuất khẩu của Cụng ty sang cỏc thị trường ta xem xột biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.2:Gía trị xuất khẩu của Công ty sang các thị trường qua từng năm.
- 5.000,00 10.000,00 15.000,00
Năm 2004
Đài Loan Nhật Bản Mỹ EU Hàn Quốc ÚC
Thị trường khác
- 5.000,00 10.000,00 15.000,00 20.000,00
Năm 2005
Đài Loan Nhật Bản Mỹ EU Hàn Quốc ÚC
Thị trường khác
- 5.000,00 10.000,00 15.000,00 20.000,00
Năm 2006
Đài Loan Nhật Bản Mỹ EU
Hàn Quốc ÚC
Thị trường khác
Nhận xét: Qua biểu đồ ta thấy giá trị thuỷ sản xuất khẩu của Công ty năm 2004-2005- 2006 sang thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến là Nhật Bản. Các thị trường khác có sự biến động lên xuống. Cụ thể ta đi phân tích từng thị trường.
2.4.5.1. Thị trường Nhật Bản.
Nhật Bản là một thi trường lớn với doanh số xuất khẩu hàng năm vào thị trường này chiếm 60-70% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản, nhu cầu lớn và ổn định, giá cả ít biến động. Nhưng để xuất khẩu sang thị trường Nhật phải có chất lượng cao và tuân theo những quy định gắt gao về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu thủy sản (XKTS) truyền thống và chiếm thị phần khá lớn của các DN Việt Nam trong nhiều năm qua. Nhật Bản là nước có dân số khá đông:
125,4 triệu người (theo điều tra năm 1990) và xu hướng dân số của Nhật dự đoán sẽ tăng khoảng 130 triệu người năm 2010. Đến cuối tháng 6-2007, Việt Nam đã xuất khẩu vào Nhật khoảng 39.090 tấn thủy sản, doanh thu đạt trên 240 triệu USD với khoảng 6.000 lô hàng. Tuy nhiên, số lô hàng bị Nhật phát hiện cảnh báo nhiễm dư lượng kháng sinh tới 94 lô, chiếm tỉ lệ 1,6%. Trong các mặt hàng thuỷ sản, Tôm là mặt hàng có giá trị tiêu thụ quan trọng nhất tại Nhật Bản. Đối với Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods – F17 thị trường lượng xuất khẩu sang Nhật chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu của Công ty (đứng thứ 2 sau Mỹ). Việc tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản mang tính mùa vụ cao, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ngày lễ dân tộc, gia đình. Thị trường này yêu cầu về chất lượng không cao bằng EU nhưng yêu cầu rất cao về mẫu mã, hình thức sản phẩm. Do phong tục người Nhật Bản là nhiều phụ nữ thường ở nhà phục vụ các công việc nội chợ, họ có nhiều thời gian để chế biến các món ăn, họ cần những sản phẩm có thể tiếp tục chế biến theo ý muốn của họ. Vì vậy các sản phẩm như: Cá thu đông lạnh, tôm, ghẹ đông lạnh rất được ưa chuộng ở thị trường này.
Trong thời gian gần đây lượng xuất khẩu vào thị trường này có sự giảm sút. Nguyên nhân là do hình thức nuôi trồng ở Khánh Hòa nhỏ lẻ, không tập trung, không đủ nguồn nguyên liệu tại chỗ, Công ty phải tổ chức mạng lưới thu mua từ nhiều đầu mối hoặc qua sơ chế nên không giám sát được việc có dư lượng thuốc kháng sinh hay không. Chính vì vậy mà đầu năm 2007 Công ty bi Nhật trả lại hàng do phát hiện có dư lượng chất kháng sinh.
Hiện nay để đáp ứng nhu cầu, sở thích thị hiếu của người Nhật, ngoài các sản phẩm truyền thống, công ty đã từng bước đưa vào danh mục các mặt hàng xuất khẩu những sản phẩm ăn liền, tinh tế với chất lượng cao, mẫu mã hình thức đẹp để thâm nhập sâu vào thị trường Nhật bản.
Cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Nhật như sau:
Bảng 2.17: Cơ cấu sản lượng các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản năm 2004-2005-2006.
Đơn vị tính: Tấn
Năm Chênh lệch
2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005
Mặt hàng
Sản lượng Tỷ lệ
(%) Sản lượng Tỷ lệ
(%) Sản lượng Tỷ lệ (%)
Sản lượng (±)
Tỷ lệ (%)
Sản lượng (±)
Tỷ lệ (%)
1. Cá 620,98 36,92 774,41 61,04 810,89 66,41 153,43 24,71 36,48 4,71
2. Cá khô 71,88 4,27 1,93 0,15 1,03 0,08 -69,95 -97,31 -0,9 -46,63
3. Bạch tuộc 116,97 6,96 121,90 9,61 10,97 0,90 4,93 4,21 -110,93 -91
4. Ghẹ 184,18 10,95 190,58 15,02 147,46 12,08 6,40 3,47 -43,12 -22,63
5. Tôm 582,07 34,61 149,53 11,79 193,29 15,83 -432,54 -74,31 43,76 29,27
6. Ruốc 105,69 6,28 9,50 0,75 57,33 4,70 -96,19 -91,01 47,83 503,47
7. Mực - - 20,74 1,63 - - 20,74 - -20,74 -100
8. Bào ngư - - 0,08 0,01 - - 0,08 - -0,08 -100
Tổng 1.681,77 100 1.268,67 100 1.220,97 100 -413,1 -24,56 -47,7 -3,76
Nguồn: Báo cáo hoạt động xuất khẩu hàng hoá năm 2004-2005-2006.
