Thị trường EU

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP góp PHẦN GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS –f17 (Trang 96 - 100)

Eu là một trong những thị trường lớn nhất thế giới với sự gắn kết 25 nước thành viên phụ

thuộc vào thương mại quốc tế nhiều hơn so với Mỹ. Mỗi năm Eu nhập khẩu một lượng lớn

thuỷ hải sản có thể từ các nước thành viên như Italya, Tây Ban Nha, Pháp… hay từ các nước khác, đặc biệt là từ các nước đang phát triển. Nhu cầu về mặt hàng thuỷ sản rất lớn nhưng việc

thâm nhập vào thị trường này rất khó khăn. Các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu

sang thị trường EU phải được kiểm duyệt về quy trình sản xuất nhất là hàm lượng vi sinh được

sử dụng trong quá trình chế biến. Khi thấy đạt yêu cầu EU cấp cho Công ty đó CODE, và đây

là công cụ để Công ty đó có thể xuất khẩu sang EU. Sự thống nhất thị trường EU giúp cho các

doanh nghiệp dễ dàng buôn bán hàng hóa trong tất cả các nước thuộc EU một cách thuận lợi.

Hiện nay có 245 cơ sở chế biến đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn của EU và được phép

xuất khẩu vào thị trường này. Tuy nhiên, thời gian gần đây nhiều lô hàng thuỷ sản xuất khẩu vào EU đã bị trả về với lý do còn chứa dư lượng kháng sinh. Đáng lo nữa có những lô hàng đã

được cục quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm và thú y thuỷ sản kiểm tra, kết luận đủ điều kiện

xuất khẩu nhưng vẫn bị trả về vì còn dư lượng thuốc kháng sinh như Sulfamerazine,

Chloramphenical, Enrofloxasin, kim loại nặng…

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU năm 2004 là 231,5 triệu USD, năm 2005 là 367,3 triệu USD, năm 2006 đạt trên 723,5 triệu USD tăng gần 65,7% về giá trị so

với năm 2005, chiếm 21,6% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Năm

EU trong bối cảnh hậu vụ kiện cá tra, basa và tôm, sức tăng mạnh mẽ của nhóm hàng đông

lạnh góp phần chính trong sự phát triển đó. Năm 2005 khối lượng nhập khẩu vào EU đạt gần

120 nghìn tấn, trị giá 367,3 triệu USD, chiếm 7% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả nước.

Uỷ ban nghề cá của EU đã tuyên bố cắt giảm 1/3 sản lượng khai thác hải sản trong giai đoạn từ năm 1997 đến 2010 nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên hải sản tự nhiên. Chính vì thế nhu

cầu nhập khẩu hàng thuỷ sản của các quốc gia EU sẽ có xu hướng tăng cao. Đó là cơ hội tốt

cho các doanh nghiệp khai thác và chế biến của Việt Nam. Và Công ty Cổ phần Nha Trang

Seafoods – F17 là một trong nhiều công ty đang đẩy mạnh hàng thuỷ sản của mình vào thị trường EU.

Thị trường EU là thị trường hấp dẫn cho việc xuất khẩu của Công ty, mặt hàng nhập khẩu

của EU bao gồm cả thủy hải sản: Tôm, cá, mực… và là thị trường có khả năng chấp nhận các

mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Tuy nhiên đòi hỏi về chất lượng sản phẩm cao, phải có sự đổi

mới về chủng loại sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu đa dạng của thị trường. Nhu cầu tiêu thụ

thủy sản của EU thay đổi theo từng vùng như ở các nước Bắc Âu thì ưa chuộng sản phẩm ướp

lạnh, các nước Nam Âu thích sản phẩm ở vùng nhiệt đới.

