Tình hình xuất khẩu thuỷ sản tại công ty cổ phần Nha Trang

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP góp PHẦN GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS –f17 (Trang 36 - 38)

1.5.4.1. Sự cần thiết của hoạt động xuất khẩu đối với công ty.

Như chúng ta đã biết, hiện nay có rất nhiều các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản

cạnh tranh quyết liệt với nhau trên cả mặt trận bán và thu gom nguyên liệu đầu vào.

Trong khi đó nguyên liệu trong và ngoài nước thường xuyên biến động theo xuất khẩu hướng ngày càng cạn kiệt, thị trường đầu ra ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn. Trước tình hình đó, các công ty chế biến thuỷ sản nói chung công ty cổ phần Nha Trang Seafoods

– F17 nói riêng phải không ngừng đề ra các biện pháp tổ chức quản lý hữu hiệu để

nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động xuất khẩu

của mình. Đây là con đường tất yếu để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của công ty.

Thị trường xuất khẩu là một vấn đề được quan tâm của toàn ngành thuỷ sản nói chung. Đối với công ty thì việc duy trì, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản

phẩm là một vấn đề cấp bách mang tính chiến lược hàng đầu của công ty. Để làm được điều này đòi hỏi công ty phải làm tốt công tác marketing, nghiên cứu thị trường… Điều đó đòi hỏi Công ty phải đề ra một loạt các biện pháp chính sách để tăng cường hoạt động xuất khẩu .

Hơn thế nữa, điều quan trọng của bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là nguyên vật liệu. Nếu không có nguyên vật liệu thì doanh nghiệp sẽ không thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Yếu tố này trở nên quan trọng hơn bao giờ

cổ phần Nha Trang Seafoods – F17. Bởi trước tình hình nguồn nguyên liệu thuỷ sản

ngày càng khan hiếm, với sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp trong ngành về việc thu mua, biến động mùa vụ, giá cả ngày càng cao nhưng chất lượng lại giảm sút

sẽ gây rất nhiều khó khăn cho công ty trong việc giải quyết yếu tố đầu vào này. Trước

tình hình đó đòi hỏi công ty phải nghiên cứu tình hình thực tế, tiếp cận thị trường nguyên liệu, đưa ra các chiến lược thu mua hợp lý nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ tốt

cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu của công ty.

Xuất khẩu thuỷ sản giúp cho công ty các điều kiện thuận lợi sau:

- Mở rộng tiêu thị trường tiêu thụ góp phần ổn định và phát triển sản xuất.

- Tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản

xuất đồng thời xuất khẩu còn mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, góp

phần nâng cao năng lực sản xuất.

- Hàng hoá xuất khẩu của công ty buộc phải tham gia vào cuộc canh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng. Chính điều đó buộc công ty phải tổ chức lại sản

xuất, hình thành cơ cấu sản xuất để thích nghi với thị trường, đồng thời phải luôn đổi

mới và hoàn thiện công tác quản lý, sản xuất kinh doanh.

- Giảm bớt rủi ro trong kinh doanh, sản phẩm của công ty được bán ở nhiều thị trường khác nhau sẽ có khả năng ổn định tốt hơn và tránh được rủi ro lớn hơn là chỉ

bán ở một thị trường duy nhất.

- Công ty có khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ ra nước ngoài

đem về ngoại tệ cho đất nước.

Như vậy hoạt động xuất khẩu là một hướng phát triển có chiến lược.

1.5.4.2. Xuất Khẩu thuỷ sản của công ty cổ phần Nha Trang Seafoods – F17.

Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods – F17 giờ đã trở thành con chim đầu đàn của ngành thuỷ sản Khánh Hoà và là một trong những doanh nghiệp chế biến kinh

doanh thuỷ sản hàng đầu của miền Trung.

Bảng 1.3: Tình hình xuất khẩu của công ty trong giai đoạn 2004-2006.

Năm 2004 2005 2006

Sản lượng (tấn) 6.158,38 4.517,62 4.546,01

Kim ngạch xuất khẩu (1000 USD) 31.629,95 26.426,27 27.356,67

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG S EAFOODS – F17

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP góp PHẦN GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS –f17 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)