I. Khn khổ chung và xu thế trong chính sách KH&CN
4. Đẩy mạnh hợp tác và kết mạng các tổ chức đổi mớ
4.1 Các sáng kiến đẩy mạnh hợp tác và kết mạng các tổ chức đổi mới
Các sáng kiến nhằm củng cố các hệ thống đổi mới địa phương/khu vực
Từ năm tài khoá 2002, Bộ Giáo dục, Văn hố, Thể thao, KH&CN mở ra một chƣơng trình mới để tạo ra các cụm đổi mới ở 10 khu vực đƣợc chọn là có nhiều tiềm năng. Mỗi cụm đó đều có các trƣờng đại học và tổ chức nghiên cứu của Chính phủ, với vai trị là trung tâm, cùng với nhiều tổ chức nghiên cứu và hãng NCPT.
Biện pháp cụ thể là thực hiện các nghiên cứu hợp tác giữa 3 khu vực Viện nghiên cứu-Hàn lâm-Chính phủ, dựa trên các nhu cầu của ngành công nghiệp để tạo ra cơng nghệ mới, bố trí cán bộ điều phối và các nhà pháp lý về patent, đẩy mạnh việc đăng ký sáng chế đối với các thành tựu nghiên cứu tại các Trung tâm Hợp tác nghiên cứu ở các trƣờng đại học, với vai trò là trung tâm của Cụm đổi mới.
Các nỗ lực để thúc đẩy hợp tác nghiên cứu thông qua các quan hệ đối tác NCPT giữa khu vực tư nhân và Chính phủ.
Từ năm 1987, MEXT đã bắt đầu thành lập Trung tâm Hợp tác nghiên cứu ở các trƣờng Đại học quốc gia để thúc đẩy hợp tác nghiên cứu. Tới năm 2001, số lƣợng trung tâm đƣợc thành lập là 61.
4.2. Các sáng kiến để thúc đẩy quan hệ giữa khoa học và công nghiệp
Luật Thúc đẩy Chuyển giao công nghệ giữa trƣờng đại học và khu vực cơng nghiệp (có hiệu lực từ tháng 8/1998), giúp lập ra các tổ chức về quyền sử dụng công nghệ (TLO) để giải quyết việc tiếp nhận các sáng chế, tiếp thị và
bản quyền sử dụng công nghệ thay mặt cho các nhà nghiên cứu ở trƣờng Đại học. Đến tháng 11/2001, 23 TLO đã đƣợc chuẩn y với sự hỗ trợ của Chính phủ. Từ năm tài khố 2000, Chính quyền địa phƣơng và Trung ƣơng có nhiệm vụ tạo điều kiện tiếp nhận các quỹ tƣ nhân do các trƣờng Đại học công lập và quốc gia (chẳng hạn nhƣ sự hợp tác nghiên cứu dựa vào hợp đồng dài hạn). Từ năm tài khoá 2000, theo điều chỉnh của Luật Cơng chức Chính phủ, đã cho phép bổ nhiệm các nhà nghiên cứu của trƣờng Đại học quốc gia và Viện nghiên cứu quốc gia vào ban lãnh đạo các doanh nghiệp tƣ nhân, nhằm thƣơng mại hoá các kết quả nghiên cứu của họ.
Tháng 5/2001, Bộ trƣởng Kinh tế, Thƣơng mại và Công nghiệp đã đƣa ra Sáng kiến “Kế hoạch tạo ra các thị trƣờng và việc làm mới”, hay Kế hoạch Hiranuma. Kế hoạch này khuyến khích thành lập 1000 cơng ty mạo hiểm trong vòng 3 năm ở các trƣờng Đại học và tăng gấp 10 số lƣợng sở hữu trí tuệ ở các trƣờng Đại học. Để phục vụ mục tiêu này, Kế hoạch nêu trên đã đề xuất việc cải tiến cơ sở đổi mới bằng cách thúc đẩy cạnh tranh giữa các nhà nghiên cứu ở trƣờng Đại học, cải tiến quản lý ở trƣờng Đại học và khuyến khích chuyển giao cơng nghệ cấp chiến lƣợc từ khu vực hàn lâm cho ngành công nghiệp.
