Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP góp PHẦN GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS –f17 (Trang 49 - 130)

DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS-F17.

2.2.1. Điều kiện tự nhiên.

- Việt Nam nằm trên tuyến đường giao thông hàng hải Quốc tế từ các nước Đông Bắc Á sang các nước Nam Á, Trung Đông và Châu Phi với chiều dài bờ biển 3260km với nhiều cảng có mực nước sâu, khí hậu tốt thuận lợi cho tàu bè qua lại. Biển Trung Bộ đa dạng và phong phú với các loài cá, tôm, mực và các loài hải sản khác, đặc biệt là Yến Sào có trữ lượng cao.

- Ngoài ra Miền Trung thuận lợi về khí hậu, địa hình phát triển ngành nuôi trồng thủy sản. Nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa theo kết quả của Viện nghiên cứu biển Nha Trang và nguồn lợi khai thác thuộc Bộ Thủy Sản thì trữ lượng khoảng 92000-100000 ngàn tấn/năm, trong khi đó mới khai thác gần 40000 ngàn tấn/năm. Như vậy ta thấy khả năng phát triển của ngành Thủy Sản cả tỉnh Khánh Hòa là rất lớn.

- Số tàu đánh bắt cá của Khánh Hòa chiếm tỷ lệ 8% so với cả nước. Hàng năm số tàu đánh bắt cá Voi công suất lớn với trang thiết bị hiện đại tăng nhanh, tăng lên từ 100 đến 200 chiếc, đưa tổng sản lượng khai thác của tỉnh hàng năm đạt 50-60 ngàn tấn/năm. Nghề cá Khánh Hòa phát triển với tốc độ nhanh, ngoài việc cung ứng cho thị trường tiêu thụ và các nhà máy đông lạnh trong tỉnh còn cung ứng cho các nhà máy đông lạnh ngoài tỉnh.

- Cùng với sự phát triển của nghề nuôi trồng thủy sản cả nước nói chung và miền Trung nói riêng, nghề nuôi trồng thủy sản của Khánh Hòa phát triển mạnh mẽ, chủ yếu là tôm.

- Các điều kiện trên tạo thành ưu thế cho Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 cả về thu mua nguyên liệu đầu vào lẫn vận chuyển để giải quyết đầu ra. Thêm vào đó, cảng Cam Ranh đưa vào sử dụng đã nâng cao ưu thế cho doanh nghiệp thủy sản Khánh Hòa nói chung và Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 nói riêng.

- Bên cạnh những thuận lợi, tỉnh Khánh Hòa còn phải đương đầu với những khó khăn về việc khai thác bừa bãi của các ngư dân. Họ đánh bắt bằng xung điện, thuốc nổ và chất độc, không theo quy định của Bộ Thủy Sản về kích cỡ mắt lưới và cỡ cá. Hơn nữa, sự ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp từ các công ty làm tài nguyên biển cạn kiệt, các loài có giá trị cao mất dần đi, chất lượng hải sản ngày càng giảm. Nếu tỉnh không có những biện pháp ngăn chặn và thực hiện triệt để thì nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến sẽ bị thu hẹp, công ty sẽ không đủ nguyên liệu sản xuất, nhất là vào những tháng trái mùa.

2.2.2. Yếu tố xã hội.

- Theo báo cáo, mức tăng dân số thế giới trung bình hàng năm là 77 triệu người và theo dự đoán dân số thế giới là 9 tỷ người vào năm 2050. Dân số tăng nhanh thì nhu cầu về thực phẩm tăng đáng kể.

