Hợp tác quốc tế và tồn cần hố

Một phần của tài liệu Xu thế và chính sách của khoa học công nghệ thế giới những năm đầu thế kỷ XXI: Phần 2 (Trang 25 - 29)

Trong giai đoạn 2000-2001, hợp tác quốc tế về KH&CN của Liên bang Nga tuân theo "Quan điểm Chính sách của Nhà nƣớc Liên bang Nga trong lĩnh vực Hợp tác Quốc tế về KH&CN". Các mục tiêu chiến lƣợc dài hạn trong quan điểm này là:

 Hỗ trợ cho giai đoạn chuyển tiếp của Nga sang con đƣờng phát triển đổi mới và tạo nên thành tố công nghệ và đổi mới của Nga trong thế giới đa cực;

 Thúc đẩy Nga tham gia toàn diện và hiệu quả về kinh tế vào quá trình hội nhập tồn cầu về khoa học, công nghệ và sản xuất công nghệ cao;

 Nâng cao khả năng cạnh tranh của KH&CN trong nƣớc, gia nhập các thị trƣờng thế giới về sản phẩm trí tuệ, hàng hố và dịch vụ cơng nghệ cao;

 Phát triển các hình thức hợp tác quốc tế mới, đề cao vai trò của yếu tố đổi mới và công nghệ trong hợp tác quốc tế về KH&CN của Nga;  Phối hợp hài hồ và thích nghi cơ sở hạ tầng hợp tác quốc tế về

KH&CN của Nga theo các thông lệ đƣợc quốc tế chấp nhận;  Bảo đảm an ninh KH&CN ở Nga.

Công việc chuẩn bị xây dựng khn khổ pháp lý thích hợp đang đƣợc tiến hành định hƣớng vào các mục tiêu đặt ra theo Quan điểm trên. Cụ thể, một số đạo luật sau đã đƣợc thông qua:

- Luật Liên bang về "Phê chuẩn Hiệp định giữa Chính phủ Liên bang

Nga và Viện Hợp nhất Nghiên cứu Hạt nhân về địa điểm và điều kiện hoạt động của Viện Hợp nhất Nghiên cứu Hạt nhân ở Liên bang Nga";

- Sắc lệnh và quy định của Chính phủ Liên bang Nga về:

+ "Phê chuẩn Hiệp định truy cập tự do và chia sẻ nguồn thông tin KH&CN mở giữa các nƣớc thành viên;

+ "Hỗ trợ của Nhà nƣớc cho việc đăng ký sáng chế quốc tế các kết quả hoạt động KH&CN của các tổ chức và cơ quan thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga";

+ "Phê chuẩn Hiệp định về việc thành lập và thực hiện các Chƣơng trình và Dự án đổi mới quốc tế trong lĩnh vực KH&CN";

+ "Phê chuẩn dự thảo Chƣơng trình liên Chính phủ của Liên bang Nga và Cộng hồ Bêlarus về "Thiết lập một khơng gian KH&CN chung" cho giai đoạn 2000-2005";

+ "Ký kết Chƣơng trình hợp tác KH&CN lâu dài giữa Liên bang Nga và Cộng hoà ấn Độ".

Ngày 2 tháng 6 năm 2001, với mục đích thúc đẩy hợp tác quốc tế về KH&CN và đổi mới giữa các nƣớc thành viên, Hội đồng Kinh tế của Khối Thịnh vƣợng chung các quốc gia độc lập đã thơng qua Quan điểm chính sách đổi mới liên Chính phủ của các nƣớc thuộc Khối Thịnh vƣợng chung các quốc

gia độc lập cho đến năm 2005. Mục tiêu cơ bản của chính sách đổi mới liên Chính phủ của Khối Thịnh vƣợng chung các quốc gia độc lập là: thúc đẩy khả năng cạnh tranh của sản xuất và đề ra các tiêu chuẩn kỹ thuật; đƣa nhanh các sản phẩm đổi mới của các nƣớc thuộc Khối Thịnh vƣợng chung các quốc gia độc lập ra thị trƣờng trong nƣớc và nƣớc ngoài; thay thế các sản phẩm nhập khẩu ở thị trƣờng trong nƣớc và trên cơ sở này chuyển đổi nền sản xuất sang giai đoạn tăng trƣởng kinh tế ổn định.

