Những khó khă n thách thức

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh Nghệ Tĩnh (Trang 76 - 189)

6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

2.1.4.2. Những khó khă n thách thức

DVBTNT có điều kiện tự nhiên rất đa dạng, phức tạp và thường xuyên bị ảnh hưởng trực tiếp của nhiều thiên tai như: bão, lũ, gió Phơn Tây Nam khô nóng, khô hạn, nước dâng, xói lở bờ biển, ô nhiễm biển từ hệ thống sông ngòi… gây khó khăn lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.

Tài nguyên thiên nhiên ở DVBTNT phong phú, đa dạng nhưng thường phân bố đan xen nhau trong những không gian không lớn. Do vậy, trong nhiều khu vực, việc khai thác sử dụng với quy mô lớn loại tài nguyên này sẽ có tác động tiêu cực đến các tài nguyên khác trong cùng khu vực, nhất là khai thác tài nguyên khoáng sản, phát triển cảng biển với phát triển du lịch và hải sản. Bên cạnh đó, có nhiều loại tài nguyên chưa được đầu tư nghiên cứu đầy đủ cả về chất lượng cũng như quy luật phân bố.

Hệ thống kết cấu hạ tầng ven biển tuy được cải thiện một bước, song nhìn chung vẫn còn nhiều yếu kém so với các DVB khác, đặc biệt là chưa đồng bộ, gây trở ngại lớn cho việc tăng tốc, đồng thời chưa thực sự hấp dẫn để thu hút mạnh đầu tư bên ngoài.

Nguồn nhân lực ở DVBTNT khá dồi dào nhưng chất lượng còn thấp, phần lớn là chưa qua đào tạo. Hiện còn rất thiếu một đội ngũ cán bộ quản lý, các nhà doanh nghiệp giỏi và lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật cao để phát triển các ngành kinh tế đặc thù ở DVB.

DVBTNT là khu vực có nhiều lợi thế so sánh hơn hẳn các vùng khác trong nội địa, là nơi hội tụ nhiều điều kiện và yếu tố quan trọng để phát triển tăng tốc, song cũng có những hạn chế, trở ngại lớn. Do vậy, nếu có định hướng đúng và những mô hình phát triển phù hợp để phát huy tối đa những lợi thế so sánh, khắc phục những hạn chế nêu trên, DVBTNT sẽ trở thành địa bàn phát triển nhanh, năng động nhất, làm động lực mạnh thúc đẩy và lôi kéo các vùng khác của ba tỉnh TNT cùng phát triển.

2.2. Thực trạng phát triển kinh tế ở dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh

2.2.1. Khái quát chung

Trong thời gian qua, DVBTNT đã có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế của ba tỉnh TNT. Đây là địa bàn có nhiều lợi thế, giữ vai trò là trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế của TNT.

2.2.1.1. GTSX và tốc độ tăng trưởng GTSX

DVBTNT chiếm vị trí quan trọng về GTSX của ba tỉnh TNT. Năm 2000 đạt 12.712,5 tỉ đồng (chiếm 37,3% GTSX của ba tỉnh TNT) đến năm 2011 tăng lên 92.422,2 tỉ đồng (chiếm 28,1% GTSX của ba tỉnh TNT).

Bảng 2.5. GTSX và tốc độ tăng GTSX của DVBTNT giai đoạn 2000 - 2011

Tiêu chí 2000 2005 2010 2011 1. GTSX (tỉ đồng - cố định 1994) 7.225,2 18.339, 0 33.585,0 39.149,1 - Tốc độ tăng GTSX (%) 15,2 14,6 14,1 16,6 2. GTSX (tỉ đồng - hiện hành) 12.712, 5 30.556,8 78.674,0 92.422,2 - DVB Thanh Hóa 5.351,1 12.206,3 35.717,6 40.736,4 - DVB Nghệ An 3.519,6 9.687,6 24.023, 29.746,

1 6 - DVB Hà Tĩnh

3.841.,8 8.662,9 18.933,3 21.939,2

So với 3 tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh (%) 37,3 41,6 35,4 28,1

Nguồn: Tính toán từ [103] đến [136]

Trong DVBTNT, DVB Thanh Hóa có GTSX cao nhất (chiếm 44,1% GTSX toàn dải năm 2011) và tốc độ tăng GTSX nhanh nhất (20,3%/năm giai đoạn 2000 - 2011). Đây là DVB trong thời gian qua có sự đầu tư mạnh nhất vào các ngành kinh tế mũi nhọn như: hóa lọc dầu, sản xuất xi măng, nhiệt điện, phân bón…và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn thiện cho phát triển KKT Nghi Sơn.

