Khuôn khổ chung và xu thế trong chính sách KH&CN

Một phần của tài liệu Xu thế và chính sách của khoa học công nghệ thế giới những năm đầu thế kỷ XXI: Phần 2 (Trang 29 - 33)

Luật thành lập Ủy ban Nghiên cứu Khoa học Nhà nƣớc (KBN) của Ba Lan có hiệu lực ngày 12 tháng 1 năm 1991 là cơ sở pháp lý cho việc áp dụng một hệ thống hiện đại trong tổ chức và tài trợ cho nghiên cứu. Hệ thống này đƣợc đặc trƣng bằng sự tuân thủ theo các nguyên tắc cạnh tranh trong việc xin cấp tài trợ của Nhà nƣớc, tính cơng khai của các tiêu chuẩn, thủ tục và các quyết định, cũng nhƣ sự đánh giá đƣợc dựa trên cơ sở quyết định của các chuyên gia độc lập thuộc các chuyên ngành khoa học khác nhau (hệ thống đánh giá “ngang bằng"). Điều này dẫn đến sự khởi đầu của các cuộc cạnh tranh giữa các dự án nghiên cứu đƣợc đệ trình lên Ủy ban xem xét, giữa các nhà quản lý của các dự án nghiên cứu theo đơn đặt hàng, các dự án mục tiêu đƣợc đặt hàng, cũng nhƣ trong sự phân bổ kinh phí dành cho hoạt động theo luật định, trong đó việc phân loại các đơn vị khoa học đóng vai trị yếu tố cơ bản.

Việc đánh giá theo thơng số và từ đó dẫn đến phân loại các đơn vị đƣợc thực hiện 4 năm một lần và thƣờng diễn ra trong năm đầu của nhiệm kỳ hoạt động 4 năm của Ủy ban. Đánh giá đƣợc dựa trên cơ sở các kết quả hoạt động NCPT đạt đƣợc trong toàn bộ 4 năm trƣớc đó và đƣợc tập hợp thành tƣ liệu. Đánh giá này bao hàm các xuất bản phẩm của đội ngũ cán bộ của đơn vị, kết quả đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và kết quả của hoạt động đổi mới của đơn vị. Mỗi một nhóm cơng tác của Uỷ ban đề ra những định nghĩa chi tiết riêng về các khái niệm áp dụng, các thang điểm cho kết quả cụ thể và yêu cầu các tƣ liệu cần thiết cho việc đánh giá các đơn vị, trong khi vẫn tôn trọng không vi phạm "Các nguyên tắc đánh giá thông số cơ bản đối với các đơn vị khoa học".

Mặc dù trong những năm gần đây, khơng có những thay đổi mang tính đột phá có thể tạo ra những thành tích tốt hơn trong lĩnh vực hoạt động NCPT ở Ba Lan, nhƣng một số xu hƣớng tích cực cũng đã đƣợc củng cố và nếu đƣợc duy trì ổn định thì trong tƣơng lai có thể sẽ cải thiện đáng kể hiện trạng của lĩnh vực cực kỳ quan trọng này, vốn đƣợc coi là một trong các trụ cột của nền

kinh tế mang tên nền kinh tế tri thức. Dữ liệu của Văn phòng Thống kê Trung ƣơng cho thấy:

1. Số các đơn vị tiến hành hoạt động NCPT trong năm 1999 là 955, nhiều hơn 50 đơn vị so với năm 1998. Số lƣợng các đơn vị NCPT tiếp tục giảm, trong khi số lƣợng các đơn vị phát triển, chủ yếu là các doanh nghiệp công nghiệp tiến hành hoạt động NCPT lại gia tăng. Sự tham gia ngày càng tăng của các doanh nghiệp vào hoạt động nghiên cứu là hiện tƣợng rất tích cực và là định hƣớng thay đổi đúng đắn (vào giữa thập niên 90, ở tất cả các nƣớc OECD, Chi tiêu Doanh nghiệp cho NCPT (Business Expenditure on Research and Development - BERD) chiếm đến 70% Tổng Chi tiêu NCPT (Gross Expenditure on Research and Development - GERD). Trong những năm 90, ở các đơn vị khoa học thuộc PAN (Viện Hàn lâm khoa học Ba Lan) và cả ở các đơn vị NCPT, số lƣợng các viện nghiên cứu đã gia tăng, trong khi số các đơn vị khác giảm xuống (ví dụ, số các trung tâm NCPT (OBR) vào năm 1999 ít hơn 40 đơn vị so với năm 1990);