Để tạo điều kiện hỗ trợ của Nhà nƣớc cho các bên tham gia của Nga vào các dự án KH&CN quốc tế, Bộ Công nghiệp, Khoa học và Công nghệ phân bổ các nguồn lực để tài trợ cho các tổ chức nghiên cứu của Nga tham gia vào các dự án quốc tế trong các lĩnh vực ƣu tiên phát triển KH&CN dân sự. Mặc dù các nguồn lực sẵn có khơng đầy đủ, sự hỗ trợ nhƣ vậy vẫn là một trong những điều kiện chính cho phép thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của đất nƣớc trong các hiệp định liên bộ, liên Chính phủ và thực hiện những trao đổi khoa học với nƣớc ngoài.

Một trong những yếu tố thiết yếu của sự hỗ trợ Nhà nƣớc cho hợp tác KH&CN quốc tế là sự phân bổ nguồn tài chính để hàng năm có thể tổ chức ở Nga tới 100 hội nghị, hội thảo khoa học và các sự kiện quốc tế khác. Cơ sở dữ liệu chung về các sự kiện KH&CN ở Nga, các nƣớc thuộc Khối Thịnh vƣợng chung các quốc gia độc lập và của nƣớc ngồi vẫn đƣợc duy trì. Việc sử dụng thơng tin của cơ sở dữ liệu này góp phần gia tăng hiệu quả các hoạt động KH&CN quốc tế đã tiến hành và tạo điều kiện tránh trùng lặp.

Ngồi vấn đề kinh phí của Nhà nƣớc khơng đầy đủ cịn nảy sinh vấn đề tài trợ không cơng bằng cho các chƣơng trình và dự án quốc tế. Sự đóng góp tài chính thấp của các bên tham gia của Nga ảnh hƣởng đến sự phân bổ quyền sở hữu trí tuệ đối với các kết quả NCPT thực hiện chung và do đó kìm hãm sự phát triển hợp tác trong các lĩnh vực thể hiện lợi ích khoa học và thực tiễn của đất nƣớc.

Đồng thời, hợp tác quốc tế về KH&CN đã trở thành một nguồn lực quan trọng trong các nguồn tài chính và vật chất bổ sung để hỗ trợ cho NCPT ở Nga. Năm 2000, phần đầu tƣ nƣớc ngoài cho KH&CN ở Nga chiếm hơn 10% tổng tài trợ NCPT dân sự. Tại nhiều Trung tâm Nghiên cứu Nhà nƣớc, phần tài trợ nƣớc ngoài từ các dự án hợp tác KH&CN quốc tế chiếm tới 15-20%.

Trong 8 năm qua, các tổ chức quốc tế và các hãng đƣợc Bộ Công nghiệp, Khoa học và Công nghệ chấp nhận đã đầu tƣ khoảng 2 tỷ USD vào các lĩnh vực công nghệ cao của nền kinh tế Nga.

Trong thập niên 90, sự hợp tác đa phƣơng trong khn khổ các tổ chức và chƣơng trình quốc tế đã tạo điều kiện thu hút khoảng 100 triệu USD dƣới dạng viện trợ và tài trợ để thực thi các dự án khoa học cơ bản và ứng dụng. Sự tham gia của Nga vào các Chƣơng trình nghiên cứu Khung, các hoạt động phát triển và trình diễn công nghệ của EU cho phép Nga nhận đƣợc tới 79 triệu USD. Khoảng 20 triệu USD nhận đƣợc từ Hiệp hội Hợp tác Quốc tế với các nhà Khoa học thuộc các quốc gia độc lập của Liên bang Xô viết trƣớc đây. Uỷ ban Kinh tế về châu Âu của Liên Hợp Quốc đã hỗ trợ Nga 3 triệu USD trong dự án "Hiệu suất Năng lƣợng năm 2000". Dự án này đƣợc thực hiện thông qua các cơ chế trợ giúp kỹ thuật của Liên Hợp Quốc. Dự án bao gồm việc thiết lập các khu trình diễn hiệu suất năng lƣợng cao ở 15 vùng thuộc Nga. Việc phổ biến các công nghệ tiết kiệm năng lƣợng nhƣ vậy có thể giúp làm giảm đáng kể tiêu thụ năng lƣợng cho nền kinh tế Nga.

Hiện nay, luật pháp của Nga không trực tiếp đƣa ra các biện pháp khuyến khích đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngồi vào các lĩnh vực công nghệ cao. Tuy nhiên, cũng cần ghi nhận rằng những quy định mới về thuế thu nhập cá nhân (13%) và thuế lợi nhuận đối với các thực thể có tƣ cách pháp nhân (20%) đƣợc áp dụng vào năm 2000 theo bộ Luật Thuế mới của Liên bang Nga, có thể coi là yếu tố khuyến khích thu hút đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài.

BA LAN

Một phần của tài liệu Xu thế và chính sách của khoa học công nghệ thế giới những năm đầu thế kỷ XXI: Phần 2 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)