Biện pháp 1: Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP góp PHẦN GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS –f17 (Trang 114 - 116)

3.1.1. Mục đích của việc nghiên cứu thị trường.

Thị trường là vấn đề sống còn của doanh nghiệp, là căn cứ không thể thiếu được khi xây dựng kế hoạch cho năm tới. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng mong

muốn có được thị trường xuất khẩu ổn định. Trong điều kiện hiện nay, các doanh

nghiệp nước ta đang hoạt động trong một thị trường rất năng động và cạnh tranh

gay gắt, vì thế doanh nghiệp nào nắm bắt được chính xác thông tin về nguồn hàng, các loại hàng hoá đang có nhu cầu trên thị trường, các biến động về giá cả,… thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó sẽ cao. Muốn thực hiện được điều này

đòi hỏi cần phải tìm hiểu, nghiên cứu thật kỹ tình hình thị trường trong và ngoài

nước, dự báo các biến động về giá cả hàng hoá trong tương lai. Kinh doanh có hiệu

quả là điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển trên thị trường đặc biệt là thị trường nước ngoài.

Như các nhà nghiên cứu về thị trường đã nhận định đa số các doanh nghiệp

Việt Nam thất bại trên các thị trường xuất khẩu như Mỹ, EU là do các doanh nghiệp đó thiếu các thông tin về luật pháp, các quy định về chất lượng, phẩm cách mẫu mã, các yêu cầu khác về sản phẩm, không tính toán được hết các chi phí, làm cho sản

phẩm không đạt yêu cầu mà chi phí còn tăng lên nhiều. Vì vậy việc nghiên cứu thị trường là một vấn đề rất cần thiết.

3.1.2. Nội dung của biện pháp.

Trong điều kiện kinh tế thị trường, thông tin là vấn đề quan trọng đối với bất

kỳ lĩnh vực hoạt động kinh doanh nào. Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả, thu hút được nhiều khách hàng thì trước tiên phải thành lập bộ phận marketing để thu

hàng tiềm năng của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty cần thu thập những thông tin về đối thủ cạnh tranh cùng với việc nghiên cứu thị trường tìm hiểu nhu cầu về thị trường rồi kết hợp bộ phận nghiên cứu các mặt hàng mới để tạo ra sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu khách hàng, nhu cầu thị trường.

Nghiên cứu thị trường trong nước.

- Nghiên cứu sự biến động của nền kinh tế trong nước như: các chính sách thương mại, dự báo sự thay đổi của chính sách thuế, tìm hiểu các chính sách khuyến

khích hoặc hạn chế xuất nhập khẩu của nhà nước, tình hình các đối thủ cạnh tranh trong nước, từ đó các cán bộ nghiên cứu sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để Công ty điều chỉnh các hoạt động của mình cho phù hợp.

- Nghiên cứu nguồn hàng ổn định trong nước để phục vụ tốt cho hoạt động

xuất khẩu của Công ty, đặc biệt là các mặt hàng truyền thống, ký kết các hợp đồng

thu mua dài hạn.

- Nghiên cứu tình hình giá cả, sự biến động của giá xuất trên thị trường để từ đó chọn ra mức giá thu mua hợp lý.

Nghiên cứu thị trường nước ngoài.

- Tìm hiểu các thông tin chung về địa lý, kinh tế, chính trị, các điều kiện về cơ

sở hạ tầng, về môi trường luật pháp.

- Tìm hiểu các thông tin về luật xuất nhập khẩu, các quy định, các tiêu chuẩn hàng hoá xuất nhập khẩu, hệ thống thuế nh ập khẩu cũng như các hàng rào phi thuế quan.

- Tìm hiểu hệ thống các ngân hàng chính, hệ thống phân phối.

- Nghiên cứu nguồn lực thực tế và uy tín của khách hàng nước ngoài để tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng được thuận lợi hơn.

- Liên hệ tiếp xúc với khách hàng muốn tìm hiểu và có khả năng hợp tác đầu tư hoặc mua bán hàng xuất khẩu của Công ty.

- Nghiên cứu về tình hình biến động giá trên thị trường. Sự biến động về tỷ giá

hối đoái, sản lượng và giá cả những mặt hàng mà Công ty muốn tiến hành đầu tư.

- Ngoài ra Công ty cần phải tìm hiểu phong tục tập quán và thị hiếu tiêu dùng của từng thị trường để từ đó tìm cách mở rộng và phát triển quan hệ mua bán với họ.

- Liên hệ với phòng thương mại và đầu tư của Việt Nam ở nước ngoài để gửi

Catalogue hoặc hàng mẫu để giới thiệu sản phẩm cho khách hàng của Công ty.  Để làm tốt công tác thu thập thông tin Công ty cần thực hiện như sau: Có

kế hoạch tổng hợp thông tin về thị trường tiêu thụ, từ đó dự đoán được nhu cầu thị trường trong thời gian tới.

- Phương pháp thu thập thông tin: Công ty thu thập thông tin thông qua các nguồn báo chí, đài phát thanh, truyền hình,báo cáo tài chính của các đối thủ trên thị trường, thường xuyên theo dõi tình hình giá cả.

- Thông qua những tin tức phát hành dưới tạp chí, tập san, Internet… để tiến hành nghiên cứu phong tục, tập quán tiêu thụ sản phẩm của mỗi thị trường để tìm ra chiến lược thâm nhập khác nhau như: Mặt hàng, số lượng, chất lượng, mẫu mã, bao bì.

- Thiết lập quan hệ chặt chẽ với kh ách hàng trong nước để có nguồn hàng phục vụ

thị trường nước ngoài.

3.1.3. Hiệu quả có thể khi áp dụng biện pháp.

Nếu thực hiện tốt công tác marketing, Công ty có thể nắm bắt kịp thời và chính xác những thông tin về thị trường, khách hàng, về đối thủ cạnh tranh, về sản

phẩm,… để công ty chủ động hơn trong kinh doanh, giữ vững và nâng cao kim ngạch xuất khẩu ở thị trường truyền thống, tìm kiếm bạn hàng mới nhằm đưa sản

phẩm ra nước ngoài. Việc nghiên cứu thị trường sẽ là cơ sở giúp cho Công ty định ra phương hướng mục tiêu kế hoạch cho sản xuất kinh doanh, đổi mới sản phẩm,

mở rộng cơ cấu mặt hàng của Công ty.

Ngoài ra những thông tin thu được có thể dùng để dự báo xu hướng phát triển

của thị trường, giá cả hàng hoá trong tương lai. Việc nghiên cứu thị trường giúp Công ty phát huy được cái mạnh và khắc phục cái yếu tự hoàn thiện mình hơn để đẩy mạnh công tác thâm nhập và phát triển thị trường xuất khẩu.

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP góp PHẦN GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS –f17 (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)