CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
1.4.1. Sự biến động của thị trường kinh doanh.
Đây là nhân tố quan trọng có tác động đến hoạt động xuất khẩu của một doanh nghiệp ngoại thương. Bất kỳ sự biến động nào của thị trường cũng có thể gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, muốn cho xuất khẩu đạt thuận lợi thì trước hết nhà kinh doanh phải tìm cho mình những thị trường xuất khẩu ổn định đồng thời doanh nghiệp cũng cần phải dự đoán những yếu tố biến động trên thị trường.
- Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá đồng ngoại tệ và nội tệ thay đổi cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu. Xuất khẩu cú lợi khi tỷ giỏ tăng do vậy nếu cụng ty theo dừi sát tình hình biến động giá trên thị trường, dự báo được tỷ giá tăng thì công ty nên tăng cường xuất khẩu, chuẩn bị cho xuất khẩu.
- Giá cả hàng hoá trên thị trường: Giá mua và giá bán chịu ảnh hưởng bởi cung cầu hàng hoá và tính thời vụ của hàng hoá. Hàng hoá mua trái thời vụ thì giá bán xuất
khẩu tăng. Doanh nghiệp cần phải dự đoán xu hướng biến động của giá cả bằng cỏch theo dừi những biến động trờn thị trường, thực hiện mua tận gốc và bỏn tận ngọn.
- Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải xem xét những yếu tố khác của thị trường như: Kinh tế, văn hoá, chính trị, pháp luật, môi trường canh tranh,…
1.4.2. Nhân tố về nguồn nguyên liệu.
Khác với các nguyên liệu khác, nguyên liệu thuỷ sản có nhiều yếu tố bất lợi hơn, vì nguyên liệu thủy sản khi đánh bắt lên khỏi mặt nước sẽ chết sau một thời gian ngắn. Do cấu tạo của cơ thịt lỏng lên vi khuẩn dễ dàng thâm nhập và phân giải protit trong thịt một cách nhanh chóng, tiếp theo đó là quá trình phân huỷ và do đó mà nguyên liệu dễ ươn thối. Nếu không bảo quản và xử lý kịp thời thì chất lượng nguyên liệu bị giảm, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Chính do nguyên liệu
thuỷ sản có đặc thù là mau hư hỏng nên khi quan tâm đến sản phẩm cần phải đặt vấn đề chất lượng lên hàng đầu. Một khi nguyên liệu đã biến chất thì chắc chắn một điều chất lượng nguyên liệu sẽ xấu đi và không bao giờ có chất lượng sản phẩm tốt.
Ngoài đặc thù là mau hư hỏng ươn thối, nguồn nguyên liệu thuỷ sản còn mang tớnh chất mựa vụ rừ rệt. Điều đú ảnh hưởng lớn tới quỏ trỡnh tổ chức sản xuất, quản lý lao động và cơ cấu sản phẩm của xí nghiệp. Khối lượng nguyên liệu lớn đòi hỏi phải được xử lý và bảo quản kịp thời. Nếu chỉ cần chậm trễ hoặc do rửa vội không loại sạch tạp chất sẽ làm cho chất lượng nguyên liệu giảm.
1.4.3 . Nhân tố về kỹ thuật công nghệ và chất lượng sản phẩm.
1.4.3.1. Kỹ thuật công nghệ.
Ngày nay khoa học kỹ thuật đang phát triển mạnh mẽ và xâm nhập vào mọi lĩnh vực của cuộc sống, đặc biệt là trong ngành chế biến thuỷ sản. Từ việc đánh bắt bảo quản, đến khâu chế biến thành phẩm phải có trang bị máy móc thiết bị, nhà xưởng chế biến hiện đại để sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Vì đây là yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định đến chất lượng sản phẩm, đến sản lượng hàng hoá sản xuất và tiêu thụ trên thị trường.
1.4.3.2. Chất lượng hàng hoá.
Trong nền kinh tế thị trường chất lượng hàng hoá được đặt lên hàng đầu và là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp. Một sản phẩm dù đã được tung ra thị trường và đã được thị trường chấp nhận nhưng không có gì đảm bảo rằng sản phẩm đó sẽ tiếp tục được tiêu thụ mạnh trừ khi doanh nghiệp thường xuyên duy trì, cải tiến cũng như nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm đó. Vì thế để giữ vững và nâng cao uy tín sản phẩm của công ty mình, bắt buộc nhà kinh doanh phải luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu của mình để tạo được uy tín đối với khách hàng.
Việc nâng cao chất lượng sản phẩm không những tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, tăng tốc độ chu chuyển vốn và nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường mà còn có ý nghĩa thiết thực đối với tiêu dùng và xã hội. Nâng cao chất lượng sản phẩm là một yêu cầu quan trọng và cần thiết đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Khi nền kinh tế càng phát triển thì người tiêu dùng càng có nhu cầu hàng hoá có chất lượng cao và nhất là các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu sang các nước này thì yếu tố hàng hoá trở nên quan trọng, nó quyết định chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường thế giới.
Ngày nay cạnh tranh về chất lượng sản phẩm giữa các doanh nghiệp là yếu tố cạnh tranh hàng đầu và mạnh nhất trên cả yếu tố giá cả. Điều đó khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam hiện nay là phải tìm thị trường xuất khẩu mới để giảm rủi ro trong kinh doanh khi có biến động của thị trường truyền thống nên công việc này là cấp thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Trong hoàn cảnh khó khăn đó, doanh nghiệp nào nhạy bén linh hoạt sẽ có khả năng vươn lên và trụ vững trên thị trường thế giới nếu họ biết cải tiến chất lượng sản phẩm của mình.
1.4.4. Môi trường chính trị, pháp luật.
Môi trường chính trị pháp luật có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Xu hướng chuyển đổi cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, đã tạo nhiều cơ hội cho nền sản xuất nước ta vốn đã có nhiều hạn chế. Từng bước phát triển vững chắc và hoà nhập với nền kinh tế thế giới.
Các doanh nghiệp đã hoàn toàn chủ động trong việc sản xuất kinh doanh, linh hoạt đối với những thay đổi trên thị trường nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Có thể nói chiến lược phát triển xuất khẩu là một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại. Trong thời gian gần đây hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn góp phần vào việc tăng trưởng và ổn định nền kinh tế Việt Nam.
Gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện để Việt Nam cải cách chính sách, thể chế luật pháp vì phải cam kết xây dựng hệ thống chính sách minh bạch hơn, ổn định và dễ dự đoán; tạo điều kiện thuận lợi trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, nhằm bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp Việt Nam; Bên cạnh đó, tạo điều kiện để Việt Nam không bị đối xử như một nền kinh tế phi thị trường như hiện nay.
Trong tỡnh hỡnh đú, nhà nước đó xỏc định rừ phỏt triển kinh tế đối ngoại núi chung và phát triển xuất khẩu là mục tiêu quan trọng cần phải thực hiện cho có hiệu quả. Đó là đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hướng vào các ngành kinh tế vào mục tiêu xuất khẩu đi đôi với thỏa mãn nhu cầu nội địa bằng những sản phẩm có chất lượng cao. Đạt nhịp độ phát triển cao và ổn định là mục tiêu quan trọng của ngoại thương Việt Nam.