I. Khuôn khổ và xu thế trong chính sách KH&CN
1.1. Triển vọng của Hệ thống Đổi mới Quốc gia
Nam Phi thực hiện chính sách KH&CN trong khn khổ Hệ thống Đổi mới Quốc gia (NSI). Việc phát triển chính sách đƣợc dựa trên cơ sở hiểu biết về bản chất và sức mạnh của các cơ quan/tổ chức trong NSI, mối quan hệ của chúng với nhau, tầm quan trọng của chúng đối với nền kinh tế và tác động tới các loại chính sách khác của Chính phủ. Nam Phi đã chú trọng vào việc liên kết KH&CN với các đột phá mới trong các lĩnh vực nhƣ Giáo dục, Truyền thông, Lao động, Y tế, Thƣơng mại và Môi trƣờng.
Khi chuẩn bị cho cơng tác xem xét chính sách thƣờng niên vào đầu năm 2002, một tài liệu chính sách chủ chốt đã đƣợc sọan thảo, trong đó đề xuất việc can thiệp mạnh mẽ để tăng sự đầu tƣ, điều hành và mục tiêu của NSI. Việc này dẫn đến sự chuyển hố lớn về chính sách, với sự nhấn mạnh đến tầm quan trọng chiến lƣợc của hệ thống KH&CN ở Nam Phi.
Từ năm 1999, Nam Phi đã tiến hành những phát triển lớn về chính sách như sau:
- Củng cố các lĩnh vực tri thức khác nhau trong NSI để đẩy mạnh các mối liên kết với ngành công nghiệp và đảm bảo việc bảo hộ ở một số trƣờng hợp đối với các cơ sở tri thức chủ chốt của quốc gia. Những sáng kiến đƣa ra bao gồm việc thành lập Trung tâm Laser Quốc gia, việc xây dựng Chiến lƣợc Công nghệ sinh học Quốc gia (đã đƣợc Chính phủ thơng qua tháng 7 năm 2001). Các chƣơng trình nghiên cứu có liên quan đến tri thức nội sinh cũng nhƣ để bảo hộ tốt hơn đối với những tri thức đó và liên kết chặt chẽ hơn với các hiệp định quốc tế về sở hữu trí tuệ. Nam Phi cũng đang phát triển Bộ luật về Đa dạng sinh học để bảo vệ và quản lý có hiệu quả các nguồn tài nguyên sinh vật của mình;
- Tăng cƣờng các cơ chế phổ biến. Hƣớng chú trọng ở đây là tạo lập một số năng lực tổ chức khác nhau trong lĩnh vực trình diễn cơng nghệ, hỗ trợ và kinh doanh đổi mới, ƣơm tạo công nghệ. Lý do chủ yếu cho sự phát triển này là do năng lực yếu kém trong việc tạo ra các doanh nghiệp nhỏ công nghệ cao từ các trƣờng Đại học và khu vực nghiên cứu. Một sáng kiến lớn đã đƣợc đƣa ra ở cấp tỉnh, đó là việc tạo ra Trung tâm Đổi mới Gauteng- một công viên và là nơi ƣơm tạo lớn về khoa học, đƣợc liên kết với trƣờng Đại học Pretoria và CSIR.
- Chú trọng đặc biệt đến việc tăng cƣờng các xúc tiến nhằm nâng cao hiểu biết của công chúng về KH&CN. Việc này bao hàm sự thiết kế lại Quỹ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ để tạo ra một sự uỷ thác rõ ràng về việc nâng cao hiểu biết của công chúng và soạn thảo điều Luật để biến tổ chức này thành “Viện Thúc đẩy Khoa học”. Trong đó cịn bao hàm sự gia tăng phân bổ ngân sách và khuyến khích các mối quan hệ đối tác trong lĩnh vực này;
- Trong lĩnh vực điều hành, các tổ chức nghiên cứu hiện nay đang hoạt động tuân theo một hệ thống duy nhất các chỉ tiêu thành tích then chốt và kết quả đƣợc đánh giá hàng năm. Hội đồng Tƣ vấn Quốc gia về Đổi mới, cơ quan thực hiện quá trình này cũng đã tăng ngân sách phân bổ cho nghiên cứu y học, cho cơ quan KH&CN để qua đó tài trợ cho các trƣờng Đại học và Quỹ Đổi mới (là một côngxoocxiom cạnh tranh dựa trên cơ sở kinh phí nghiên cứu). Tác động chủ yếu của những thay đổi trong phân bổ ngân sách này là làm giảm mức tài trợ từ các khoản ngân sách cốt lõi cho các hội đồng nghiên cứu theo các điều kiện thực trong giai đoạn này. Đặc điểm chính của giai đoạn này là việc lập ra các mạng lƣới chính quy và phi chính quy (Ví dụ, Uỷ ban các nhà lãnh đạo các tổ chức nghiên cứu và công nghệ (COHORT), Hội đồng các tổ chức thƣơng mại và công nghiệp (COTII)...). Đây là bằng chứng về sự tăng cƣờng nhận thức đƣợc rõ mối liên kết lẫn nhau ở trong NSI;
- Trong lĩnh vực quan hệ quốc tế về KH&CN, Nam Phi đã tăng cƣờng rất nhiều các hiệp định song phƣơng và đa phƣơng. Mục đích chính ở đây là nhằm xoá đi sự cách biệt của nền KH&CN Nam Phi với thế giới (do tàn dƣ của giai đoạn chủ nghĩa Apacthai để lại). Chƣơng trình “Quan hệ đối tác mới cho phát triển châu Phi” (NEPAD) là một sáng kiến lớn để kích thích sự phát triển của châu Phi. KH&CN đã đóng vai trị then chốt trong Chƣơng trình này và việc lập kế hoạch đã chú trọng vào việc thành lập các trung tâm KH&CN tài
năng, mang tính bền vững ở khắp châu lục và sử dụng có hiệu quả hơn các tri thức nội sinh, lấy đó là nền tảng để kết hợp với các dạng tri thức khoa học khác. Sự chú trọng lớn nhất hiện nay là phát triển các chính sách cơng nghệ và tạo ra sự phát triển bền vững;
- Bộ Thƣơng mại và Công nghiệp đang hƣớng tới cách tiếp cận “chế tạo tích hợp”, do nhận thức đƣợc tác động công nghệ và những biến đổi kinh tế tiếp theo mà CNTT-TT đem lại. Sự biến đổi đó giúp tăng cƣờng các sản phẩm có giá trị gia tăng ở những khâu đầu nhờ sự phát triển hƣớng vào mục tiêu, cải thiện thiết kế, tăng sự kết hợp với các hoạt động ở các khâu sau nhƣ tiếp thị, bán hàng. Chiến lƣợc cơng nghiệp mới cịn tiến xa hơn việc chỉ chú trọng đến khâu sản xuất, chiến lƣợc này kết hợp với cả khâu hậu cần và các mối liên kết giữa các doanh nghiệp để đảm bảo cho tri thức về sản phẩm và dịch vụ cũng tạo đƣợc nhiều giá trị nhƣ bản thân các sản phẩm.