CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEASFOODS – F17
3.5. Biện pháp 5: Một số biện pháp khác
3.5.1. Xây dựng chính sách giá cho sản phẩm xuất khẩu tại Công ty.
3.5.1.1. Mục đích của việc xây dựng chính sách giá cho sản phẩm.
Doanh nghiệp là một nhân tố hết sức quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp không chỉ trong nước mà cả các doanh nghiệp nước ngoài thì Công ty cần phải tạo ra được một cơ chế giá đúng đắn, vừa đảm bảo được tính cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu vừa đảm bảo được mức lợi nhuận cao.
3.5.1.2. Nội dung của biện pháp.
Định giá đúng đắn có vai trò quyết định lợi nhuận, tác động ảnh hưởng đến hàng hóa bán ra của Công ty. Công ty chủ yếu xuất khẩu theo đơn đặt hàng và sử dụng giá FOB, Công ty cần hướng tới sử dụng nhiều giá CIF hơn vì phương thức này có lợi cho cho bản thân Công ty và nền kinh tế trong nước.
- Công ty cần phải nâng cao trình độ ngoại thương cho cán bộ để họ có đủ năng lực trong đàm phán với khách hàng nước ngoài, để có thể kí được những hợp đồng lớn cho Công ty.
- Công ty cần liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để đầu tư trang thiết bị, dây chuyền chế biến hiện đại hoặc tận dụng ưu thế về khả năng vay vốn của Công ty để có thể vay được nguồn vốn lớn đầu tư cho dây chuyền thiết bị, từ đó sản xuất ra những sản phẩm thủy sản có công nghệ, kỹ thuật cao trong chế biến chiếm ưu thế cạnh tranh so với sản phẩm của Công ty khác giành được thế mạnh trên bàn đàm phán.
- Công ty cần lấy cơ sở của sự cân đối giữa hòa vốn, sự điều tiết về giá phụ thuộc chi phí biên tế và sản lượng hàng hóa bán ra cao hay thấp, nhiều hay ít như thế nào. Từ đó định ra cơ chế theo phân khúc thị trường, theo đối tượng khách hàng, theo thời gian thanh toán, theo tính chất sử dụng giá áp dụng cho mỗi thị trường, giá áp dụng theo phản ứng của đối thủ cạnh tranh.
Tóm lại, chính sách giá áp dụng cho khách hàng hoàn toàn nằm trong giới hạn chính sách giá của Công ty, đồng thời xuất phát từ mục tiêu cần đạt của Công ty kết hợp với sở thích, thói quen, tâm lý của khách hàng, để từ đó có chính sách giá cho phù hợp
3.5.2. Tìm kiếm thị trường ổn định.
Kim ngạch xuất khẩu của Công ty tăng nhanh qua các năm, điều đó chứng tỏ thị trường xuất khẩu của Công ty là rất tốt và có chuyển biến tích cực. Để phát triển các mặt hàng chủ lực của Công ty hơn nữa thì phải tìm được nhiều thị trường xuất khẩu ổn định lâu dài.
KIẾN NGHỊ
Qua quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods – F17, đứng trên quan điểm khách hàng để phân tích, em xin đưa ra một số kiến nghị.
Đối với Công ty.
- Công ty tăng cường công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường, tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng nhằm đáp ứng tốt nhất.
- Công ty nên áp dụng rộng rãi các hình thức quảng cáo như: in Catalogue, lịch… gởi đi các nơi để giới thiệu mặt hàng, cử cán bộ tham gia các hội chợ triển lãm trong nước cũng như nước ngoài.
- Để đảm bảo cho việc mở rộng thị trường, Công ty cần chủ động hơn về nguồn nguyên liệu đầu vào.
- Đầu tư xây dựng các mặt hàng chủ lực có ưu thế của Công ty, chú trọng đến đầu tư đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh. Tăng cường sản xuất sản phẩm mới, sản xuất các sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao.
- Không ngừng nâng cao chất lượng.
- Cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân. Xây dựng chương trình kế hoạch bảo vệ sức khỏe, áp dụng khoa học kỹ thuật ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo vệ sức khỏe cho người lao động.
- Có biện pháp sử lý nguồn nước thải, tránh gây ô nhiễm môi trường nước.
Đối với nhà nước.
Để hướng ngành thủy sản tiếp cận với thị trường thế giới có hiệu quả và được chấp nhận thì vai trò của nhà nước rất quan trọng, không chỉ là người điều tiết ngành thủy sản đúng hướng mà còn đóng vai trò là nhà thương thuyết để tạo ra môi trường thủy sản thuận lợi, đồng thời tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà kinh doanh xuất khẩu. Vì vậy nhà nước cần có những giải pháp như:
- Nhà nước cần ổn định hệ thống pháp luật và các chính sách xuất nhập khẩu Nhà nước cần đưa ra chính sách đầu tư phù hợp để thu hút vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước nhằm xây dựng và nâng cấp cơ sở hậu cần nghề
cá, cảng cá, hệ thống thủy lợi, hệ thống giống quốc gia và công nghệ giành cho ngành thủy sản.
- Tiếp tục xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng, giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà gây phiền nhiễu cho doanh nghiệp.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng và có chính sách hỗ trợ công tác đào tạo cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề nhằm tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển, tiếp thu công nghệ mới và thông qua đó củng cố phát triển các trường dạy nghề trong ngành.
- Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến tìm kiếm đối tác, thâm nhập cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Chính phủ phải có các văn bản điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản xuất khẩu.
Đối với ngành.
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ tư nhân có thể tiếp thị và bán hàng đến tận tay người tiêu dùng, giảm bớt tầng nấc trung gian.
- Sớm xem xét và phê duyệt các chương trình dự án của tỉnh Khánh Hòa để trình lên chính phủ.
- Tích cực hỗ trợ các dự án đầu tư có cơ sở hạ tầng nghề cá của tỉnh Khánh Hòa để sớm đưa vào sử dụng phục vụ cho nhu cầu của tỉnh và của nhà nước.
- Bộ có trách nhiệm ban hành tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật bảo quản nguyên liệu thủy sản, công bố rộng và chính xác cụ thể danh mục hóa chất phụ gia sử dụng trong bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản. Hỗ trợ mạng lưới cung cấp nguyên liệu, đảm bảo vệ sinh thực phẩm, quản lý chặt chẽ việc dùng kháng sinh trong nuôi trồng.