Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP góp PHẦN GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS –f17 (Trang 109 - 111)

Các mặt hàng xuất khẩu của Công ty là các mặt hàng thuỷ sản, được xuất khẩu dưới dạng thô, đông lạnh và tươi sống. Mặt hàng chủ lực của Công ty là tôm đông lạnh. Hàng năm tôm đông lạnh Công ty chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Bên cạnh tôm đông lạnh còn nhiều sản phẩm khác như: Cá fillet, mực, ghẹ, cá khô, ruốc,... nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. Chủng loại hàng hoá da dạng và phong phú giúp cho công ty giảm được rủi ro vì nguyên liệu thuỷ sản có tính mùa vụ cao.

Ngày nay, nhu cầu về thuỷ sản trên thế giới ngày càng tăng. Việt Nam có chủ quyền về vùng biển lớn, sông ngòi nhiều, tiềm năng về thuỷ sản lớn và đa dạng vì vậy thị trường xuất khẩu của Công ty có nhiều cơ hội mở rộng thấy được vấn đề đó Công ty đã tiến hành mở rộng cơ sở chế biến, đầu tư nhiều trong vấn đề thu mua nguyên liệu nhưng thiên tai bão lụt, ô nhiễm môi trường vùng nuôi... đã ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu, gián tiếp ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu.

2.7.2.2. Chất lượng sản phẩm thuỷ sản.

Từ năm 1994 đến tháng 8-2006, đã có 28 vụ kiện đối với các sản phẩm xuất khẩu của nước ta; trong đó có 23 vụ chống bán phá giá, năm vụ tự vệ. Ngành thủy sản nước ta đã gặp nhiều khó khăn khi xảy ra hai vụ kiện chống bán phá giá phi-lê đông lạnh cá tra, ba sa (năm 2003) và tôm (2005).

Ngành thủy sản phải đối mặt với thực trạng sản xuất còn manh mún; hệ thống quy hoạch và cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản yếu kém; thiếu các liên kết trong sản xuất; công tác quản lý chất lượng giống còn bất cập; rủi ro do dịch bệnh; quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thủy sản nguyên liệu chưa đồng bộ; chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao; khả năng cạnh tranh giảm. Bên cạnh đó, ngành thủy sản Việt Nam còn phải đối mặt với xu hướng giá giảm đối với sản phẩm thủy sản nuôi; yêu cầu ngày càng cao về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm; các yêu cầu về bảo vệ môi trường; các vụ kiện chống bán phá giá và tranh chấp thương mại; cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, Công ty cần chú ý đến từng khâu chế biến, vận chuyển để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Tiêu chuẩn HACCP được áp dụng vào sản xuất sản phẩm thuỷ sản là bước đánh dấu sự vững mạnh của Công ty, là điều kiện đưa sản phẩm thâm nhập vào các thị trường khó tính như Mỹ, EU.

Gía cả sản phẩm thuỷ sản được thoả thuận giữa bên mua và bên bán khi ký kết hợp đồng. Gía cả cũng là một công cụ cạnh tranh rất quan trọng. Nếu chi phí sản xuất quá lớn sẽ đẩy giá thành sản phẩm trội hơn đối thủ thì doanh nghiệp sẽ mất khả năng cạnh tranh và dẫn đến tình trạng kinh doanh không có lãi. Do áp dụng kỹ thuật công nghệ mới trong sản xuất, đổi mới dây truyền công nghệ làm giảm đáng kể chi phí sản xuất đápứng nhu cầu về giá thành của khách hàng sau khi đã đáp ứng về chất lượng và đem lại nhiều lợi nhuận hơn

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP góp PHẦN GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS –f17 (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)