Hỗ trợ nhà nƣớc cho NCTP và đổi mới ở khu vực tƣ nhân

Một phần của tài liệu Xu thế và chính sách của khoa học công nghệ thế giới những năm đầu thế kỷ XXI: Phần 2 (Trang 54 - 57)

Hiện nay có một xu hƣớng trong nền kinh tế thế giới là khu vực tƣ nhân đóng một vai trị đặc biệt trong phát triển cơng nghệ của các nền kinh tế quốc gia. Ở Hungary, hơn 50% tổng chi phí NCPT là do ngân sách nhà nƣớc cấp và việc sử dụng những nguồn kinh phí này bị phân tán. Điều rất quan trọng là tỷ lệ 38% hiện nay của khu vực tƣ nhân trong tổng chi phí NCPT dự định sẽ tăng ít nhất lên 50% trong tƣơng lai

Do sự phục hồi nền kinh tế, ngày càng có nhiều cơng ty đa quốc gia đã lập các trung tâm nghiên cứu của họ tại Hungary, chủ yếu thuộc các lĩnh vực công nghiệp dƣợc, công nghệ thông tin, công nghiệp ô tô và viễn thông. Kế hoạch Széchnyi trong khi thúc đẩy NCPT, còn đặc biệt quan tâm đến việc đẩy mạnh năng lực đổi mới của các xí nghiệp vừa và nhỏ. Điều đáng nói là trong những năm 1998 đến 2000, số lƣợng các đơn vị nghiên cứu thuộc các công ty đã tăng từ 258 lên 478 đơn vị.

Hungary, có hai hình thức tài trợ chính của Nhà nƣớc cho NCPT và đổi mới của khu vực tƣ nhân: thứ nhất là khuyến khích về thuế và thứ hai là trực tiếp hỗ trợ khơng hồn lại của Nhà nƣớc. Ví dụ, từ 1/2001 các cơng ty có thể lý giải kinh phí NCPT của họ đến 200%. Hiện nay, sự lựa chọn này cũng có thể áp dụng cho hoạt động NCPT thầu phụ không do các cơng ty tiến hành.

Các chương trình đang tiến hành hố trợ cho công tác NCPT

Với sự đóng góp của Bộ Kinh tế, một chƣơng trình hỗ trợ đầu tƣ kết hợp với công nghệ cao và phục vụ cho các hoạt động NCPT ứng dụng đã đƣợc bắt đầu vào năm 1999. Mục đích của chƣơng trình là thành lập hoặc là dƣới hình thức một cơng ty độc lập, hoặc là dƣới hình thức một đơn vị độc lập nằm trong cơng ty hay trong một trung tâm nghiên cứu có trách nhiệm phát triển và giới thiệu các công nghệ tiên tiến trong nƣớc. It nhất 30 nhiệm vụ NCPT sẽ đƣợc vạch ra trong tối thiểu 5 năm.

Liên kết

Một chƣơng trình khác gọi là Liên kết đã đƣợc khởi đầu vào năm 1999 để thúc đẩy các hoạt động đổi mới của các xí nghiệp, tổng cơng ty cơng nghiệp lớn liên kết với các DNVVN của Hungary nhƣ là những nhà cung cấp của các công ty lớn. 95% hỗ trợ dành cho DNVVN để xây dựng năng lực, còn 5% dùng cho việc liên kết các công ty lớn để thể hiện đầy đủ các yêu cầu và để tƣ vấn.

Tech-Start

Từ 1999, chính phủ đã tiến hành một chƣơng trình gọi là Tech-Start (những chƣơng trình tăng cƣờng sức sáng tạo của những công ty công nghệ mới thành lập) để hỗ trợ cho các công ty công nghệ mới thành lập thực hiện các kế hoạch đổi mới ban đầu của họ. Chính phủ trợ giúp kinh phí cho những cơng ty cơng nghệ nào đƣợc thành lập dƣới 5 năm và có dƣới 10 nhân viên.

Chương trình vùng

Theo quyết định của Quốc hội, đã có một chƣơng trình phát triển đuổi kịp đặc biệt dành cho những vùng lạc hậu của Hungary từ năm 1999. Lần đầu tiên chƣơng trình đƣợc tiến hành ở 3 vùng vào năm 1999 và sau đó mở rộng ra 5 vùng vào năm 2000. Trong lĩnh vực NCPT và đổi mới, các cơ quan phát triển địa phƣơng điều hành những chƣơng trình đổi mới định hƣớng theo nhu cầu của các DNVVN với khía cạnh đặc biệt để thu nhận kiến thức và ứng dụng, cơ sở hạ tầng NCPT, mạng lƣới và đào tạo. Cịn có một mục tiêu quan trọng là làm cho các DNVVN trở thành những đơn vị cung cấp trong một mạng lƣới hợp tác rộng lớn. Những mục tiêu này phù hợp với chiến lƣợc đổi mới quốc gia.

