Biện pháp 4: Mở rộng thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP góp PHẦN GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS –f17 (Trang 120 - 125)

Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng muốn sản phẩm của mình vươn xa thị trường thế giới mà không dừng lại lợi nhuận ngày càng tăng.Muốn vậy Doanh

nghiệp phải không ngừng nỗ lực tìm mọi biện pháp mở rộng thị trường. Thị trường

tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp được mở rộng đồng nghĩa với doanh thu của

Doanh nghiệp tăng lên rõ rệt, từ đó chi phí bình quân một đơn vị sản xuất giảm,

hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tăng lên và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ngày càng

được cải thiện. Mặt khác, thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng làm cho uy tín của sản phẩm được nâng cao và đồng thời nâng cao uy tín của Doanh nghiệp tạo điều kiện cho doanh nghiệp củng cố được thế lực cạnh tranh trên thị trường.

3.4.2. Nội dung của biện pháp.

Trên cơ sở các thông tin thu thập về thị trường, Công ty tiến hành phân tích xử

lý các thông tin, từ đó đưa ra các đối sách chiến lược kế hoạch cụ thể cho thị trường

mục tiêu đó. Với tình hình của Công ty, để mở rộng thị trường xuất khẩu Công ty có

thể áp dụng các chiến lược sau:

Chiến lược thâm nhập thị trường:

Đây là chiến lược nhằm tăng trưởng các sản phẩm hiện có tiêu thụ trên thị trường hiện tại của Công ty. Với chiến lược này, Công ty có thể tăng trưởng hơn

nữa việc xuất khẩu mặt hàng Tôm, cá sang các thị trường truyền thống: Nhật Bản, Đài Loan… Công ty cần tập trung vào lĩnh vực marketing khi thực hiện chiến lược

này.

Phương án 1: Gia tăng thị phần

- Gia tăng khách hàng: Lôi kéo khách hàng của đối thủ bằng cách sử dụng các

hoạt động marketing, chiến lược quảng cáo trên báo chí, tạp chí chuyên ngành, trên ti vi, radio, Internet, các hoạt động khuyến mại trong bán hàng và sau bán hàng.

- Gia tăng khách hàng mua thường xuyên. - Gia tăng số lượng khách hàng mua nhiều lần.

Phương án 2: Tăng quy mô tổng thể của xí nghiệp bằng cách cố gắng tìm thêm khách hàng.

Việc tăng quy mô này phụ thuộc vào: quá trình sản xuất, hoạt động marketing,

Chiến lược phát triển thị trường.

Công ty có thể tăng trưởng bằng cách sản xuất các sản phẩm hiện có để tiêu thụ trên thị trường mới. Chiến lược này rất thích hợp cho Công ty trong việc thực

hiện mục tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu mới: Nhật Bản (khôi phục), Trung

Quốc, Eu… Công ty cần tiến hành nghiên cứu tìm kiếm khách hàng tại thị trường

mới nhằm mở rộng thị trường cho các mặt hàng truyền thống. Bước đầu thiết lập

mối quan hệ với nhóm khách hàng này.

Phương án 1: Tìm thị trường ở địa bàn mới.

Phương án 2: Tìm kiếm các thị trường mục tiêu bằng cách mở rộng sang đối tượng khách hàng khác.

Phương án 3: Tìm kiếm giá trị sử dụng của sản phẩm bằng cách tạo ra sản

phẩm có nhiều ứng dụng khác nhau, làm cho nhiều đối tượng khách hàng cùng sử

dụng nó.

Công việc này phụ thuộc vào chiến lược phát triển sản phẩm và chiến lược

phát triển thị trường của Công ty.

+ Chiến lược phát triển sản phẩm: Đạt mức tăng trưởng bằng cách tạo ra sản

phẩm để tiêu thụ tại thị trường hiện có. Công ty có thể cải tiến sản phẩm hiện có

trên quy trình công nghệ hiện có.

Ưu điểm: Tập trung toàn bộ lực lượng vào sản xuất kinh doanh, phát triển lợi

thế cạnh tranh trên thị trường. Phân tích tác động của môi trường một cách dẽ dàng.

Chiến lược đa dạng hoá đồng tâm.

Công ty sẽ tiến hành tăng trưởng bằng cách sản xuất sản phẩm mới bán trên thị trường hiện tại hay thị trường mới nhưng vẫn sử dụng các máy móc thiết bị hiện có

hay cải tiến thêm chúng. Để thực hiện chiến lược này Công ty có thể: phát huy tính năng của sản phẩm như nâng cao chất lượng sản phẩm; cải tiến sản phẩm hiện có;

hay phát triển danh mục sản phẩm.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ chất lượng, có năng lực trình độ và khả năng quản

lý tốt.

- Nâng cấp cải thiện điều kiện sản xuất, quy trình công nghệ và thiết bị nhà

- Tạo nguồn nguyên liệu chất lượng cao.

Ưu điểm:

+ Tận dụng được thế mạnh hiện có

+ Dễ dàng hơn trong lĩnh vực mới.

+ Phù hợp với năng lực quản lý của ban lãnh đạo

Tóm lại đây là những chiến lược phù hợp với tình hình và mục đích là gia

tăng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên để thành công trong việc thâm nhập và mở

rộng thị trường mới thì Công ty cần có những phương hướng cụ thể và đúng đắn về

chất lượng cũng như cơ cấu mặt hàng sao cho phù hợp với từng thị trường. Sau đây là một số định hướng cụ thể cho một số thị trường của Công ty.  Thị trường Nhật Bản.

