I. Khn khổ chung và xu thế trong chính sách KH&CN
2. Các chƣơng trình và kế hoạch phát triển KH&CN
Dựa trên các bộ luật hiện hành và đã ban hành trƣớc đây, Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng kế hoạch KH&CN 5 năm lần thứ nhất (1997-2002), cũng nhƣ Tầm nhìn dài hạn cho Phát triển KH&CN đến năm 2025 (Tầm nhìn 2025), trong đó nêu bật các hƣớng chính sách cơ bản và chiến lƣợc phát triển KH&CN ở Hàn Quốc.
Kế hoạch phát triển KH&CN 5 năm lần thứ 1 nhằm thức hiện những
mục tiêu trƣớc mắt bao gồm:
- Phấn đấu năm 2002 tăng đầu tƣ NCPT của Chính phủ lên 5% tổng chi ngân sách năm 2001 là 4,4%);
- Tăng đầu tƣ nghiên cứu cơ bản từ mức 16% (năm 2000) lên 20% tổng chi ngân sách cho NCPT ;
- Phấn đấu năm 2002 đạt số nhân lực NCPT ở mức 192.000 ngƣời, hay 40 cán bộ/10.000 dân
Tầm nhìn 2025. Trong mục tiêu phát triển lâu lài, Chính phủ Hàn Quốc
đã đƣa ra sáng kiến chiến lƣợc dài hạn có tên gọi là "Tầm nhìn dài hạn cho Phát triển KH&CN đến năm 2025 (hay Tầm nhìn 2025) vào tháng 9/1999. Tầm nhìn 2025 vạch ra những hƣớng phải thực hiện, xây dựng một nền kinh tế tiên tiến và phồn vinh thông qua phát triển KH&CN bằng cách tạo mới, sử dụng và phổ biến tri thức, đề cao hiểu biết khoa học, và hình thành hệ thống quản lý tiến bộ của KH&CN quốc gia. Các mục tiêu đƣợc nhóm theo 3 khoảng thời gian trong giai đoạn 25 năm. Mỗi khoảng thời gian đƣợc xác đinh theo một chủ đề thống nhất thể hiện hoạt động tập trung chủ yếu cho giai đoạn đó.
Bƣớc1 (đến năm 2005): Đƣa các năng lực KH&CN lên các mức cạnh tranh đƣợc với những nƣớc hàng đầu thế giới bằng việc huy động các nguồn lực, mở rộng cơ sở hạ tầng, và nâng cấp các quy định và luật pháp liên quan.
Bƣớc 2 (đến năm 2015): xác lập vị trí là nƣớc phát triển KH&CN chủ yếu trong khu vực châu Á-Thái Bình Dƣơng, tích cực tham gia vào các nghiên cứu khoa học và tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho thúc đẩy NCPT.
Bƣớc 3 (đến năm 2025): Đảm bảo năng lực cạnh tranh KH&CN tƣơng đƣơng với các nƣớc G-7 trong một số lĩnh vực.
Kế hoạch này có một số đặc điểm sau:
- Giảm bớt vai trị của Chính phủ và chuyển dần sự lãnh đạo Hệ thống đổi mới quốc gia (NIS) sang khu vực tƣ nhân;
- Nâng cao hiệu quả đầu tƣ NCPT quốc gia;
- Làm cho hệ thống NCPT hoà hợp với hệ thống toàn cầu;
- Đáp ứng đƣợc những thánh thức của cuộc cách mạng CNTT và CNSH.
Để biến viễn cảnh trên thành hiện thực vào năm 2025, Chính phủ Hàn Quốc đã triển khai Chương trình khoa học tiên phong thế kỷ 21 (21st
Century Frontier Science Programs) vào năm 1999 và thực thi Luật khung về KH&CN nhƣ đề cập ở trên.
Năm 2002 là điểm mốc quan trọng đối với lĩnh vực NCPT của Chính phủ Hàn Quốc vì các Dự án HAN (Highly Advanced National), một chƣơng trình NCPT quốc gia lớn của Hàn Quốc đang chuẩn bị kết thúc. Để tiếp nối, Chính phủ đã đƣa ra Chƣơng trình khoa học tiên phong thế kỷ 21 tập trung vào phát triển các công nghệ cốt lõi và đảm bảo các công nghệ tiên tiến trong những lĩnh vực có triển vọng của thế kỷ 21 nhƣ CNTT-TT, CNSH, các khoa học về sự sống, công nghệ nano, công nghệ môi trƣờng, vật liệu mới v.v..