2. Năm 1999, kinh phí dành cho NCPT (trong các tài liệu quốc tế chỉ tiêu đƣợc coi là GERD) đạt khoảng 4,6 tỷ PLN (đồng tiền Ba Lan tính theo thời giá hiện hành), trong đó có 60% thuộc về kinh phí của Nhà nƣớc, 30% là kinh phí của các đơn vị và 10% tài trợ tƣ nhân và tài trợ nƣớc ngoài, con số này cao hơn 14,6% so với năm 1998, có nghĩa là trên mức lạm phát của thời kỳ này. Nếu đem so sánh, có thể thấy rõ là trong năm 1998, kinh phí dành cho hoạt động NCPT (theo thời giá hiện hành) cao hơn 19,2% so với năm trƣớc đó và chi phí của năm 1997 lại cao hơn 21,7% so với 1996;

3. Sau một thời gian dài suy giảm, tỷ lệ kinh phí NCPT trên tổng sản phẩm quốc gia (GERD/GDP) trong các năm gần đây đạt khoảng 0,7%. Năm 1999, tỷ lệ này là 0,75%, cao hơn tỷ lệ GERD/GDP của năm trƣớc đó 0,03%. Đây là một con số thấp hơn nhiều so với mức đạt đƣợc của EU hoặc OECD, tuy nhiên vẫn còn cao hơn tỷ lệ GERD/GDP ở hầu hết các nƣớc chuẩn bị gia nhập EU, ngoại trừ Cộng hoà Séc, Cộng hồ Slovac và Slovenia;

4. Cơ cấu kinh phí NCPT theo loại hình các đơn vị thực hiện chi tiêu nhƣ sau:

- Các đơn vị NCPT - 39,5% (trong đó các viện NCPT chiếm 34% trong tổng GERD, tăng 0,8% so với năm 1998);

- Các trƣờng đại học - 27,8%; - Các đơn vị phát triển - 21,5%;

- Các đơn vị khoa học thuộc PAN - 10,8%; - Các đơn vị dịch vụ khoa học - 0,4%.

Cơ cấu này tƣơng tự nhƣ cơ cấu của năm 1998. Sự thay đổi đáng kể nhất, nhƣ đã nêu ở trên, là sự gia tăng tỷ phần chi tiêu NCPT của các viện NCPT, là những đơn vị trực tiếp thực hiện NCPT trong tổng chi phí cho các hoạt động NCPT.

Về cơ cấu kinh phí NCPT theo các nguồn tài chính, có thể nhấn mạnh rằng ở Ba Lan, sự tham gia tài trợ của các doanh nghiệp cho hoạt động này đang tiếp tục tăng lên. Năm 1999, sự tham gia của các doanh nghiệp chiếm 30,6%, là mức cao nhất trong giai đoạn 5 năm gần đây. Đây là một xu thế tích cực, cần đƣợc chính sách của Nhà nƣớc hỗ trợ, khuyến khích khu vực tƣ nhân tham gia ngày càng mạnh hơn vào thực hiện và tài trợ cho hoạt động NCPT, mà trong tình hình hiện nay đây là phƣơng thức khả thi duy nhất để cải thiện tình hình khoa học ở Ba Lan.

Tổng tỷ phần tài trợ khơng thuộc Nhà nƣớc (ngồi các nguồn kinh phí tƣ nhân, số này cịn bao gồm cả các nguồn kinh phí riêng của các đơn vị khoa học thuộc PAN, các đơn vị NCPT, các đơn vị dịch vụ khoa học, cũng nhƣ tài trợ của nƣớc ngoài) chiếm trong tổng chi tiêu NCPT đã tăng lên đến 41,5% trong năm 1999.

Phần tài trợ của nƣớc ngoài vẫn ở mức rất thấp, không vƣợt quá 2% trong tổng kinh phí (năm 1999 là 1,7%).

Sự tham gia của các thực thể nƣớc ngoài nhƣ là cơ quan thực hiện NCPT ở Ba Lan cịn rất ít, tuy nhiên, có xu hƣớng gia tăng rõ trong giai đoạn gần đây (năm 1997, các doanh nghiệp đƣợc coi là cơ quan thực hiện NCPT có phần vốn chủ yếu của nƣớc ngồi đã đóng góp 4,0% tổng chi phí NCPT, trong khi năm 1998 tỷ lệ này đã tăng lên 5,1% và năm 1999 là 8,3%).

