gian gần đây.
Khánh Hoà là tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, có diện tích tự nhiên 5258 km2 với hơn 500 km bờ biển và 135 km đường bờ ven đảo. Điểm cực đông của Khánh Hoà cũng là điểm cực đông của tổ quốc, vì vậy rất thuận lợi cho phát triển nghề cá vùng
khơi. Khánh Hoà có 72 hòn đảo lớn nhỏ, có 1.658 km đất ngập nước, 1.000 km
vịnh, đầm, phá, vùng biển nông 30 m rộng 2432 km2 và hơn 10.000 km thềm lục địa. Đó là tiềm năng to lớn cho ngành nuôi trồng, khai thác và chế biến của Thuỷ
sản Khánh Hoà phát triển.
Ngoài ra Khánh Hoà còn có ngư trường thuận lợi cho các loài cá ven biển phát
triển, với một vùng san hô đa dạng hơn 350 loài tại khu vực hòn Mun và các khu vực khác, nhất là vùng biển Trường Sa, một vùng đầy tiềm năng và triển vọng để
tỉnh vươn ra làm chủ biển khơi. Dọc bờ biển có nhiều bãi triều, nhiều núi nhô ra
biển và các bãi nhỏ tạo ra các đầm vịnh kín gió, kết hợp với các dòng hải lưu thay đổi theo mùa tạo nên những vùng nước có nguồn thức ăn dồi dào cho các đàn cá.
Trữ lượng hải sản của Khánh Hoà khoảng 150 – 200 nghìn tấn, trong đó chủ
yếu là cá nổi chiếm 70%. Khả năng cho phép khai thác hàng năm khoảng 70 nghìn tấn. Ngoài nguồn lợi cá biển, vùng biển Khánh Hoà còn có các loài giáp xác như
tôm hùm, tôm mũ ni, các loài cua, các loài thân mềm như mực, ốc nhảy, bào ngư và
các loại rong tảo có giá trị cao.
Khánh Hòa hiện có trên 40 DN tham gia XKTS. Năm 2006, sản lượng đánh bắt
thủy sản toàn tỉnh đạt 65.000 tấn, nuôi trồng đạt 24.700 tấn. Ngoài việc bảo quản phục
vụ ăn tươi, số còn lại đều được đưa vào chế biến phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Hàng năm, sản lượng sản phẩm xuất khẩu đạt khoảng 45.000 - 47.000 tấn, kim
ngạch xuất khẩu đạt 260 triệu USD. Theo đánh giá của Bộ Thủy sản, nhờ tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), các DN ở Khánh Hòa
đủ điều kiện để xâm nhập những thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản...
Với chính sách thích hợp của tỉnh Khánh Hoà, nhiều nhà đầu tư nước ngoài từ
Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Nga… đã đầu tư vào lĩnh vực chế biến và nuôi trồng thuỷ sản ở địa phương. Các mặt hàng khô tẩm gia vị ăn liền chất lượng tốt đang từng bước vào được các thị trường Nhật Bản, Mỹ.
Trong chương trình phát triển kinh tế biển giai đoạn từ nay đến năm 2010, Uỷ ban
nhân dân tỉnh Khánh Hoà vừa phải điều chỉnh kế hoạch khai thác sản lượng hải sản chỉ đạt tối đa khoảng 80.670 tấn vào năm 2010, so với mức 100.000 tấn đã đề ra trước đây. Theo đó, về đánh bắt hải sản, Khánh Hoà tổ chức lại lực lượng khai thác xa bờ chuyên
hướng mỗi năm huy động 150 tỷ đồng từ các nguồn vốn đầu tư cho đóng mới đội tàu, lập đề án tổ chức khai thác ở ngư trường Trường Sa- DK1, bảo quản tốt sản phẩm sau
thu hoạch nhằm tăng giá trị xuất khẩu; hạn chế khai thác ven bờ bằng cách chỉ duy trì sản lượng ổn định ở mức từ 38.000 đến 40.000 tấn/ năm... Bên cạnh đó, Khánh Hoà mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản lên trên 7.500 ha bằng các chính sách khuyến
khích; phát huy thế mạnh là tỉnh có ngành chế biến thuỷ sản đứng thứ 3 trong cả nước (sau Cà Mau và Sóc Trăng), Khánh Hoà tiếp tục nâng cao trình độ công nghệ và đa
dạng hoá các sản phẩm có giá trị, mở rộng các thị trường xuất khẩu mới tại EU và Bắc
Mỹ, phấn đấu đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu hàng thuỷ sản đạt 310 triệu với tổng
sản phẩm trên 57.000 tấn, trong đó tỷ lệ hàng siêu thị chiếm 50%.