Bảng 2.18: Gía trị kim ngạch xuất khẩu qua thị trường Nhật năm 2004-2005-2006.
Đơn vị tính: 1000 USD
Năm Chênh lệch
2004
2005 2006 2005/2004 2006/2005
Mặt hàng
Gía trị Tỷ lệ
(%) Gía trị Tỷ lệ
(%) Gía trị Tỷ lệ
(%) Gía trị (±) Tỷ lệ
(%) Gía trị (±) Tỷ lệ (%)
1. Cá 1.834,51 26,05 2.632,38 49,91 2.423,48 50,11 797,87 43,49 -208,90 -7,94
2.Cá khô 233,31 3,31 10,74 0,20 6,46 0,13 -222,57 -95,40 -4,28 -39,85
3. Bạch tuộc 449,10 6,38 465,26 8,82 49,92 1,03 16,16 3,60 -415,34 -89,27
4. Ghẹ 879,58 12,49 1.049,11 19,89 880,81 18,21 169,53 19,27 -168,30 -16,04
5. Tôm 3.296,39 46,81 973,02 18,45 1.290,40 26,68 -2.323,37 -70,48 317,38 32,62
6. Ruốc 349,23 4,96 37,80 0,72 185,27 3,83 -311,43 -89,18 147,47 390,13
7. Mực - - 105,03 1,99 - - 105,03 - -105,03 -100
8. Bào ngư - - 1,03 0,02 - - 1,03 - -1,03 -100
Tổng 7.042,12 100 5.274,37 100 4.836,34 100 -1.767,75 -25,10 -438,03 -8,30
Nguồn: Báo cáo hoạt động xuất khẩu hàng hoá năm 2004-2005-2006.
Nhận xét:
Nhìn chung tình hình tiêu thụ của Công ty trên thị trường Nhật Bản giảm nhưng giảm ít. Qua bảng sản lượng ta thấy năm 2005 sản lượng giảm nhiều so với năm 2004, giảm 413,1 tấn, tương đương giảm 24,56% làm cho kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang thị trường này giảm 1.767,75 nghìn USD, tương đương giảm 25,10%. Sang năm 2006 sản lượng xuất khẩu giảm ít so với năm 2005 giảm 47,7 tấn, tương đương giảm 3,76% và kim ngạch xuất khẩu giảm 438,03 nghìn USD, tương đương giảm 8,3%. Có sự giảm xuống này là do thị trường Nhật Bản ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm, đồng thời cũng có rất nhiều các doanh nghiệp cạnh tranh với Công ty. Mặt khác sự biến động của thời tiết như thiên tai, ô nhiễm môi trường vùng nuôi, giá nguyên liệu biến động theo chiều hướng không có lợi cho Công ty trong vấn đề thu mua nguyên liệu làm cho sản lượng xuất khẩu giảm xuống. Công ty cần có biện pháp để làm tăng kim ngạch xuất khẩu ở thị trường này nhiều hơn nữa.
- Mặt hàng cá năm 2005 là mặt hàng chủ yếu được tiêu thụ tại Nhật sản lượng xuất khẩu sang thị trường này tăng 153,43 tấn, tương đương tăng 24,71% làm cho kim ngạch xuất khẩu tăng 797,87 nghìn USD, tương đương tăng 43,49% so năm 2004. Sang năm 2006 sản lượng xuất khẩu sang Nhật chỉ tăng 4,71% làm cho kim ngạch xuất khẩu giảm 208,9 nghìn USD, tương đương giảm 7,94% so năm 2005.
- Năm 2005 sản lượng Tôm xuất khẩu giảm mạnh 432,54 tấn, tương ứng giảm 74,31% làm cho kim ngạch xuất khẩu giảm 70,48% so năm 2004. Nhưng sang năm 2006 sản lượng xuất khẩu của mặt hàng này có sự tăng lên 43,76 tấn, tương đương tăng 29,27%
so năm 2005 làm cho kim ngạch xuất khẩu 317,38 nghìn USD, tương ứng tăng 32,62%. Do nhu cầu về tôm của Nhật rất lớn trong khi khả năng cung ứng nội địa rất thấp, chỉ khoảng 10%. Đó là điều kiện thuận lợi để công ty phát huy lợi thế của mình. Tăng cường ký được các hợp đồng xuất khẩu sang Nhật.
- Mặt hàng Ghẹ cũng là thế mạnh của Công ty nhưng sang năm 2006 có sự giảm sút về sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể năm 2006 sản lượng xuất khẩu sang thị trường này giảm 43,12 tấn, tương đương giảm 22,63% so năm 2005 làm cho kim ngạch xuất khẩu giảm 168,3 nghìn USD, tương ứng giảm 16,04%. Nguyên nhân là do nguồn nguyên liệu khan hiếm và nhu cầu về Ghẹ không lớn.
- Bạch tuộc là mặt hàng không phải thế mạnh của Công ty. Công ty chỉ xuất mặt hàng này mang tính tạm thời và chứng tỏ về khả năng đáp ứng nhu cầu phong phú cho khách hàng Nhật. Mặt hàng này có nhu cầu không ổn định. Cụ thể năm 2005 tăng 9,61%