Các tổ chức KH&CN

Một phần của tài liệu Xu thế và chính sách của khoa học công nghệ thế giới những năm đầu thế kỷ XXI: Phần 2 (Trang 111 - 115)

I. Khn khổ chung và xu thế trong chính sách KH&CN

3. Các tổ chức KH&CN

Hệ thống tổ chức KH&CN ở Trung Quốc chủ yếu đƣợc lập ra bởi các viện nghiên cứu của Chính phủ, các doanh nghiệp và các trƣờng đại học. Đó là những nơi tiến hành chủ yếu các hoạt động NCPT. Mặc dù hiện tại có một số ít các tổ chức nghiên cứu tƣ nhân, nhƣng hoạt động của họ rất hạn chế. Từ cuối năm 2001, các tổ chức đó đƣợc pháp lý cơng nhận là các tổ chức phi lợi nhuận.

3.1. Tổ chức nghiên cứu của Nhà nước

Tổ chức nghiên cứu của Nhà nƣớc là cơ quan KH&CN đƣợc hỗ trợ chủ yếu bởi Nhà nƣớc. Chúng đóng vai trị quan trọng trong các hoạt động NCPT và trong việc làm tăng mức độ kỹ thuật cho nền KH&CN Trung Quốc. Với sự cải cách theo chiều sâu đối với hệ thống KH&CN, cơ quan nghiên cứu của Chính phủ cũng đang có sự thay đổi sâu sắc.

Các cơ quan nghiên cứu của Nhà nƣớc đƣợc trực thuộc vào Chính quyền Trung ƣơng, tỉnh và địa phƣơng. Có nhiều cơ quan nghiên cứu trực thuộc chính quyền xã, chủ yếu tham gia vào xúc tiến và dịch vụ KH&CN cho nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn ni và ngƣ nghiệp, chúng ít tiến hành các hoạt động NCPT. Số các cơ quan nghiên cứu trực thuộc chính quyền tỉnh và thị xã là trên 4000. Nguồn tài trợ chủ yếu cho cơ quan nghiên cứu của Nhà nƣớc phủ là từ ngân sách chính phủ và thu nhập từ thị trƣờng, chẳng hạn nhƣ sự hợp tác

với các doanh nghiệp, chuyển giao kỹ thuật và các doanh nghiệp do các cơ quan nghiên cứu lập ra.

Nguồn tài trợ chủ yếu của các cơ quan nghiên cứu gồm: - Chính phủ cấp một lƣợng xác định cho kinh phí hoạt động; - Thực hiện dự án KH&CN cho Chính phủ;

- Đăng ký các loại quỹ KH&CN khác nhau (nhƣ Quỹ Khoa học tự nhiên).

Năm 2000, có 491.300 ngƣời tham gia hoạt động KH&CN tại 4500 tổ chức NCPT của Nhà nƣớc, tƣơng đƣơng với 230.000 ngƣời làm đầy đủ thời gian hàng năm, trong đó 150.000 là các nhà khoa học và kỹ sƣ. Tổng chi phí NCPT tại các tổ chức này là 25,83 tỷ NDT, chiếm 28,8% tổng chi phí NCPT quốc gia. Trong đó nghiên cứu cơ bản chiếm 9,8%, nghiên cứu ứng dụng- 25,8%, thực nghiệm và phát triển-64,4%. Xét về các nguồn tài trợ cho NCPT ở khu vực này, 81,4% chi phí là từ Chính phủ, các doanh nghiệp đóng góp 5,2%, còn lại là từ các nguồn khác.

Mặc dù kinh phí của Chính phủ khơng phải là nguồn chính trong tất cả số kinh phí của cơ quan nghiên cứu, nhƣng đối với hoạt động NCPT, kinh phí Chính phủ cấp vẫn là nguồn chủ yếu.

Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc là cơ quan NCPT quan trọng nhất, chủ yếu thực hiện nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu cơng nghệ cao. Viện này có các phịng thí nghiệm mở ở cấp quốc gia và 20 trung tâm nghiên cứu kỹ thuật cấp quốc gia. Số cán bộ công nhân viên của Viện là 170.000, trong đó 21.900 là nghiên cứu viên.

Để xây dựng hệ thống đổi mới quốc gia và phân bổ tối ƣu nguồn lực KH&CN, Nhà nƣớc năm 1999 đã quyết định cải tổ 380 viện nghiên cứu của Chính phủ, trong đó hoạt động chính là phát triển các sản phẩm mới và quy trình mới để biến thành doanh nghiệp hoặc nhập vào các doanh nghiệp, hoặc cơ quan KH&CN và các tổ chức dịch vụ cho công nghệ. Đồng thời, Chính phủ sẽ hỗ trợ cho các tổ chức nghiên cứu vì lợi ích xã hội. Ngồi ra, các tổ chức nghiên cứu thuộc chính quyền địa phƣơng cũng cải cách tƣơng tự. Việc thực hiện chính sách đó sẽ giảm rất nhiều số tổ chức nghiên cứu trực thuộc Chính phủ, đặc biệt số tổ chức nghiên cứu phục vụ cho ngành công nghiệp thứ cấp sẽ

giảm nhiều và sự cạnh tranh của các doanh nghiệp sẽ tăng lên về mặt công nghệ.

