Một số chỉ tiêu đánh giá

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP góp PHẦN GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS –f17 (Trang 67 - 130)

2.3.3.1. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Chỉ tiêu về khả năng thanh toán đưa ra những đo lường về năng lực tài chính của Công ty trong việc đáp ứng tài chính ngắn hạn. Nó bao gồm: Khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh.

Khả năng thanh toán hiện hành (RC).

Tổng tài sản Khả năng thanh toán hiện hành =

Nợ ngắn hạn RC>1: Tốt, doanh nghiệp kinh doanh bình thường.

RC<1: Doanh nghiệp bị phá sản hoặc giải thể (Vốn CSH=0)

Bảng 2.8: Bảng phân tích khả năng thanh toán hiện hành của công ty năm 2005-2006.

Đơn vị tính: Đồng Năm Chênh lệch 2006/2005 Chỉ tiêu 2005 2006 Gía trị (±) Tỷ lệ (%) 1. Tổng tài sản 307.872.047.019 339.176.098.261 31.304.051.242 10,17 2. Tổng nợ phải trả 228.548.909.925 245.250.463.352 16.701.553.427 7,31 3.Khả năngTTHH (lần) 1,35 1,38 0,03 2,22

 Nhận xét:

Ta thấy khả năng thanh toán hiện hành năm 2005 là 1,35 lần, năm 2006 là 1,38

lần. Như vậy năm 2006 tăng 0,03 lần, tương đương tăng 2,22 % so năm 2005.

Nguyên nhân là do:

- Tổng tài sản năm 2006 tăng 31.304.051.242 đồng, tương đương tăng 10,17% so năm 2005.

- Trong khi đó tổng nợ năm 2006 tăng lên 16.701.553.427 đồng, tương ứng tăng 7,31%.

Tóm lại: Sau khi phân tích khả năng thanh toán hiện hành, nhận thấy cả 2 tỷ số này đều lớn hơn 1 chứng tỏ công ty có thể sử dụng toàn bộ tài sản của mình để trang trải các khoản nợ.

Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn (RNH).

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Khả năng thanh toán ngắn hạn

=

Nợ ngắn hạn RNH<1: Doanh nghiệp gặp khó khăn trong thanh toán

RNH>1: Doanh nghiệp có khả năng thanh toán

RNH>2: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn quá nhiều trong khi nợ ngắn hạn ít

Bảng 2.9: Bảng phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty năm 2005-2006.

Đơn vị tính: Đồng Năm Chênh lệch 2006/2005 Chỉ tiêu 2005 2006 Gía trị (±) Tỷ lệ (%) 1.Tổng TSLĐ và ĐTNH 262.262.806.558 290.361.280.089 28.098.473.531 10,71 2. Nợ ngắn hạn 227.053.960.153 241.909.409.186 14.855.449.033 6,54 3.Khả năng TT nợ ngắn hạn (lần) 1,16 1,20 0,44 3,45  Nhận xét:

Qua bảng trên ta thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là cao. Năm 2006 cao hơn 0,44 lần, tương ứng tăng 3,45% so năm 2005. Các tỷ số này đều lớn hơn 1 chứng tỏ trong năm 2005 và 2006 công ty có thể sử dụng toàn bộ tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn để trang trải các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này có khuynh hướng tăng lên công ty cần phát huy để nâng tỷ số này nên bằng 2 là tốt nhất.

Khả năng thanh toán nhanh (RQ).

Tiền và các khoản tương đương tiền Khả năng thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn

0,5<RQ<1: Tốt cho doanh nghiệp, các khoản nợ phát sinh trong thời điểm khác nhau nên doanh nghiệp có khả năng thanh toán.

RQ=1: Doanh nghiệp có khả năng thanh toán.

Bảng 2.10: Bảng phân tích khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2005-2006.