Cùng với việc hoàn thiện và phát triển KKT Đông Nam, phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, GTSX ở DVB Nghệ An cũng không ngừng tăng và ổn định, chiếm 32,1% GTSX DVBTNT. DVB Hà Tĩnh có GTSX thấp nhất vì trong thời gian qua, khả năng khai thác các mỏ khoáng sản ven bờ còn hạn chế, nhất là mỏ sắt ở Thạch Khê, cho sản lượng và giá trị rất thấp; hiệu quả kinh doanh của KKT Vũng Áng vẫn chưa được phát huy; GTSX chỉ chiếm 23,8%.

- Tốc độ tăng GTSX tương đối cao, trung bình giai đoạn 2000 - 2011 đạt 14,6%. Tuy nhiên, tốc độ tăng chưa ổn định qua các năm do biến động trong GTSX của các ngành kinh tế cũng như nguồn vốn đầu tư có nhiều thay đổi.

2.2.1.2. Cơ cấu GTSX

a. Theo ngành kinh tế

Các ngành kinh tế ở DVBTNT chủ yếu như: nông nghiệp, công nghiệp, hải sản, vận tải biển và du lịch biển...đều tăng trưởng tương đối nhanh; đã và đang hình thành một số ngành kinh tế mũi nhọn, làm thay đổi đáng kể cơ cấu kinh tế DVBTNT và thúc đẩy các vùng khác trong nội địa.

Hình 2.1. Cơ cấu GTSX theo ngành ở DVBTNT giai đoạn 2000 - 2011

tầng, nên lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn nhất, từ 38,9% năm 2000 lên 47,0% năm 2011.

Khu vực nông - lâm - thủy sản mặc dù có xu hướng giảm mạnh nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng tương đối cao, 27,4% năm 2011 do hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo ở các huyện ven biển, đặc biệt là ngành nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của DVBTNT; tỷ trọng của ngành luôn có xu hướng tăng trưởng cao.

Khu vực dịch vụ mặc dù chưa thật ổn định nhưng chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu, chiếm 25,6% năm 2011. Điều này do, ngành du lịch biển và giao thông vận tải biển trong những năm vừa qua có bước phát triển đáng kể.

b. Theo thành phần kinh tế

Bảng 2.6. Cơ cấu GTSX theo thành phần kinh tế ở DVBTNT giai đoạn 2000 - 2011

Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2011

1. Kinh tế nhà nước 37,8 29,8 28,8 28,9

2. Kinh tế ngoài nhà nước 55,8 66,5 67,1 67,0

- Tập thể 15,8 9,7 0,4 0,4

- Tư nhân 1,5 15,5 20,7 20,6

- Hộ gia đình 38,5 41,3 46,0 46,0

3. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 3,4 3,7 4,1 4,1

Nguồn: Tính toán từ [103] đến [136]

Trong cơ cấu thành phần kinh tế, khu vực kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo nhưng có xu hướng giảm trong cơ cấu (từ 37,8% năm 2000 xuống còn 28,9% năm 2011) và đang từng bước được đổi mới, tổ chức lại, giữ vai trò chi phối nhiều ngành kinh tế then chốt và tập trung hơn vào những lĩnh vực, ngành kinh tế chủ yếu.

