I. Khn khổ chung và xu thế trong chính sách KH&CN
1. Khn khổ và xu thế chính sách KH&CN
1.1. Khái quát và đánh giá về các chính sách KH&CN
Tổ chức lại các cơ quan trung ương
Để củng cố sự lãnh đạo điều hành của Nội các và Thủ tƣớng, ngày 6/1/2001 Hội đồng Chính sách KH&CN (CSTP), trực thuộc Văn phòng Nội các, đã đƣợc thành lập. Hội đồng này có chức năng thảo luận các biện pháp toàn diện của quốc gia và các vấn đề khác có liên quan đến KH&CN để báo cáo lên Thủ tƣớng.
Nhiệm vụ chính của CSTP bao gồm:
- Là cơ quan kiểm soát KH&CN dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tƣớng;
- Dự báo và linh hoạt chỉ đạo hoạt động KH&CN trên toàn quốc; - Kết hợp KH&CN tự nhiên với KHXHNV để nghiên cứu thế giới; - Xây dựng đạo đức KH&CN.
Trong công cuộc tái tổ chức này, Nhật Bản cũng tiến hành sáp nhập các Bộ để củng cố và nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý KH&CN. Ví dụ, Bộ Giáo dục, KH, Thể thao và Văn hoá đã sáp nhập với Cơ quan KH&CN để thành Bộ Giáo dục, Văn hoá, Thể thao, KH&CN (MEXT) và thúc đẩy sự kết hợp giữa cơng tác nghiên cứu mang tính chiến lƣợc của các viện nghiên cứu quốc gia với công tác nghiên cứu cơ bản của các trƣờng đại học.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng ý thức đƣợc sự cần thiết phải có 1 hệ thống NCPT linh hoạt để theo kịp với tốc độ thay đổi nhanh chóng của cơng nghệ. Bởi vậy, từ 1/4/2001, nhiều Viện nghiên cứu quốc gia đã đƣợc chuyển thành
các cơ quan hành chính độc lập, có quyền linh hoạt hơn trong quản lý tài chính, tổ chức và nhân sự, tạo khả năng đầu tƣ hiệu quả hơn vào những lĩnh vực nghiên cứu có nhiều hứa hẹn và ứng phó với các nhu cầu đang ngày càng thay đổi.
Chính sách KH&CN lần thứ 2
Luật Cơ bản về KH&CN (có hiệu lực từ tháng 11/1995) đặt trách nhiệm cho Nhà nƣớc phải xây dựng và thực hiện các chính sách tồn diện nhằm thúc đẩy KH&CN.
Dựa theo Bộ Luật này, sau khi cân nhắc tình hình KH&CN ở trong nƣớc và quốc tế, xem xét những thành tựu đã đạt đƣợc và những vấn đề còn tồn tại của Kế hoạch cơ bản về KH&CN lần thứ nhất (từ năm tài khoá 1996- 2000), tháng 3/2001 Nội các Nhật Bản đã chuẩn y Kế hoạch Cơ bản về KH&CN lần thứ 2.
Kế hoạch Cơ bản về KH&CN lần thứ nhất đã đƣợc Nội các Nhật Bản đánh giá nhƣ sau:
- Đã tạo ra đƣợc một mơi trƣờng NCPT linh hoạt và có tính cạnh tranh; - Tăng gần gấp đơi Quỹ nghiên cứu mang tính cạnh tranh và tăng đáng kể Quỹ tăng cƣờng các nhà nghiên cứu trẻ. Số cán bộ nghiên cứu đƣợc Kế hoạch này hỗ trợ đã đạt con số 10.000; sự có mặt của thế hệ các nhà khoa học trẻ đã giúp làm sống động thêm cho các lĩnh vực hoạt động NCPT (tuy nhiên vẫn cịn khó khăn về việc làm sau khi các nhà khoa học trẻ hoàn thành xong luận án tiến sĩ);
- Đã có sự linh hoạt về nhân lực, mặc dù chƣa cải tiến đƣợc hoàn tồn cơng tác đổi mới hệ thống, chẳng hạn nhƣ việc bổ nhiệm cán bộ thƣờng trực và giảm bớt việc thuê thêm công chức trong công tác đẩy mạnh mối quan hệ giữa 3 khu vực Cơng nghiệp-Nghiên cứu-Chính phủ;
- Có tác dụng đánh giá đối với hoạt động NCPT;
- Đã áp dụng việc đánh giá sớm đối với các cơ quan nghiên cứu và đề tài nghiên cứu; đã trao trách nhiệm cho các trƣờng đại học phải thực hiện việc tự đánh giá;
- Chƣa xem xét đầy đủ đến việc sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh về nhân lực/phân bổ nguồn lực và tính minh bạch của q trình đánh giá;
- Có tác dụng khuyến khích quan hệ hợp tác giữa 3 khu vực Cơng nghiệp-Nghiên cứu-Chính phủ.
Một số hệ thống đã đƣợc cải tổ, chẳng hạn nhƣ chấp nhận việc nghiên cứu do các công ty tƣ nhân ủy quyền cho các viện quốc gia thực hiện và cấp quyền sáng chế cho các kết quả nghiên cứu kiểu ủy quyền; đã cấu trúc lại các viện quốc gia nhằm tăng cƣờng ứng dụng và thƣơng mại hoá các kết quả NCPT. Bởi vậy, số lƣợng đăng ký sáng chế của các viện nghiên cứu quốc gia và nghiên cứu chung giữa khu vực chính phủ và tƣ nhân đã tăng lên chắc chắn, và các văn phòng cung cấp quyền sử dụng công nghệ liên kết các sáng chế này với khu vực cơng nghiệp đều hoạt động tích cực trên tồn lãnh thổ Nhật Bản. Luật thúc đẩy các phƣơng tiện nghiên cứu chung ở trƣờng đại học quốc gia cũng đƣợc sửa lại.