Đơn vị tính: Đồng. Chênh lệch 2006/2005

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006

± %

1.Tiền và các khoản

tương đương tiền 4.719.888.097 6.061.446.599 1.341.558.502 28,42

2. Nợ ngắn hạn 227.053.960.153 241.909.409.186 14.855.449.033 6,54

3. Khả năng thanh toán

nhanh (lần) 0,02 0,03 0,01 50

 Nhận xét:

Qua bảng phân tích ta thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2006 tăng so năm 2005 là 0,01 lần, tương đương tăng 50%.

Tuy nhiên ta nhận thấy rằng 2 tỷ số về khả năng thanh toán nhanh tại công ty đều nhỏ hơn 0,5 làm cho Công ty gặp khó khăn trong thanh toán và khả năng huy động vốn sản xuất kinh doanh. Điều đó là do Công ty để chiếm dụng vốn và tỷ lệ hàng tồn kho cao. Công ty cần chú trọng hơn trong khâu thanh toán và khâu giải quyết các khoản tồn kho để đảm bảo cho khả năng thanh toán nhanh và quá trình luân chuyển được tốt hơn.

2.3.3.2. Phân tích khả năng sinh lời của Công ty.

Để biết được trong thời gian qua Công ty làm ăn có lãi hay không thì ta tiến hành đi phân tích ở bảng sau:

Bảng 2.11: Bảng phân tích tỉ suất sinh lời của công ty trong 2 năm 2005-2006.

Chỉ tiêu

Năm

Lợi nhuận sau thuế (Đồng) Tổng doanh thu (Đồng) Tổng chi phí (Đồng) Tổng tài sản bình quân (Đồng) Vốn chủ sở hữu bình quân (Đồng) Tỷ suất LN trên doanh thu

Tỷ suất LN trên chi phí Tỷ suất LN trên tổng tài sản Tỷ suất LN trên vốn chủ sở hữu 2005 36.655.549.636 461.098.511.419 424.442.961.783 252.149.782.973 64.993.753.613 7,93 8,64 14,54 56,11 2006 25.926.346.733 497.916.704.871 470.158.274.740 323.524.072.640 86.624.386.002 5,19 5,14 8,01 29,93

Trong đó:

Tổng doanh thu = Doanh thu thuần + Doanh thu tài chính + Thu nhập khác

Tổng tài sản đầu năm + Tổng tài sản cuối năm Tổng tài sản bình quân =

2

Vốn chủ sở hữu đầu năm+Vốn chủ sở hữu cuối năm Vốn chủ sở hữu bình

quân = 2

 Nhận xét:

Qua bảng số liệu trên ta thấy có sự chênh lệch giữa các tỷ suất sinh lời trong 2 năm 2005 và 2006. Trong năm 2006 thì cứ 100 đồng doanh thu, 100 đồng chi phí, 100 đồng tài sản, 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì thu được số lợi nhuận thấp hơn so năm 2005. Điều này chứng tỏ hiệu quả hoạt động của công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh có xu hướng giảm xuống nhưng để đánh giá tốt hay sấu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Tóm lại: Sau khi phân tích các tỷ số về khả năng sinh lời, nhận thấy là mặc dù các tỷ số có khuynh hướng giảm nhưng công ty vẫn duy trì khả năng sinh lời cao, việc sử dụng vốn tương đối hiệu quả, nhìn chung tình hình tài chính của công ty là tốt.

2.4. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004-2006.

2.4.1. Kim ngạch xuất khẩu.

Từ khi nhà nước giao quyền chủ động sản xuất kinh doanh cho Công ty thị với mực tiêu chiến lược là đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng đồng thời mở rộng thị trường trong nước, đặc biệt là thị trường nước ngoài làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu cho Công ty. Hàng năm kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của công ty luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của công ty nói riêng và tỉnh nhà nói chung. Trong những năm gần đây, với kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng cao, công ty đã từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Để thấy rõ hơn ta xem bảng sau đây:

Bảng 2.12: Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của công ty so với cả nước và tỉnh Khánh Hoà trong 3 năm 2004-2005-2006.