- Trong thế kỷ qua, mức sống của dân số thế giới tăng lên rõ rệt. Họ không chỉ có nhu cầu ăn no mặc ấm mà còn có nhu cầu ăn ngon mặc đẹp, nhu cầu được hưởng thụ và chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Theo nghiên cứu của Bộ Y tế thì trong thành phần thịt hải sản đặc biệt là thịt cá không chứa chất Cholesteron, các chất gây béo phì mà chứa nhiều chất có lợi cho cơ thể, đặc biệt là chứa rất nhiều các vitamin. Do đó xu hướng dùng các loại thịt khác

giảm đi, thay vào đó nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản tăng lên rõ rệt. Sản phẩm thuỷ sản là sản phẩm cao cấp và có lợi cho sức khoẻ còn người. Đó là điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu thuỷ sản phát triển

2.2.3. Nguyên vật liệu.

Nguyên liệu là yếu tố không thể thiếu trong sản xuất. Với tình hình khai thác nguyên liệu thuỷ sản không đáp ứng cho nhu cầu của các công ty chế biến thuỷ sản nhu cầu về sản phẩm thuỷ sản trong và ngoài nước ngày càng tăng lên cả về chất lượng và số lượng làm cho sự cạnh tranh khâu đầu vào ngày càng khốc liệt. Như trước đây công ty rất thụ động trong việc thu mua nguyên liệu chủ yếu là các nhà cung ứng trong tỉnh đã làm cho công ty không chủ động được trong sản xuất, trong việc lựa chọn nguyên liệu tốt và giá cả hợp lý. Để khắc phục tình trạng đó công ty đã mở rộng địa bàn thu mua trên toàn quốc tạo ra những mối quan hệ vững chắc với các nhà cung ứng để được sự ưu tiên khi có nguyên liệu, nhất là vào thời gian trái mùa.

Lượng nguyên liệu cung ứng cho công ty phụ thuộc rất lớn vào sản lượng khai thác và nuôi trồng của tỉnh Khánh Hoà và các tỉnh lân cận. Công ty có đặt các tạm thu mua ở ngoài tỉnh như: Thành Phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Vũng Tàu, Đà Nẵng,Quảng Ngãi, Phan Thiết… nhằm thu mua được nguyên liệu trong những tháng trái mùa đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục.

Chất lượng nguyên liệu là khâu mà công ty rất quan tâm. Công ty có các hợp đồng buộc nhà cung cấp phải cam kết về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của lô hàng mà họ cung cấp. Nhìn chung công tác thu mua nguyên liệu của công ty được tiến hành tốt, mạng lưới thu mua được trải rộng trên các tỉnh ven biển, lượng nguyên liệu không ngừng tăng lên. Công ty đã tiến hành trả tiền ngay cho các khách hàng quen, cung cấp với số lượng nhiều và chất lượng cao. Trong những năm gần đây chính phủ đã có chính sách đánh bắt xa bờ tạo nguồn hàng có giá trị cao và sản lượng lớn, với kỹ thuật cao và công nghệ hiện đại làm cho sản lượng nuôi trồng tăng lên đáng kể về mặt số lượng và chất lượng. Điều này tạo điều kiện cho việc thu mua nguyên liệu của các công ty chế biến thuỷ sản nói chung và công ty cổ phần Nha Trang Seafoods – F17 nói riêng diễn ra tốt hơn.

Bảng 2.1: Tổng hợp thu mua nguyên liệu thuỷ sản của công ty trong giai đoạn 2004-2005-2006.

Năm Chênh lệch

2005 2006 2006/2005

Sản lượng Gía trị Sản lượng Gía trị Sản lượng Gía trị Mặt hàng Kg Tỷ lệ (%) Đồng Tỷ lệ (%) Kg Tỷ lệ (%) Đồng Tỷ lệ (%) ± Tỷ lệ (%) ± Tỷ lệ (%) Cá 1.939.700,39 24,82 58.221.614.623 15,88 2.219.993,50 27,63 51.468.289.619 15,15 280.293,11 14,45 -6.753.325.004 -11,60 Ghẹ 902.561,72 11,55 26.873.547.570 7,33 655.078,70 8,15 20.062.033.840 5,90 -247.483,02 -27,42 -6.811.513.730 -25,35 Mực 667.459,85 8,54 15.810.021.827 4,31 621.210,10 7,73 10.608.270.503 3,12 -46.249,75 -6,93 -5.201.751.324 -32,90 Tôm 4.305.726,79 55,09 265.765.178.487 72,48 4.538.509,20 56,49 257.632.727.018 75,83 232.782,41 5,41 -8.132.451.469 -3,06 Tổng 7.815.448,75 100 366.670.362.507 100 8.034.791,50 100 339.771.320.980 100 219.342,75 2,81 -26.899.041.527 -7,34