Đây là Chƣơng trình 10 năm, với mức đầu tƣ đạt xấp xỉ 8 triệu USD/năm/dự án. Trong chƣơng trình này, Chính phủ dự kiến hỗ trợ 20 dự án. Đồng thời, Chính phủ sẽ tiến hành đánh giá việc thực hiện các dự án HAN về các khía cạnh khoa học, kinh tế, xã hội và quản lý.
Chương trình sáng kiến nghiên cứu sáng tạo đƣợc triển khai vào năm 1997 với mục đích chuyển dịch chính sách phát triển KH&CN ở Hàn Quốc "từ bắt chƣớc sang sáng tạo", hƣớng tới nền kinh tế tri thức. Chƣơng trình này nhằm tăng cƣờng tiềm năng quốc gia trong cạnh tranh công nghệ thông qua nghiên cứu cơ bản. Nó tập trung vào nghiên cứu các hiện tƣợng sẽ xảy ra trong tự nhiên, phát triển các lĩnh vực nghiên cứu khoa học mới , và tạo ra các đột phá cơng nghệ. Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch đánh giá tồn diện chƣơng trình trong năm 2003 sau 6 năm thực hiện. Hƣớng phát triển tiếp theo của Chƣơng trình này sẽ phụ thuộc vào các kết quả đánh giá năm 2003.
Chương trình phịng thí nghiệm quốc gia đƣợc triển khai năm 1999 với
mục đích khai thác và nuôi dƣỡng các trung tâm nghiên cứu tài năng, chúng sẽ giữ vai trò sống còn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh công nghệ của quốc gia. Chính phủ hàng năm sẽ tài trợ cho mỗi phịng thí nghiệm 250.000 đơ la Mỹ trong vịng 5 năm, nhấn mạnh đặc biệt vào củng cố công nghệ cốt lõi trong các lĩnh vực liên quan của nó. Chƣơng trình đã tài trợ cho 300 phịng thí nghiệm nghiên cứu quốc gia trên tồn quốc, trong đó 150 thuộc khu vực hàn lâm, 90 thuộc các viện nghiên cứu và 60 thuộc khu vực công nghiệp. Trong năm 2002, khoảng 450 phịng thí nghiệm đƣợc tài trợ.
Chương trình phát triển cơng nghệ sinh học. Chƣơng trình Biotech
2000 đƣợc Chính phủ bắt đầu triển khai năm 1994 trong khuôn khổ chƣơng trình dự án HAN với mục tiêu chiến lƣợc là đƣa năng lực và hạ tầng công nghệ sinh học của Hàn Quốc sánh ngang với các nƣớc hàng đầu thế giới vào năm 2007, đẩy nhanh thƣơng mại hóa các kết quả NCPT để tạo ra các sản phẩm CNSH của Hàn Quốc có thể cạnh tranh đƣợc trên thị trƣờng quốc tế, đạt 5% thị phần sản phẩm công nghệ sinh học thế giới. Tổng đầu tƣ dự kiến khoảng 20 tỷ đôla Mỹ kéo dài trong 14 năm (1994-2007). Với quyết tâm nhƣ vậy, nên ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, đầu tƣ cho công nghệ sinh học vẫn tăng gấp đôi.
Biotech 2000 đƣợc chia làm 3 giai đoạn với các mục tiêu nhƣ sau: Giai đoạn 1 (1994-1997): phát triển hạ tầng và nâng cao khả năng NCPT; giai đoạn 2 (1997-2002): hoàn thành nghiên cứu cơ sở; và giai đoạn 3 (2002-2007): sản xuất cho thị trƣờng thế giới.
Tháng 10/2000, Chính phủ Hàn Quốc điều chỉnh chƣơng trình Biotech 2000, theo đó, giai đoạn 2 sẽ kéo dài đến năm 2003 và tồn bộ chƣơng trình sẽ kéo dài đến năm 2010. Mục tiêu là phấn đấu đƣa ngành công nghiệp này của Hàn Quốc sẽ cạnh tranh đƣợc với các quốc gia hàng đầu thế giới và sẽ có 900 cơng ty mới vào năm 2010.
Chƣơng trình Biotech 2000 cũng nhấn mạnh hợp tác quốc tế trong công nghệ sinh học thông qua các liên doanh và các thỏa thuận nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.