Trong cơ cấu chi tiêu NCPT của giai đoạn 1995-1999 nếu tính theo các ngành khoa học, phần kinh phí dành cho các ngành khoa học tự nhiên và nông nghiệp giảm, trong khi kinh phí cho các ngành khoa học kỹ thuật và y học lại gia tăng.

Ngày 1 tháng 1 năm 2001, đã diễn ra một sự thay đổi quan trọng về hiện trạng luật pháp của Ba Lan, khi luật sửa đổi điều luật thành lập Ủy ban Nghiên cứu Khoa học Nhà nƣớc (KBN) đƣợc Quốc hội Ba Lan thông qua ngày 15 tháng 9 năm 2000 và đƣa vào thực hiện và luật sửa đổi điều luật quy định hoạt động của các đơn vị NCPT đã đƣợc thông qua ngày 26 tháng 10 năm 2000 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 27 tháng 2 năm 2001. Mục đích sự thay đổi của cả hai đạo luật này là nhằm cải thiện việc sử dụng tiềm năng khoa học cho việc phát triển kinh tế đất nƣớc và sử dụng nguồn kinh phí của Nhà nƣớc phân bổ cho nghiên cứu một cách hiệu quả hơn.

Một số biện pháp thực hiện mục đích này là:

 Thay đổi về chuyển giao quyền lực giữa KBN và Chủ nhiệm Uỷ ban, nhằm tăng cƣờng quyền hạn ra quyết định và trách nhiệm của Chủ nhiệm;

 Bảo đảm quyền bình đẳng khi tiếp cận đến nguồn kinh phí tài trợ từ ngân sách khoa học và đặc biệt là các tài trợ cho các hoạt động và đầu tƣ theo luật định, cho các đơn vị tổ chức thực hiện NCPT, khơng phụ thuộc vào loại hình hữu của chúng, ví dụ nhƣ trƣờng hợp các trƣờng đại học không thuộc Nhà nƣớc cũng đƣợc nhận tài trợ cho nghiên cứu;

 Tạo khả năng chuyển giao một phần kinh phí - đƣợc chỉ định để tài trợ hoặc đồng tài trợ cho các dự án nghiên cứu, dự án mục tiêu và các hoạt động hỗ trợ nghiên cứu - sang cho PAN, các hiệp hội, quỹ và các đơn vị khác để hỗ trợ cho khoa học và thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt;

 Khẳng định rõ ràng rằng, hoạt động nghiên cứu (nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng) và phát triển có thể đƣợc hỗ trợ từ kinh phí Nhà nƣớc phân bổ cho khoa học. Một định nghĩa về các hoạt động đổi mới theo đúng tiêu chuẩn quốc tế cũng đƣợc đƣa ra thay thế cho khái niệm tiến bộ công nghệ và xác định rõ việc tài trợ cho các dự án mục tiêu là các dự án liên quan đến nghiên cứu ứng dụng hoặc cơng tác phát triển có vai trị quan trọng về khía cạnh kinh tế và xã hội, cũng nhƣ việc áp dụng thực tiễn các kết quả nghiên cứu và phát triển đó.

Bằng việc sửa đổi đạo luật về đơn vị NCPT, đã thực hiện một số biện pháp sau:

 Áp dụng các quy định của luật cho các giải pháp tiếp theo đạo luật thƣơng mại hoá và tƣ nhân hố doanh nghiệp Nhà nƣớc để có thể tƣ nhân hoá gián tiếp và trực tiếp các đơn vị NCPT, trong khi vẫn duy trì đƣợc tình trạng hiện nay của các đơn vị này trong thời kỳ chuyển đổi;

 Tạo ra khả năng đƣợc công nhận là viện nghiên cứu Nhà nƣớc đối với các viện NCPT hiện đang hoạt động theo chức năng. Điều này sẽ chỉ áp dụng đối với các viện mà ngoài chức năng nghiên cứu ra còn liên tục thực hiện các nhiệm vụ quan trọng đối với việc hoạch định và thực thi chính sách Nhà nƣớc;

 Áp dụng những thay đổi về chức năng của các đơn vị NCPT quốc phòng, trƣớc đây do Bộ Quốc phòng giám sát;

 Tạo khả năng đƣợc công nhận là đơn vị NCPT đối với các đơn vị có tổ chức, tiến hành hoạt động NCPT, do một cá nhân hay một ngƣời có tƣ cách pháp nhân trong hoạt động kinh tế sáng lập.

Một phần của tài liệu Xu thế và chính sách của khoa học công nghệ thế giới những năm đầu thế kỷ XXI: Phần 2 (Trang 29 - 33)