Nhận xét:

Qua bảng số liệu trên ta thấy, sản lượng thu mua nguyên liệu thuỷ sản của công ty năm 2006, tăng 219.342,75 kg, tương đương tăng 2,81% so với năm 2005 nhưng giá trị lại giảm 26.899.041.527 đồng, tương đương giảm 7,34%. Nguyên nhân là do:

- Sản lượng ghẹ năm 2006 giảm 247.483,02 kg, tương đương giảm 27,42% làm cho giá trị thu mua giảm 6.811.513.730 đồng, tương đương giảm 25,35% so với năm 2005. Sản lượng mực năm 2006 giảm 6,93%, dẫn đến giá trị giảm 32,90% so với năm 2005. Nguyên nhân chủ yếu thu mua 2 mặt hàng này giảm là do nhu cầu của các thị trường xuất khẩu về mặt hàng này giảm xuống, việc thu mua nguyên liệu gặp nhiều khó khăn, thiên tai, ô nhiễm môi trường vùng nuôi trong mấy năm nay thường xuyên xảy ra.

- Sản lượng tôm năm 2006 tăng 232.782,41 kg, tương đương tăng 5,41% nhưng giá

trị thì giảm 8.132.451.469 đồng, tương đương giảm 3,06%. Sản lượng thu mua mặt hàng

cá tăng lên 14,45% nhưng giá t rị thu mua giảm 11,60%.

Sản lượng nguyên liệu thuỷ sản của công ty luôn có sự thay đổi trong từng năm. Về nguyên liệu ghẹ, mực, thì sang năm 2006 giảm nhưng mặt hàng cá, tôm thì có sự tăng lên thể hiện sản lượng của nguyên liệu tôm và cá chiếm tỷ lệ cao trên 80% trong tổng sản lượng nguyên liệu thuỷ sản của công ty qua cả 2 năm 2005 và 2006. Sản lượng cá năm 2006 tăng 14,45% so năm 2005.

Bên cạnh đó tình hình tăng giảm tỷ trọng của giá trị các loại nguyên liệu thuỷ sản khác với sự tăng giảm của sản lượng nguyên liệu thuỷ sản. Nguyên nhân của sự tăng giảm này là do mỗi loại nguyên liệu có một mức giá khác nhau do vậy mà có sự khác nhau về cơ cấu giá trị của nguyên liệu thuỷ sản trong công ty. Qua bảng ta thấy tôm và cá là hai mặt hàng chế biến chủ lực của công ty trong thời gian qua.

2.2.4. Yếu tố về lao động.

Con người là một trong 3 yếu tố cơ bản của 1 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đây là yếu tố đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả hay không.Vì vậy trình độ tay nghề cũng như ý thức trách nhiệm của người công nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm.

Vai trò của cán bộ quản lý rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đặc biệt là đối với công ty cổ phần Nha Trang Seafoods – F17. Họ tác động đến đầu vào và có phương hướng để giải quyết đầu ra, giảm sự biến động của mùa vụ nguyên liệu, sự cạnh tranh của thị trường nguyên liệu.Vì vậy đòi hỏi phải có cán bộ quản lý tốt và quyết định giá mua, đảm bảo cạnh tranh có hiệu quả so với các đơn vị khác. Ở đầu ra đòi

hỏi cán bộ quản lý phải có mối quan hệ ngoại giao tốt với khách hàng để có thể tiêu thụ sản phẩm của công ty với giá bán có lợi nhất và thu được tiền nhanh nhất. Vai trò của bộ phận quản lý còn đặc biệt quan trọng trong việc ký kết các hợp đồng xuất khẩu, nếu không có sự am hiểu sâu về thị trường nước ngoài, khả năng kinh nghiệm thực tiễn, trình độ ngoại ngữ, nghiệp vụ chuyên môn thì công ty sẽ rất dễ “bị thua” trên thương trường. Nhận thức được tầm quan trọng của lao động, công ty đã rất quan tâm đến vấn đề này.