Nghiên cứu trong Chƣơng trình Biotech 2000 hƣớng vào các lĩnh vực nhƣ: vật liệu sinh học, kỹ thuật y sinh học, phân tích gen, ni cấy tế bào, thực
phẩm và công nghệ sinh học môi trƣờng, và các ngành khoa học sự sống cơ bản.
Chính phủ Hàn Quốc đã lấy năm 2001 làm "Năm Công nghệ Sinh học" và lập kế hoạch tập trung tất cả các nguồn lực có thể để hƣớng vào xây dựng "Nƣớc Hàn Quốc Sinh học" (B-Korea).
Chính phủ thành lập "Ủy ban Cơng nghiệp và CNSH" thuộc Hội đồng KH&CN quốc gia, có trách nhiệm tham gia vào việc điều phối chính sách cơng nghệ sinh học quốc gia giữa các bộ liên quan. Chính phủ sẽ đầu tƣ 270 triệu USD vào các lĩnh vực nghiên cứu bộ gen, bộ protein, sinh tin học và tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các đối tác nƣớc ngoài tiềm năng.
10 chiến lược triển khai được xác định như sau:
1. Thúc đẩy hợp tác liên bộ để xây dựng cơ sở NCPT liên ngành về CNSH;
2. Cung cấp hỗ trợ tập trung cho những dự án NCPT chủ yếu đã xác định;
3. Đẩy nhanh phát triển cơng nghệ trung bình và chuyển giao chúng vào sản xuất kinh doanh;
4. Tăng cƣờng và tiếp tục hỗ trợ các dự án CNSH đang triển khai; 5. Thúc đẩy nghiên cứu cơ bản và nền tảng cho các ngành khoa học về sự sống;
6. Mở rộng giáo dục và các chƣơng trình đào tạo đảm bảo nguồn nhân lực cần thiết cho phát triển CNSH;
7. Lập "vành đai CNSH" trên toàn quốc nhằm cung cấp cơ sở NCPT cho nghiên cứu CNSH;
8. Đẩy mạnh phát triển hạ tầng và các chức năng hỗ trợ cho NCPT CNSH;
9. Thúc đẩy hợp tác quốc tế về phát triển CNSH; và
10. Nâng cao các hệ thống luật pháp và thể chế nhằm thúc đẩy NCPT và thƣơng mại CNSH.
Các định hƣớng cơ bản của các chính sách và chiến lƣợc cho chƣơng trình này nhằm đạt đƣợc 3 mục đính cuối cùng. Thứ nhất, tạo ra các tập đồn cơng nghiệp sinh học mới thơng qua phát triển CNSH mới trên nền tảng vững chắc của CNSH thông thƣờng. Thứ hai, đẩy nhanh việc tạo đƣợc sự nhất trí của cơng chúng trong nhận thức về xây dựng công nghệ bền vững và thân thiện môi trƣờng. Thứ ba, nhận rõ tầm quan trọng của nguồn tài nguyên sinh học và tìm kiếm sự ủng hộ chiến lƣợc để bảo vệ đa dạng sinh học liên quan tới NCPT trong CNSH.
Những năm gần đây, các chính sách đã quan tâm nhiều tới công nghệ sinh học và cơng nghệ nano. Năm 2001, Chính phủ đã xây dựng Kế hoạch Phát triển Công nghệ sinh học lần thứ 3 (2002-2007) và thành lập Trung tâm Thông tin Gen học Quốc gia cùng với Uỷ ban Tƣ vấn về Đạo đức trong công nghệ sinh học. Để thúc đẩy phát triển cơng nghệ nano, năm 2001 Chính phủ đã xây dựng một kế hoạch Phát triển tồn diện Cơng nghệ nano. Năm 2000, Hàn Quốc cũng đã khởi công xây dựng Trung tâm Vũ trụ, gồm cả trạm phóng tàu vũ trụ dự kiến sẽ hồn thành năm 2005.
Để tài trợ cho các chƣơng trình đầy tham vọng đó, Chính phủ đã tăng rất nhiều kinh phí cho NCPT. Nếu nhƣ năm 1998, kinh phí NCPT ở mức 2.700 tỷ won (2,2 tỷ USD), tức 3,6% tổng ngân sách chính phủ, thì năm 2002 tăng lên 5.000 tỷ won (4,2 tỷ USD), tức 4,7% ngân sách chính phủ.