Đơn vị tính: 1000USD Năm Chênh lệch 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Gía trị (±) Tỷ lệ (%) Gía trị (±) Tỷ lệ (%) Tổng kim ngạch XKTS cả nước 2.400.781 2.738.727 3.357.959 337.946 14,08 619.232 22,61 Tổng kim ngạch XKTS Khánh Hoà 175.000 230.000 260.000 55.000 31,43 30.000 13,04 Tổng kim ngạch XKTS của Công ty

24.839,39 26.426,27 27.356,65 1.586,88 6,39 930,38 3,52 Tỷ lệ của Công ty/cả nước (%)

1,03 0,96 0,81 -0,07 -6,74 -0,15 -15,57

Tỷ lệ của Công ty/Tỉnh Khánh Hoà (%)

 Nhận xét:

Qua bảng phân tích ở trên ta nhận thấy rằng tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Công ty trong những năm qua chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cả nước nhưng lại chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh Khánh Hòa. Cụ thể:

- Trong năm 2005 tỷ lệ xuất khẩu thuỷ sản của công ty so với cả nước chiếm 0,96% giảm 0,07 nghìn USD so năm 2004, tương đương giảm với tỷ lệ 6,74%. Năm 2006 chiếm 0,81%, giảm 0,97 nghìn USD so năm 2005, tương đương giảm tỷ lệ 8,42%.

- Tỷ lệ xuất khẩu thuỷ sản của công ty so với tỉnh Khánh Hoà chiếm tỷ lệ cao năm 2004, chiếm 14,19%; năm 2005, chiếm 11,49%; năm 2006, chiếm 10,52%. Tuy tỷ lệ này giảm dần qua các năm nhưng công ty vẫn là con chim đầu đàn trong vấn đề xuất khẩu thuỷ sản đưa kinh tế của tỉnh nhà phát triển mạnh.

Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của công ty tăng qua các năm. Năm 2005 tăng 1.586,88 nghìn USD, tương ứng tăng 6,39% so năm 2004. Năm 2006 tăng 3,52% so năm 2005.

Như vậy công ty cần có biện pháp cụ thể đẩy mạnh công tác xuất khẩu để nâng cao kim ngạch xuất khẩu của công ty so với cả nước và đối với tỉnh nhà.

2.4.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu .

Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản ngày càng tăng trong và ngoài nước, công ty đã không ngừng ra sức tăng sản lượng xuất khẩu. Từ ngày công ty được phép xuất khẩu với mục tiêu chiến lược là đa dạng hoá sản phẩm, đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là thị trường nước ngoài. Chính vì vậy công ty đã đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu cả về số lượng và chủng loại như cua, ghẹ, cá khô, mực khô, ruốc, vẹm… Trước tình hình nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm, sức cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, do đó sản lượng thuỷ sản xuất khẩu có sự giảm sút nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng lên rõ rệt. Cụ thể như sau:

Bảng 2.13: Cơ cấu mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods – F17 năm 2004-2005-2006.