Bảng 1.2: Kế hoạch thực hiện một số chỉ tiêu chính của ngành thủy sản tại
tỉnh Khánh Hoà năm 2004-2005-2006. Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch năm 2004 Thực hiện năm 2004 % so với kế hoạch năm Kế hoạch năm 2005 Thực hiện năm 2005 % so với kế hoạch năm Kế hoạch năm 2006 Thực hiện năm 2006 % so với kế hoạch năm Kế hoạch năm 2007 Tổng sản l ượng thuỷ sản Tấn 63.692 72.140 113 83.210 88.740 107 91.460 89.700 98 90.400 -Khai thác Tấn 55.000 59.700 109 66.000 66.190 100 67.000 65.000 97 65.800 - Nuôi trồng Tấn 8.692 12.440 143 17.210 22.550 131 24.460 24.700 101 24.600 Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 167 175 105 200 230 106 245 260 106 278 Tổng sản phẩm thuỷ sản XK Tấn 23.974 43.750 182 44.000 45.300 103 45.500 47.500 104 49.000
Nguồn: Báo cáo tổng kết của Sở Thuỷ Sản Khánh Hoà 2004-2005-2006
Sở thuỷ sản đã chủ động triển khai được công tác nuôi trồng thủy sản vùng mặt biển tại Cam Ranh, Nha Trang, Vạn Ninh, đây là yêu cầu bức xúc để triển khai
việc phát triển ngành theo quy hoạch được duyệt. Chủ trương được lãnh đạo tỉnh,
các sở ban ngành, chính quyền và nhân dân địa phương đồng tình ủng hộ, đã được
UBND tỉnh cấp vốn triển khai.
Bên cạnh những thuận lợi đó thì ngành thuỷ sản Khánh Hoà vẫn còn những
- Vùng biển khai thác thuỷ sản thì rộng và dài, trong khi đó đội ngũ cán bộ quản lý của ngành thì mỏng. Hơn nữa phương tiện phục vụ công tác tuần tra t rên biển còn thiếu,
do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản của ngành.
- Tổ chức chỉ đạo sản xuất của Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình nuôi trồng thuỷ
sản của Bộ và địa phương chưa đủ mạnh và chưa thật kịp thời.
- Việc xây dựng phát triển nuôi trồng thuỷ sản, quy hoạch chi tiết các vùng nuôi thuỷ sản tập trung còn chậm. Tính khả thi của một số qu y hoạch chưa cao.
- Thuỷ lợi hoá cho nuôi trồng thuỷ sản là vấn đề bức xúc đặt ra, song lĩnh vực này còn rất ít và thậm chí không đáng kể. Chưa chủ động được nguồn tôm bố mẹ, chất lượng môi trường nuôi có dấu hiệu giảm sút ở một số địa phương.
- Tình hình thiếu nguyên liệu vẫn thường xuyên xảy ra và là vấn đề quan tâm hiện
nay của các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu; Cạnh tranh về thuỷ sản trên thị trường quốc tế ngày càng gay gắt, trong khi khả năng cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt
Nam còn thấp ; Với yêu cầu hạ thấp mức thuế nhập khẩu thuỷ sản của WTO, cũng như các nước trong tiến trình hội nhập kinh tế, thuỷ sản Khánh Hoà nói riêng và Việt Nam
nói chung sẽ phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm thuỷ sản đến từ Thái Lan, Trung
Quốc, Indonexia…
- Tiến độ thực hiện nhìn chung còn chậm so với yêu cầu đòi hỏi.