Khi thâm nhập vào thị trường này Công ty cần nắm rõ các đặc điểm của thị trường chẳng

hạn như: Người dân Châu Âu ngày càng hướng tới sự tiện dụng trong tiêu dùng thủy sản. Lúc đầu là sản phẩm phi lê tiếp đó là những sản phẩm làm sẵn và những sản phẩm có khả năng ăn

ngay sau khi hâm nóng bằng lò vi sóng đang được ưa chuộng hơn tại thị trường này. Nhiều nguyên nhân khác như: xu hướng gia tăng số lao động nữ, số nhân khẩu ít và lối sống theo chủ

nghĩa cá nhân ngày càng nhiều.Người dân Châu Âu cũng nhạy cảm với vấn đề sức khỏe và

VSATTP. Các quy định về gắn nhãn hiệu, truy nguyên nguồn gốc sản phẩm của UB Châu Âu

Bảng 2.23: Sản lượng các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu sang thị trường EU năm 2004-2005-2006. Đơn vị tính: Tấn. Năm Chênh lệch 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Mặt hàng Sản lượng Tỷ lệ (%) Sản lượng Tỷ lệ (%) Sản lượng Tỷ lệ (%) Sản lượng (±) Tỷ lệ (%) Sản lượng (±) Tỷ lệ (%) 1. Cá 95,17 38,51 36,26 12,17 72,12 15,08 -58,91 -61,90 35,86 98,90 2. Tôm 102,91 41,65 214,40 71,94 131,87 27,58 111,49 108,34 -82,53 -38,49 3. Mực 49,02 19,84 39,06 13,11 270,78 56,63 -9,96 -20,32 231,72 593,24 4. SP khác - - 8,31 2,79 3,42 0,72 8,31 - -4,89 -58,84 Tổng 247,10 100 298,03 100 478,19 100 50,93 20,61 180,16 60,45

Bảng 2.24: Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU năm 2004-2005-2006 Đơn vị tính: 1000 USD Năm Chênh lệch 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Mặt hàng Gía trị Tỷ lệ (%) Gía trị Tỷ lệ (%) Gía trị Tỷ lệ (%) Gía trị (±) Tỷ lệ (%) Gía trị (±) Tỷ lệ (%) 1. Cá 266,66 35,02 131,98 6,99 166,51 9,73 -134,68 -50,51 34,53 26,16 2. Tôm 396,79 52,10 1.613,08 85,39 875,48 51,14 1.216,29 306,53 -737,60 -45,73 3. Mực 98,10 12,88 113,06 5,99 653,87 38,19 14,96 15,25 540,81 478,34 4. SP khác - - 30,85 1,63 16,12 0,94 30,85 - -14,73 -47,75 Tổng 761,55 100 1.888,97 100 1.711,98 100 1.127,42 148,04 -176,99 -9,37

 Nhận xét:

Qua bảng phân tích tình hình xuất khẩu thuỷ sản sang thị tr ường EU ta nhận thấy rằng:

Năm 2005 sản lượng xuất khẩu sang thị trường này tăng lên 50,93 tấn, tương đương tăng 20,61% và kim ngạch xuất khẩu tăng 1.127,42 nghìn USD so với năm 2004. Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng lên này là mặt hàng Tôm xuất khẩu sang thị trường này lớn, sản lượng xuất khẩu tăng 111,49 tấn, tương ứng tăng 108,34% so với năm 2004, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu tăng lên 306,53%. Sản lượng Mực giảm 9,96 tấn, tương đương giảm 20,32% nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng lên 14,96 nghìn USD, tương đương tăng 15,25% so với năm 2004.

Sang năm 2006 sản lượng xuất khẩu tăng lên 180,16 tấn, tương đương tăng 60,45% nhưng kim ngạch xuất khẩu giảm 176,99 nghìn USD, tương đương giảm 9,37%. Cụ thể: Mặt hàng cá có sản lượng xuất khẩu tăng 98,90% và kim ngạch xuất khẩu tăng 26,16% so với năm 2005. Mặt hàng mực, sản lượng xuất khẩu tăng mạnh 231,72 tấn, tương đương tăng 593,24% và kim ngạch xuất khẩu tăng 540,81 nghìn USD, tương đương tăng 478,34% so với năm 2005. Mặt hàng tôm có sự giảm xuống cả về sản lượng xuất khẩu lẫn giá trị. Nguyên nhân chủ yếu là do kiểm tra khắt khe về chất lượng mặt hàng này do nhiễm chất kháng sinh dẫn đến hàng bị trả về. Công ty cần có biện pháp thu mua tốt hơn, có thể phát hiện được các dư lượng chất kháng sinh trong sản phẩm để có thể xuất khẩu những lô hàng đạt chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm sang thị trường này từ đó nâng cao được kim ngạch xuất khẩu của Công ty.

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP góp PHẦN GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS –f17 (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)