Năm

2004 2005 2006

Sản lượng Giá trị Sản lượng Gía trị Sản lượng Giá trị

Sản phẩm

Tấn Tỷ lệ (%) 1000USD Tỷ lệ (%) Tấn Tỷ lệ (%) 1000USD Tỷ lệ (%) Tấn Tỷ lệ (%) 1000USD Tỷ lệ (%) 1. Cá 1.453,68 28,02 5.219,2 21,01 983,06 21,76 3.745,35 14,17 1.168,81 25,71 3.867,92 14,14 2. Tôm 2.894,92 55,80 16.662,32 67,08 2.809,95 62,20 19.641,02 74,32 2.740,69 60,29 20.975,48 76,67 3. Mực 58,16 1,12 125,52 0,51 65,05 1,44 232,27 0,88 272,78 6,00 658,53 2,41 4. Ghẹ 406,08 7,83 1.740,84 7,01 346,54 7,67 1.768,69 6,69 295,43 6,50 1.619,53 5,92 5. Bạch tuộc 267,26 5,15 738,21 2,97 299,36 6,63 985,94 3,73 10,97 0,24 49,92 0,18 6. SP khác 108,22 2,09 353,3 1,42 13,66 0,30 53,00 0,21 57,33 1,26 185,27 0,68 Tổng 5.188,32 100 24.839,39 100 4.517,62 100 26.426,27 100 4.546,01 100 27.356,65 100

Bảng 2.14: Chênh lệchcác mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods – F17

năm 2004-2005-2006.

Chênh lệch

2005/2004 2006/2005

Sản phẩm

Sản lượng (±) Tỷ lệ (%) Giá trị (±) Tỷ lệ (%) Sản lượng (±) Tỷ lệ (%) Giá trị (±) Tỷ lệ (%) 1. Cá -470,62 -32,37 -1473,85 -28,24 185,75 18,90 122,57 3,27 2. Tôm -84,97 -2,94 2978,7 17,88 -69,26 -2,46 1334,46 6,79 3. Mực 6,89 11,85 106,75 85,05 207,73 319,34 426,26 183,52 4. Ghẹ -59,54 -14,66 27,85 1,60 -51,11 -14,75 -149,16 -8,43 5. Bạch tuộc 32,1 12,01 247,73 33,56 -288,39 -96,34 -936,02 -94,94 6. SP khác -94,56 -87,38 -300,3 -85,00 43,67 319,69 132,27 249,57 Tổng -670,7 -12,93 1586,88 6,39 28,39 0,63 930,38 3,52

Biểu đồ: 2.1. Gía trị xuất khẩu của sản phẩm trên thị trường xuất khẩu năm 2004-2005-2006. - 5.000,00 10.000,00 15.000,00 20.000,00 25.000,00

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Cá Tôm Mực Ghẹ Bạch tuộc SP khác  Nhận xét:

Trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty, cả 3 năm mặt hàng tôm xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tuy sản lượng xuất khẩu giảm nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu lại tăng lên qua các năm. Gía trị kim ngạch xuất khẩu mặt hàng Tôm chiếm hơn 65% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Cụ thể: Năm 2004 kim ngạch xuất khẩu chiếm 67,08%, năm 2005 chiếm 74,32%, năm 2006 chiếm 76,67% tổng kim ngạch xuất khẩu. Có thể nói Tôm là mặt hàng đem lại doanh thu cũng như lợi nhuận cao nhất cho công ty. Điều này cho thấy chế biến Tôm xuất khẩu là một thế mạnh của công ty. Ngoài Tôm đông lạnh, cá fillet đông lạnh cũng đem lại doanh thu đáng kể cho Công ty.

Mặt hàng cá xuất khẩu năm 2005 giảm 470,62 tấn, tương đương giảm 32,37% so với năm 2004 và về mặt giá trị thì giảm 1473,85 nghìn USD, tương ứng giảm 28,24%. Năm 2006 sản lượng xuất khẩu của cá lại tăng lên 185,75 tấn, tương đương tăng 18,90% so với năm 2005 và về mặt giá trị tăng 122,57 nghìn USD, tương đương tăng 3,27%.

Cơ cấu mặt hàng còn được phong phú thêm nhờ các mặt hàng như: Mực, ghẹ, bạch tuộc, cua… Mực đông lạnh xuất khẩu năm 2005 tăng 6,89 tấn, tương đương tăng 11,85% và về giá trị tăng 106,75 nghìn USD, tương đương tăng 85,05% so với năm 2004. Năm 2006 sản lượng xuất khẩu mực tăng 207,73 tấn, tương đương tăng 319,34% so với năm 2005 và về mặt giá trị tăng 426,26 nghìn USD, tương ứng tăng 183,52%.