Bảng 2.2 : Cơ cấu trình độ chuyên môn nghiệp vụ lao động gián tiếp của công ty (tính đến ngày 01/01/2007).

Đơn vị tính: Người Trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Đơn vị Tổng số người Đại học và cao đẳng Trung cấp Trình độ khác 1. Khối quản lý 60 36 4 20 2. Cửa hàng 2 1 1 3. Nhà hàng Seafoods 3 2 1 4. Nhà máy CBTS 17 82 42 15 25 5. Nhà máy CBTS 90 37 16 5 16

6. Phân xưởng cơ điện 4 1 1 2

Tổng cộng 188 98 26 64

Tỷ lệ (%) 100 52,13 13,83 34,04

Nguồn: Phòng tổ chức.

 Nhận xét:

Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học và cao đẳng chiếm 52,13% trong toàn bộ lao động gián tiếp của công ty, trong đó nhà máy chế biến thuỷ sản F17 là 42 người chiếm 42,86% cho thấy tầm quan trọng của phân xưởng chế biến thuỷ sản.

Năm 2005 số nhân viên có trình độ đại học và cao đẳng là 96 người nhưng sang năm 2006 thì có 98 người. Như vậy ta thấy rằng công ty ngày càng quan tâm đến chất lượng lao động ở khối gián tiếp.

Nếu trình độ chuyên môn của khối gián tiếp quan trọng thì trình độ tay nghề của lao động trực tiếp càng phải được quan tâm nhiều vì đó là lực lượng quyết định đến chất lượng sản phẩm của công ty. Trình độ tay nghề của công nhân được thể hiện qua cấp bậc công nhân ở khâu tiếp nhận, do tính chất công việc tương đối đơn giản nên chỉ yêu cầu công

nhân bậc 1,2. Nhưng đối với các công đoạn xử lý bán thành phẩm, tiếp tục chế biến những sản phẩm có tính chất phức tạp thì cần có công nhân lành nghề có trình độ cao hơn.

Bảng 2.3 : Cấp bậc công nhân khối trực tiếp của công ty (tính đến ngày 01/01/2007). Đơn vị tính: Người Cấp bậc công nhân Đơn vị Số người 1 2 3 4 5 6 7 1. Vận hành 19 5 2 7 3 2 2. Nhà ăn 22 5 4 3 2 2 6 3. Nhà hàng 10 7 2 1 4. Nhà máy CBTS 17 423 196 83 44 34 19 47 5. Nhà máy CBTS 90 144 47 29 22 31 11 4

6. Phân xưởng cơ điện 24 10 3 5 6

7. Bốc xếp+ Lái xe phòng KD 14 4 6 1 3

8. Lái xe + vệ sinh + cây cảnh 4 1 3

Tổng cộng 660 274 130 80 73 40 57 6

Tỷ lệ (%) 100 41,52 19,70 12,12 11,06 6,06 8,64 0,91

Nguồn: Phòng tổ chức.

 Nhận xét :

Trình độ tay nghề của công nhân ở khối trực tiếp chủ yếu ở bậc thợ 1,2,3 và 4 còn bậc 5,6 và 7 chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ và tập trung chủ yếu ở các phân xưởng chế

biến thuỷ sản, đấy là đội ngũ lao động lâu năm làm việc tại công ty. Họ là lực lượng

nòng cốt cho đội ngũ công nhân và góp phần quan trọng vào công tác quản lý chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm .

Bậc thợ của công nhân chế biến của công ty không cao là do Công ty chỉ chế

biến những mặt hàng sơ chế nên yêu cầu về tay nghề cao là chưa cần thiết. Tuy nhiên để cạnh tranh trên thị trường thì việc nâng cao giá trị của sản phẩm thuỷ sản là điều cần thiết, do vậy mà nhu cầu về lao động có tay nghề cao trong công ty

những năm tới là rất lớn để có thể sản xuất ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất

2.2.5. Yếu tố về vốn.

Để thấy rõ tình hình sản xuất kinh doanh của công ty dựa trên cơ sở phân tích chung tình hình tài chính của công ty, đánh giá khái quát sự biến động của tài sản và nguồn vốn giữa cuối năm và đầu năm, đồng thời xem xét mối quan hệ giữa chúng nhằm rút ra nhận xét ban đầu về tình hình tài chính của công ty.

2.2.5.1. Phân tích cơ cấu và biến động tài sản.

Vốn là một trong các điều kiện kiên quyết của hoạt động sản xuất kinh doanh, để tạo lập doanh nghiệp trước tiên phải có vốn. Để thấy rõ về cơ cấu và biến động tài sản của công ty ta xem xét bảng sau :

Bảng 2.4: Bảng phân tích cơ cấu và biến động tài sản công ty năm 2005 và 2006

Đơn vị tính: Đồng Năm 2005 2006 Chênh lệch 2006/2005 Tài sản Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền (±) Tỷ lệ (%) A. TS ngắn hạn 262.262.806.558 85,19 290.361.280.089 85,61 28.098.473.531 10,71 1. Tiền 4.719.888.097 1,80 6.061.446.599 2,09 1.341.558.502 28,42 2. Các khoản PT 214.383.435.264 81,74 235.892.932.217 81,24 21.509.496.953 10,03 3. Hàng tồn kho 32.225.156.843 12,29 44.158.991.661 15,21 11.933.834.818 37,03 4. TS ngắn hạn khác 10.934.326.354 4,17 4.247.909.612 1,46 -6.686.416.742 -61,15 B. Tài sản dài hạn 45.609.240.461 14,81 48.814.818.172 14,39 3.205.577.711 7,03 1.Các khoản PT dài hạn 1.347.850.000 2,96 1.275.350.000 2,61 72.500.000 -5,39 2. Tài sản cố định 41.824.412.389 91,70 45.980.384.385 94,19 4.155.971.96 9,94 3.Các khoản ĐTTC dài hạn 598.690.000 1,31 606.690.000 1,24 8.000.000 1,34 4. TS dài hạn khác 1.838.288.072 4,03 952.393.787 1,95 -885.894.285 -48,19 Tổng tài sản 307.872.047.019 100 339.176.098.261 100 31.304.051.242 10,17

Nguồn: Bảng cân đối kế toán tổng hợp 2005-2006.

 Nhận xét:

Nhìn vào bảng phân tích trên ta thấy tình hình tài sản của công ty năm 2006 cao h ơn

so với năm 2005 là 31.304.051.242 đồng, tương ứng tăng 10,17%. Trong 2 năm qua tài

sản của doanh nghiệp luôn tăng lên. Chứng tỏ quy mô doanh nghiệp ngày càng mở rộng.

- Tài sản ngắn hạn năm 2006 tăng 28.098.473.531 đồng, tương đương tăng 10,71% so với năm 2005. Nguyên nhân chủ yếu Tài sản ngắn hạn tăng lên là do:

+ Tiền và các khoản tương đương tiền: năm 2006 tăng 1.341.558.502 đồng, tương ứng tăng 28,42% so năm 2005. Qua đây ta thấy tiền và các khoản tương đương tiền đã tăng

lên để phục vụ trả tiền nguyên liệu và trả lương cho công nhân viên mà trong đó đặc biệt là

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP góp PHẦN GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS –f17 (Trang 49 - 130)