Nghiên cứu và các tổ chức nghiên cứu thuộc khu vực nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Xu thế và chính sách của khoa học công nghệ thế giới những năm đầu thế kỷ XXI: Phần 2 (Trang 82 - 84)

I. Khn khổ chung và xu thế trong chính sách KH&CN

2. Nghiên cứu và các tổ chức nghiên cứu thuộc khu vực nhà nƣớc

2.1. Các thay đổi chính sách và cơ sở liên quan đến NCPT khu vực nhà nước nước

Để thực hiện chính sách đó ở Chính sách KH&CN lần thứ 2, đã có những thay đổi nhƣ sau:

- Tăng quỹ cạnh tranh cho NCPT, nhằm đạt gấp đôi giá trị hiện nay; - Đặt ƣu tiên lớn cho 4 lĩnh vực (khoa học về sự sống, CNTT-TT, khoa học môi trƣờng, công nghệ nanô và vật liệu).

Để giúp NCPT của khu vực Chính phủ hiệu quả hơn, Cơ quan đánh giá các trƣờng đại học đã đƣợc thành lập và bản Hƣớng dẫn về phƣơng pháp đánh giá NCPT của Chính phủ đã đƣợc xem xét lại và tháng 11/2001.

2.2. Các sáng kiến cải cách tổ chức và điều hành ở các trường đại học và cơ quan nghiên cứu của Nhà nước quan nghiên cứu của Nhà nước

Để đầu tƣ hiệu quả vào các lĩnh vực nghiên cứu có nhiều hứa hẹn và để đáp ứng nhu cầu tăng trƣởng kinh tế và các nhu cầu khác, từ tháng 4/2001, nhiều cơ quan quốc gia đang chuyển thành các tổ chức hành chính độc lập (IAI) và trƣờng Đại học cũng xem xét để làm phƣơng hƣớng cho việc chuyển sang cơ chế IAI.

Tháng 4/2001, Viện KH&CN công nghiệp tiên tiến Quốc gia (AIST), vốn là một tập đoàn bao gồm 16 tổ chức thuộc MITI, đã tổ chức lại thành một cơ quan hành chính độc lập duy nhất. Cuộc cải cách này là một bộ phận trong cuộc cải cách các cơ quan Chính phủ trung ƣơng. AIST sau khi tổ chức lại đã trở thành cơ quan nghiên cứu Chính phủ lớn nhất, bao gồm gần 3.200 cán bộ công nhân viên, với khoản ngân sách đƣợc cấp cho năm tài khoá 2001 là 85 tỷ Yên.

Luật về Tổ chức Hành chính độc lập quy định nhiệm vụ của cơ quan AIST mới nhƣ sau:

- NCPT KH&CN công nghiệp; - Khảo sát địa chất;

- Tiêu chuẩn đo lƣờng;

- Ứng dụng công nghệ cho khu vực tƣ nhân.

Nguyên tắc hoạt động của cơ quan hành chính độc lập nhƣ sau: Bộ có thẩm quyền đối với cơ quan đó có quyền quyết định thời hạn từ 3 đến 5 năm và định ra mục tiêu trung hạn, ví dụ, nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh. Dựa trên mục tiêu đó, thủ trƣởng cơ quan xây dựng kế hoạch trung hạn và phải đƣợc sự chuẩn y của Bộ có thẩm quyền. Cơ quan sẽ tiến hành hoạt động dựa trên mục tiêu trung hạn và kế hoạch trung hạn đã lập ra. Trong quá trình hoạt động, Bộ chỉ tham gia ở mức tối thiểu. Cơ quan hành chính độc lập đƣợc nhận trợ cấp quốc gia, nhƣng việc chi tiêu khơng bị Chính phủ kiểm sốt. Ngồi ra, cơ quan có thể tìm cách tăng kinh phí từ các nguồn khác, ví dụ thơng qua quỹ cạnh tranh và đầu tƣ của các doanh nghiệp. Nhờ vậy, tính tự quản và độc lập của cơ quan đƣợc nâng lên. Đồng thời, hiệu quả hoạt động của cơ quan đƣợc đánh giá nghiêm ngặt căn cứ vào kế hoạch trung hạn.

Luật về Quy định chung đối với Tổ chức hành chính độc lập yêu cầu các Bộ phải lập ủy ban đánh giá. Thành viên của ủy ban đánh giá đƣợc chọn từ các tổ chức không nằm trong Bộ.

Để thực hiện những ƣu việt của hệ thống cơ quan hành chính độc lập và nâng cao tính linh hoạt, những cơ quan đó đã áp dụng những biện pháp sau:

- Nâng cao tính linh hoạt trong quản lý nhân sự;

- Tập trung các nhà nghiên cứu vào các lĩnh vực đƣợc chú trọng mang tầm chiến lƣợc;

- Thiết lập hệ thống mới, trong đó có sự đối xử ƣu tiên đối với các nhà nghiên cứu xuất sắc và đáp ứng đƣợc đối với các nhà nghiên cứu trẻ;

- Nâng cao tính linh hoạt trong quản lý tổ chức.

- Cân đối hoạt động nghiên cứu ở các ngành và liên ngành - Nâng cao tính linh hoạt trong quản lý ngân sách và sở hữu

- Thúc đẩy trao đổi nghiên cứu với các cơ quan bên ngoài và giảm bớt các hoạt động có liên quan tới chi phí chung.

Một phần của tài liệu Xu thế và chính sách của khoa học công nghệ thế giới những năm đầu thế kỷ XXI: Phần 2 (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)