3.2. Khu vực doanh nghiệp

Hoạt động NCPT ở các doanh nghiệp đƣợc thực hiện chủ yếu thông qua tổ chức phát triển kỹ thuật trong doanh nghiệp. Hoạt động NCPT của các doanh nghiệp chủ yếu phục vụ cho nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo xu thế phát triển, tỷ lệ của NCPT ở các doanh nghiệp tăng lên rõ rệt. Địa vị của các hoạt động NCPT của Nhà nƣớc cũng dần đƣợc nâng cao. Việc chuyển các tổ chức nghiên cứu của Chính phủ thành doanh nghiệp cũng làm mạnh thêm xu thế này.

Năm 2000, Trung Quốc đƣa ra khuyến khích rằng những doanh nghiệp nào có chi phí NCPT đạt 5% lợi nhuận doanh thu thì đủ tiêu chuẩn cấp chứng nhận là doanh nghiệp cơng nghệ cao. Chính sách này đã thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cƣờng NCPT.

Chi phí cho NCPT của các doanh nghiệp Trung Quốc năm 1999 là 33,67 tỷ NDT, 90% chi phí NCPT tại các doanh nghiệp đƣợc dùng để sản xuất thử.

Năm 2000, tổng số ngƣời tham gia hoạt động NCPT tại khu vực doanh nghiệp là 2,14 triệu ngƣời, chiếm 66,4% số ngƣời làm NCPT của cả nƣớc; với tỷ lệ nhà khoa học và kỹ sƣ đạt 32,4%.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đổi mới, Nhà nƣớc đã thực hiện Chƣơng trình Bó đuốc, chủ yếu tập trung vào tăng cƣờng ứng dụng công nghệ mới vào các ngành công nghệ cao, Chƣơng trình Ngơi sao, chủ yếu tập trung thúc đẩy ứng dụng cơng nghệ thích hợp cho sản xuất và chế biến nông sản và Chƣơng trình xúc tiến các cơng nghệ then chốt. Đối với tất cả các chƣơng trình đó, kinh phí Chính phủ chiếm gần 3% tổng vốn đầu tƣ cần thiết, chủ yếu dùng để trình diễn và hƣớng dẫn, trong khi phần vốn chủ yếu là từ chính tổ chức đăng ký và các tổ chức tài chính. Chƣơng trình then chốt của Nhà nƣớc đối với sản phẩm mới là nhằm đƣa ra các chính sách thuế ƣu đãi nhƣ giảm hoặc miễn thuế để khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới.

Thúc đẩy doanh nghiệp KH&CN vừa và nhỏ là một trong những ƣu tiên của Chính phủ, bởi vậy năm 1999, Quỹ đổi mới cho doanh nghiệp

KH&CN vừa và nhỏ đã đƣợc thành lập. Năm 2000, 660 triệu NDT đã đƣợc bố trí để hỗ trợ NCPT về cơng nghệ thông tin, sinh học, y học và quang điện.

Ngoài việc chú trọng củng cố hệ thống đổi mới của các doanh nghiệp, Nhà nƣớc đã xây dựng 53 khu phát triển công nghệ cao/mới cấp quốc gia và những doanh nghiệp ở trong các khu đó đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi. Đồng thời, đã thành lập 581 trung tâm thúc đẩy sản xuất, với sự chú trọng vào việc cung cấp tƣ vấn công nghệ và các dịch vụ cho các doanh nghiệp lớn và vừa. Ngoài ra, cũng thành lập 209 trung tâm phát triển công nghệ với sự chú trọng vào việc tăng cƣờng cho các hoạt động NCPT ở các doanh nghiệp lớn.

Với sự tăng tốc độ chuyển dịch sang nền kinh tế thị trƣờng và sự thành lập hệ thống đổi mới quốc gia, các doanh nghiệp sẽ đóng vai trị ngày càng quan trọng hơn trong các hoạt động NCPT.

3.3. Các trường đại học

Hiện tại, tỷ trọng NCPT của các trƣờng đại học còn ở mức thấp, đặc biệt là đối với nghiên cứu cơ bản. Những năm gần đây, do Chính phủ chú trọng vào vai trò NCPT của khu vực đại học nên chi tiêu cho NCPT ở các trƣờng đại học đã tăng nhanh. Tốc độ tăng ở khu vực này đã cao hơn tốc độ tăng nói chung của cả nƣớc. Từ năm 1998, trên 1000 trƣờng đại học đã tiến hành điều chỉnh và sáp nhập. Các nguồn giáo dục hiện tại đã đƣợc điều chỉnh và cấu trúc lại; hoạt động NCPT của các trƣờng đại học đã phát triển.

Hoạt động NCPT của ngành giáo dục đại học chủ yếu là ở các trƣờng đại học tổng hợp. Năm 2000, số cán bộ làm việc toàn bộ thời gian hàng năm về NCPT ở trƣờng đại học là 159.000 ngƣời, trong đó 149.000 là cán bộ khoa học và kỹ sƣ. Tổng chi phí NCPT trong khu vực này là 7,66 tỷ NDT, chiếm 8,6% GERD. 58,6% chi phí NCPT ở ngành giáo dục đại học là do Chính phủ cấp, 32,4% là từ các doanh nghiệp.

Nguồn kinh phí của các tổ chức giáo dục đại học xuất phát từ việc thực hiện kế hoạch KH&CN của Chính phủ, đƣợc thu hút từ các quỹ khác nhau và nhờ thực hiện hoạt động NCPT do doanh nghiệp uỷ nhiệm.

Một phần của tài liệu Xu thế và chính sách của khoa học công nghệ thế giới những năm đầu thế kỷ XXI: Phần 2 (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)