Bộ Kinh tế, Thƣơng mại và Cơng nghiệp đã đề ra các chính sách khác nhau để đạt đƣợc mục tiêu của Kế hoạch Hiranuma nhƣ:
Thúc đẩy thƣơng mại hoá các kết quả kinh tế của trƣờng Đại học bằng cách hỗ trợ hợp tác giữa khu vực hàn lâm và công nghiệp; Hỗ trợ cho các nhà ƣơm tạo trong việc tài trợ cho hoạt động kinh
doanh mạo hiểm của các trƣờng đại học;
Thúc đẩy thành lập vốn mạo hiểm cho kinh doanh mạo hiểm ở các trƣờng đại học;
Hỗ trợ các tiến sĩ khoa học để họ tham gia vào các công ty mạo hiểm hoặc các hoạt động thực tiễn khác.
5. Nguồn nhân lực KH&CN
Theo số liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tổng số các nhà nghiên cứu của Nhật Bản tính theo đơn vị chuyển đổi tƣơng đƣơng toàn thời vào khoảng 650.000 ngƣời, trong đó số ngƣời làm việc tại khu vực
các công ty là khoảng 380.900 ngƣời (chiếm 58,6%), trong các viện nghiên cứu nhà nƣớc là 41.600 (chiếm 6,4%), và trong trƣờng đại học là 227.500 (35%).
Để tăng cƣờng nguồn nhân lực nhằm hỗ trợ cho hoạt động KH&CN và thúc đẩy sự hiểu biết của công chúng về KH&CN, điều quan trọng là phải tăng cƣờng sự quan tâm của cả nƣớc đối với KH&CN và tạo nhiều cơ hội học tập hơn nữa để nâng cao sự ham hiểu biết tri thức khoa học và óc sáng tạo KH&CN. Tuy nhiên, một điều đã đƣợc cho thấy là ở Nhật Bản giới trẻ đã mất hứng thú đối với KH&CN và điều quan trọng phải làm bây giờ là tìm ra giải pháp khắc phục. Có 3 giải pháp chính đã đƣợc đề ra nhƣ sau:
- Viện bảo tàng quốc gia về các phát minh và khoa học đang nổi lên đã đƣợc mở của vào tháng 7/2001. Đây là một trung tâm khoa học quốc gia để phát triển và thực hành các phƣơng pháp mới về trƣng diễn các sáng tạo và thực nghiệm tại chỗ về những công nghệ mũi nhọn để xua tan hình dung tiêu cực ở mọi ngƣời cho rằng chúng là quá khó hiểu. Viện bảo tàng cũng đóng vai trị là những trung tâm phổ biến thơng tin về những mặt hoạt động liên quan đến KH&CN để nâng cao nhận thức của cơng chúng về KH&CN và trình độ của nguồn nhân lực, chẳng hạn nhƣ mời các nhà khoa học nổi tiếng đến thuyết trình về các đề tài KH&CN.
- Tổ chức Festival quốc tế về các trị chơi rơbơt (Robo Festa), ở Festival 2001, những ngƣời tham dự có thể hiểu đƣợc sự cùng tồn tại của lồi ngƣời và cơng nghệ, có thể làm quen với cơng nghệ và có thể thử nghiệm thấy tính sơi động trong KH&CN qua các cuộc tranh giải, triển lãm và diễn đàn về rơbơt.
- Đƣa ra Chƣơng trình Rika-e Initiative, nhằm giáo dục về KH&CN và nâng cao hiểu biết về KH&CN cho công chúng, thông qua các tài liệu học tập đƣợc số hoá (Honmono Contents). Các tài liệu học tập đó sẽ đƣợc phổ biến cho tất cả các trƣờng học trên tồn quốc thơng qua Internet, đƣợc phát triển nhờ những cơng nghệ tiên tiến nhất nhƣ các chƣơng trình mơ phỏng và những dữ liệu quan sát khác nhau của viện nghiên cứu, trƣờng đại học ...