CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS – F17
2.8. Đánh giá khả năng gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Công ty
2.8.1. Những thành tựu đạt được.
Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods – F17 ngày càng có uy tín trên thị trường xuất khẩu. Công ty đã cải tiến chất lượng cũng như mẫu mã bao bì đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của người tiêu dùng. Với sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên đã vượt qua bao khó khăn đưa Công ty đạt những thành tựu to lớn sau:
Đối với kinh tế trong tỉnh, xuất khẩu thuỷ sản của Công ty đóng vai trò đòn bẩy tạo động lực phát triển mạnh mẽ. Thị trường xuất khẩu thuỷ sản được mở rộng thúc đẩy phát triển nhiều ngành có liên quan như khai thác, nuôi trồng thuỷ sản, tạo nhiều việc làm với thu nhập ngày càng cao cho hàng ngàn lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng nông thôn ven biển, đặc biệt là cộng đồng ngư dân và nông ngư dân.
Sản phẩm của Công ty có mặt trên nhiều thị trường như Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, EU, Úc, Hàn Quốc, mở ra những cơ hội lớn để tiêu thụ và cải thiện cơ cấu sản phẩm.
Công ty đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực và trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình, là lực lượng có vị trí quan trọng trong quá trình xây dựng và trưởng thành của Công ty.
Quy mô hoạt động của Công ty ngày càng mở rộng. Sản phẩm được đưa ra thị trường quốc tế góp phần khẳng định sức mạnh của kinh tế Việt Nam cũng như giới thiệu sản phẩm của Việt Nam đến tay người tiêu dùng.
Công ty sản xuất được nhiều mặt hàng có giá trị kinh tế cao, chuyển dần từ xuất khẩu nguyên liệu thô sang xuất khẩu các sản phẩm tươi, sản phẩm ăn liền và bán lẻ trong các siêu thị.
Thu được nhiều ngoại tệ cho đất nước góp phần ổn định ngân sách quốc gia.
Để đạt được những thành tựu trên là do Công ty có đội ngũ ban lãnh đạo có kinh nghiệm, có tài, lực lượng lao động làm việc nhiệt tình hăng hái. Sản phẩm đa dạng, phong phú về chủng loại, an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.
Tận dụng được cơ hội thị trường, khai thác có hiệu quả lợi thế và nguồn sử dụng ngoại tệ để nhập khẩu các mặt hàng vật tư, kỹ thuật, tăng nhanh nguồn vay vốn, tạo nguồn tích luỹ chính để tái đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, Công ty biết tận dụng những điểm mạnh, khai thác cơ hội và biết phát huy triệt để những chính sách có lợi của nhà nước, tác động vào đòn bẩy kinh tế thúc đẩy theo chiều hướng có lợi cho sản xuất kinh doanh của Công ty.
2.8.2. Những hạn chế còn tồn tại của Công ty.
Hơn 30 năm hoạt động trong ngành chế biến thuỷ sản xuất khẩu, bên cạnh những thành tựu đạt được phải nói đến những hạn chế còn tồn tại để từng bước khắc phục đưa công ty phát triển nhanh hơn nữa. Cụ thể.
Công nghệ chế biến sản phẩm còn lạc hậu dẫn đến cơ cấu sản phẩm của Công ty chủ yếu là sản phẩm sơ chế, sản phẩm tinh chiếm tỷ trọng thấp, nên khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng thì nhãn hiệu là của Công ty khác, Công ty mất đi một khoản lợi nhuận đáng kể.
Thiếu vốn cho việc đầu tư nghiên cứu thị trường, đầu tư công nghệ mới.
Công ty chưa có bộ phận chuyên trách Marketing.
Nguồn nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu chưa ổn định do chịu ảnh hưởng của khí hậu thời tiết, ô nhiễm môi trường.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty còn phụ thuộc vào hợp đồng xuất khẩu nên rất khó phân bổ lao động.
Với những mặt hạn chế trên Công ty cần xây dựng chính sách sản phẩm hợp lý, đẩy mạnh hoạt động Marketing, đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu, đảm bảo về chất lượng nguyên liệu, từ đó đảm bảo về chất lượng sản phẩm, tạo mối quan hệ thương mại thúc đẩy quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng với khách hàng đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng hiệu quả hơn.
2.8.3. Những điểm mạnh và điểm yếu của Công ty.
2.8.3.1. Điểm mạnh.
- Công ty có đội ngũ nhân viên có trình độ ngoại thương, năng động, nhạy bén, biết tổ chức công việc một cách khéo léo và hợp lý nên rất được lòng khách hàng. Nhờ đó mà Công ty ngày càng tạo uy tín và thế mạnh của mình trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản.
- Mặc dù chưa có đội ngũ marketing chuyên trách nhưng mỗi thành viên trong Công ty là một nhân viên marketing trực tiếp về chất lượng hàng hoá, uy tín của Công ty, và marketing về chất lượng phục vụ của chính mình.
- Công ty được cấp giấy chứng nhận quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, HACCP.
- Sản phẩm phong phú về chủng loại, chất lượng cao và an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Công ty có kinh nghiệm trọng kinh doanh xuất nhập khẩu, am hiểu kinh doanh quốc tế, có khả năng nắm bắt thông tin nhanh.
2.8.3.2. Điểm yếu.
- Chưa có bộ phận chuyên trách marketing.
- Sản phẩm còn ở dạng sơ chế, mặt hàng tinh chế chiếm tỷ trọng nhỏ.
- Máy móc thiết bị đầy đủ nhưng đầu tư mới còn hạn chế.
- Thiếu vốn cho đầu tư nghiên cứu thị trường.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM GIA TĂNG