Mặt hàng ghẹ về sản lượng xuất khẩu năm 2005 giảm so với năm 2004 nhưng giá trị lại tăng lên. Nhưng năm 2006 thì cả sản lượng và giá trị đều giảm so với năm 2005

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty ngày càng đa dạng và phong phú.Tuy nhiên các mặt hàng xuất khẩu của công ty hầu hết là sản phẩm sơ chế, hàng đông lạnh

chiếm tỷ lệ cao.

2.4.3. Chất lượng sản phẩm xuất khẩu.

Cũng như bất kỳ doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu nào. Công ty rất quan tâm đến vấn đề chất lượng và công ty luôn xác định chất lượng là sống còn và là chiến lược hàng đầu của Công ty. Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods – F17 quản

lý chất lượng theo tiêu chuẩn HCCAP (Hazard Analysis Critical Control Points - hệ

thống kiểm soát dựa trên việc phân tích các mối nguy và điểm tới hạn) của Châu Âu.

Công tác thu mua nguyên liệu của công ty được thực hiện tương đối hiệu quả.

Đối với các đại lý, Công ty buộc các đại lý phải cam kết chịu trách nhiệm về nguyên liệu mà mình cung cấp cho Công ty.

Đối với hàng mua trực tiếp Công ty có nhân viên kiểm tra sơ bộ trước khi mua. Phần lớn những lô hàng mua từ khách vãng lai Công ty dành cho những thị trường tương đối dễ tính như Đài Loan …

Đối với nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Sau khi kiểm tra nếu thấy đạt yêu cầu thì sẽ ký hợp đồng mua. Công tác sản xuất hàng hoá của Công Ty được

thực hiện tương đối hiệu quả. Với trình độ máy móc, thiết bị và công nghệ hiện có, Công Ty đủ sức sản xuất hàng hoá để đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong thời

gian ngắn.

Công ty còn sản xuất thêm các hàng hoá dự trữ trong kho lạnh khi cần thì có thể giao ngay cho khách hàng. Hệ thống kho lạnh của Công ty tương đối lớn. Trình độ máy móc thiết bị hiện đại mới được đầu tư. Lực lượng lao động trực tiếp đông bên cạnh đó công ty có thể huy động được một số lượng lao động lớn làm theo ca khi hàng nhiều cần giải quyết nhanh cho khách hàng .

Đối với bất kỳ ai vào muốn vào phân xưởng sản xuất phải qua nhiều khâu từ thay đồng phục khử trùng, không được sức dầu và các điều kiện khác theo mẫu hướng dẫn của Công ty. Phải có sự đồng ý của phó Giám Đốc, trưởng phòng KCS và ca trưởng sản xuất thì mới được vào phân xưởng sản xuất. Những yếu tố trên càng khẳng định uy tín chất lượng, hàng hoá xuất khẩu của Công ty vì khâu sản xuất hàng hoá xuất khẩu chất lượng là yếu tố Công ty quan tâm hàng đầu.

Khi xuất hàng, công ty gửi mẫu bao bì của mình cho khách hàng, nếu khách hàng không đồng ý thì Công ty sẽ thay đổi cho phù hợp. Nếu đồng ý thì công ty sẽ đóng gói theo quy định trong hợp đồng. Bao bì mà Công ty sử dụng đảm bảo về kích cỡ, chống các tác động của hơi nước, không khí mùi vị, sinh vật và các tạp chất khác. Trên bao bì sản phẩm ngoài những thông tin cần thiết, công ty còn ghi rõ nơi xuất sứ của sản phẩm. Bất kỳ sản phẩm nào Công ty đều có ký hiệu riêng. Nhờ vào ký mã hiệu trên lô hàng mà công ty biết

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP góp PHẦN GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS –f17 (Trang 67 - 130)