Đây là thị trường truyền thống lâu năm của Công ty, những năm trước đây giá trị

kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này luôn chiếm vị trí hàng đầu. Gần đây, tuy

không còn ở vị trí hàng đầu nữa những giá trị kim ngạch của thị trường này vẫn chiếm

một tỷ trọng lớn đối với Công ty. Việc củng cố thị trường Nhật Bản là rất cần thiết.

- Yêu cầu sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào thị trường này cần chú ý nhất là về độ tươi sống. Ngoài việc tiếp tục hiện đại hóa máy móc tăng công suất hệ thống làm lạnh để nâng cao độ tươi, Công ty cần cung cấp kịp thời thủy sản tươi sống và nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra người Nhật cũng coi trọng hình thức vì vậy

Công ty cải tiến mẫu mã bao bì sao cho phù hợp, tiếp tục duy trì các sản phẩm được ưa chuộng tại thị trường như các sản phẩm từ cá, đồng thời mở rộng cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu của Công ty.

- Cần tăng tỷ trọng các mặt hàng thủy sản tinh chế và hàng phối chế đóng gói

nhỏ trong siêu thị, tôm sống, cá ngừ tươi và đông, các sản phẩm khác đưa tỷ trọng

các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường Nhật tăng lên.

Thị trường khối liên minh Châu Âu (EU).

Năm 2004 ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ và đầy ý nghĩa của EU đối với

Việt Nam trong bối cảnh hậu vụ kiện cá tra, cá basa và tôm. Đây là thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản mạnh nhất thế giới, có nhu cầu ổn định và các doanh nghiệp

trường khác. Nhưng thị trường EU lại yêu cầu về chất lượng cao và hàm lượng vi

sinh có trong sản phẩm phải đúng tiêu chuẩn, chính sách bảo hộ mậu dịch lại khắt

khe, thuế suất cao, mỗi quốc gia có tập quán thị hiếu tiêu dùng, chủng loại sản phẩm

khác nhau. Cho nên Công ty cần nghiên cứu kỹ sở thích của từng quốc gia trong

từng khối.

Nhu cầu của mỗi thị trường là khác nhau nhưng để sản phẩm có thể tiêu thụ

mạnh trên thị trường Công ty thì cần nâng cao hơn nữa chất lượng và ATVSTP. Ngoài ra Công ty cần không ngừng nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm mới, chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao nhằm thu hút và mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ đặc biệt là thị trường Mỹ và EU.

Ðối với thị trường Bắc Mỹ:

Xúc tiến việc công nhận lẫn nhau giữa Việt Nam và Mỹ về kiểm soát và chứng

nhận chất lượng hàng thủy sản; bàn để thỏa thuận cơ chế thanh toán chính thức và mở rộng thị trường chính ngạch với Trung Quốc, nhất là với các tỉnh phía Tây Nam

và Ðông Bắc của Trung Quốc, cố gắng đưa tỷ trọng hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường Châu Á tăng lên. Đây là thị trường xuất khẩu lớn đang được các doanh

nghiệp chế biến xuất khẩu Việt Nam hướng tới. Thị trường Mỹ khá khắt khe về vệ

sinh an toàn thực phẩm như thị trường EU và giá cả cao hơn thị trường khác. Tuy

nhiên thường gặp phải rào cản bảo hộ lớn như các vụ kiện bán chống phá giá... do

vậy Công ty cần thâm nhập sâu hơn nữa thị trường hấp dẫn này, chú trọng hơn nữa

vào công tác nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm. Trong quá trình giao dịch Công ty cần thận trọng về giá cả, thủ tục giấy tờ… để tránh tình trạng tranh

chấp, kiện tụng.

Công ty có thể tăng xuất khẩu tôm tẩm bột, bao bột, phun bột và tôm đóng hộp

vào Mỹ. Hiện nay ngoài các sản phẩm tôm, cá ngừ Công ty còn xuất khẩu nhiều

mặt hàng thủy sản chế biến khác với khối lượng không nhỏ. Theo em Công ty cần

tham quan các siêu thị bán buôn và bán lẻ thực phẩm lớn tại Mỹ để khảo sát xác định những sản phẩm có thể phát triển nhằm xuất khẩu vào Mỹ.

Ngoài ra, Công ty có thể tập trung vào sản xuất mặt hàng mang hương vị quê

Thị trường Trung Quốc và Hồng Kông.

Đây là thị trường lớn có nhiều tiềm năng do vị trí địa lý gần Việt Nam, đang

có nhu cầu thủy sản lớn và tăng nhanh. Thị trường này không quá khắt khe về chất lượng và an toàn thực phẩm, có cửa khẩu tự do không đánh thuế và vì vậy đây là cơ

hội tốt cho Công ty tiếp cận vào thị trường này.

Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các Bộ Thương mại, Ngoại giao trong công tác xúc tiến thương mại và tăng cường công tác

thông tin thị trường tăng cường đào tạo cán bộ thị trường và tiếp thị chuyên nghiệp ở các doanh nghiệp, để giữ vững và ổn định thị trường truyền thống, đặc biệt là thị trường Nhật Bản, đồng thời mở rộng hơn nữa các mặt hàng Việt Nam có khả năng

phát triển để xuất ra các thị trường lớn như : Liên minh Châu Âu (EU), Mỹ, Trung

Quốc...; giảm tỷ trọng các thị trường trung gian, tăng nhanh tỷ trọng các thị trường

tiêu thụ trực tiếp.

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP góp PHẦN GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS –f17 (Trang 120 - 125)