Một trong những khó khăn chính trong hệ thống đổi mới của Hungary là thiếu những cơ chế chuyển giao công nghệ. Thực tế là việc chuyển giao kiến thức giữa các trƣờng đại học và ngành cơng nghiệp cịn chƣa thoả đáng. Trong những năm vừa qua, ngƣời ta đã có vài ý đồ thành lập những trung tâm công nghệ và nghiên cứu tại các trƣờng đại học để thúc đẩy sự chuyển giao kiến thức. Các cơ quan NCPT và những đối tác của ngành công nghiệp đã làm việc gắn bó hơn nhằm tăng cƣờng sự hợp tác giữa các cơ sở giáo dục và các cơng ty. Cần có những sự thay đổi lớn ở cả hai phía. Một mặt, các trƣờng đại học và các trung tâm nghiên cứu thuộc các trƣờng đại học phải nhận đƣợc sự giúp đỡ để làm tăng sự sử dụng trực tiếp vào thực tế những kiến thức chuyên môn của họ. Mặt khác, những kiến thức chuyên môn và những nhu cầu của ngành sản xuất cũng phải định hƣớng cho các trung tâm nghiên cứu khi họ xác định những đề tài nghiên cứu của mình và nội dung kiến thức họ cung cấp.

Cần phải nhấn mạnh rằng, Bộ Giáo dục chịu trách nhiệm đẩy mạnh việc chuyển giao công nghệ. Để tăng sự hợp tác NCPT giữa các trƣờng đại học và các công ty, Bộ Giáo dục đã dành một khoản ngân quỹ để thành lập các Trung tâm Hợp tác Nghiên cứu. Các trung tâm nghiên cứu và công nghệ sẽ đƣợc đặt trong các trƣờng đại học lớn và sẽ tạo những điều kiện tốt cho các trƣờng đại học cộng tác với khối công nghiệp tập trung nguồn lực và trí tuệ của họ để nghiên cứu những công nghệ mới. Việc sử dụng chung những kiến thức là vì lợi ích chung, kết hợp giáo dục và cơng nghệ, không những để phát triển tài sản của cơng ty mà cịn vì phát triển giáo trình giảng dạy của nhà trƣờng. Một kết quả nữa của chƣơng trình là nhiều trƣờng đại học và cơng ty đã thúc đẩy xây dựng hoặc điều chỉnh chiến lƣợc NCPT của mình.

Có một thực tế là ở Hungary sự hợp tác giữa các trƣờng đại học và khu vực tƣ nhân còn rất kém hiệu quả. Các trƣờng đại học và các công ty đa quốc gia đã thành lập những trung tâm nghiên cứu và giáo trình giảng dạy chung để vạch ra các dự án. Tổng thu nhập của các trƣờng đại học đang tăng tỷ lệ thuận với sự đóng góp tài chính của khu vực tƣ nhân.

4. Nguồn nhân lực KH&CN

Hiện nay, tăng cƣờng nguồn nhân lực KH&CN là một yêu cầu cấp bách khơng chỉ đối với Hungary, mà cịn đối với hầu hết các nƣớc phát triển và đang phát triển. Các nƣớc OECD rất quan tâm đến việc phát triển số lƣợng và chất

lƣợng nguồn nhân lực KH&CN. Đó là vấn đề rất quan trọng để phát triển chất lƣợng cũng nhƣ quy mô về tiềm năng khoa học và đổi mới, đƣợc coi là đầu vào của sự tăng trƣởng kinh tế.

Trong nửa đầu của thập kỷ 90, song song với việc giảm sút tổng chi phí cho NCPT theo tỷ lệ phần trăm GDP thì số lƣợng các nhà nghiên cứu cũng liên tục giảm theo, số lƣợng chuyên gia NCPT sụt giảm đáng kể. Do quá trình chuyển đổi nền kinh tế của Hungary, nhiều cơng ty đã đình chỉ các hoạt động NCPT của họ. Do vậy, theo thống kê, NCPT có xu hƣớng suy thối vào đầu những năm 90. Trong những năm vừa qua, do sự phục hồi chung của nền kinh tế Hungary, số lƣợng các nhà NCPT ở các công ty đang tăng trở lại. Từ 1996 đến 2000, số lƣợng này đã tăng gấp đôi chủ yếu là ở các cơng ty nƣớc ngồi. Trong cùng thời gian này, số lƣợng các nhà nghiên cứu (tính theo đơn vị chuyển đổi tƣơng đƣơng toàn thời-FTE) ở Hungary đã tăng từ 10.499 lên 14.406 ngƣời.

Năm 2001, để tăng cƣờng nguồn nhân lực KH&CN, chính phủ đã nâng đáng kể tiền lƣơng cho các cán bộ nghiên cứu thuộc các cơ quan nghiên cứu nhà nƣớc. Ngồi ra, cịn có một số các quỹ và kinh phí nhỏ hơn (nhƣ quỹ nghiên cứu và giáo dục đại học) hỗ trợ cho các cán bộ nghiên cứu và cán bộ giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học. Cần phải nói rằng, họ cịn có thể xin trợ cấp cá nhân để đảm bảo thu nhập hàng tháng cao hơn (nhƣ các khoản trợ cấp Széchnyi, Békésy, Bolyai, Magyary và Szilárd). Nhƣ vậy, việc nâng cao đời sống của những cán bộ đƣợc trợ cấp có thể sẽ ngăn cản đƣợc hiện tƣợng “chảy chất xám”.

Một phần của tài liệu Xu thế và chính sách của khoa học công nghệ thế giới những năm đầu thế kỷ XXI: Phần 2 (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)