Với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế nhà nước, DVBTNT đã để cho doanh nghiệp nhà nước cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, tự chịu trách nhiệm về sản xuất kinh doanh. Một bộ phận doanh nghiệp nhà nước đã chuyển sang hình thức công ty cổ phần, triển khai các hình thức giao, bán, khoán, cho thuê một bộ phận doanh nghiệp nhà nước. Đến nay, số lượng doanh nghiệp nhà nước đã giảm đi đáng kể từ 232 doanh nghiệp năm 2000 xuống còn 96 doanh nghiệp năm 2011. [Tính toán từ [103] đến [136]

Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước phát triển tương đối nhanh, chiếm tỷ trọng cao nhất với 67,0% năm 2011, hoạt động ngày càng có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, có nhiều đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của DVBTNT, nhất là giải quyết việc làm, cải thiện dân sinh, xóa đói giảm nghèo.

nhất 46,0% năm 2011 và ngày càng hoàn thiện, lớn mạnh; kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng tương đối cao (20,6%) có đóng góp không nhỏ vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của dải, có nhiều doanh nghiệp tư nhân đã ra đời dưới hình thức công ty tư nhân, công ty tư nhân hỗn hợp…, hiệu quả kinh doanh tương đối cao; kinh tế tập thể hiện còn nhiều yếu kém, tỷ trọng còn thấp, chỉ chiếm 0,4% năm 2011, quy mô hợp tác xã còn nhỏ bé, hiệu quả kinh doanh thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, hiện nay có khoảng 68% trong tổng số 205 hợp tác xã cũ được chuyển đổi. [Tính toán từ [103] đến [136]

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 4,1% và có xu hướng gia tăng qua các năm, đây là một trong những tín hiệu chứng tỏ sức hấp dẫn đầu tư của vùng tăng lên mạnh mẽ. Đầu từ nước ngoài thực sự có ý nghĩa to lớn đối với phát triển triển kinh tế DVBTNT trong việc khai thác các tiềm năng, xây dựng kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như thực hiện các mục tiêu kinh tế đề ra. Hiện nay, nhiều công ty nước ngoài đầu tư vào DVBTNT dưới các dự án sản xuất kinh doanh; các nước chủ yếu đầu tư vào là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á.

2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế theo ngành

2.2.2.1. Ngành công nghiệp

a. GTSX, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu GTSX công nghiệp

Ngành công nghiệp của DVBTNT đã có bước phát triển mới, phù hợp với việc thực hiện CNH - HĐH.

Bảng 2.7. GTSX, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu GTSX công nghiệp ở DVBTNT theo nhóm ngành giai đoạn 2000 - 2011

Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2011 1. GTSX (giá 1994, tỉ đồng) 1.353,1 4.629,8 9.246,5 11.213,9 - Tốc độ tăng trưởng (%) 15,8 18,6 21,4 21,3 3. GTSX (giá thực tế, tỉ đồng) 1.767,0 13.128,9 22.520,8 25.697,1 - So với 3 tỉnh TNT (%) 30,8 47,9 40,3 32,3 4. Cơ cấu GTSX (%) 100 100 100 100 - Khai thác 53,1 38,5 38,1 38,1 - Chế biến 38,3 49,6 53,0 51,5

- SX, phân phối điện, ga, nước 8,6 11,9 8,9 10,4

Nguồn tính toán từ: [19],[21],[26] từ [103] đến [136]

GTSX công nghiệp theo giá so sánh 1994 đạt 11.213,9 tỉ đồng năm 2011, tăng 8,3 lần năm 2000 và tăng 2,4 lần năm 2005. Trong những năm qua, ngành công nghiệp DVBTNT liên tục giữ được đà tăng trưởng hai con số và được coi là đầu tàu tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế của ba tỉnh TNT. Giai đoạn 2000 - 2011, tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân đạt 21,2%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng công nghiệp ba tỉnh TNT là 3,4% (tốc độ tăng trưởng công nghiệp của ba tỉnh là 17,8%).

công nghiệp của DVBTNT phát triển chưa tương xứng. Năm 2011, GTSX công nghiệp chiếm 32,3% và có xu hướng giảm trong cơ cấu GTSX công nghiệp của ba tỉnh TNT (tính theo giá thực tế).

Trên toàn dải đã hình thành nên nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp và hoạt động của các cơ sở ngày càng hiệu quả

Năm 2000 tại DVBTNT có 39,9 nghìn cơ sở sản xuất công nghiệp, chiếm 29,4% số cơ sở công nghiệp của ba tỉnh TNT, đến năm 2011 tăng lên 53,9 nghìn cơ sở, chiếm 45,3% số cơ sở công nghiệp của ba tỉnh TNT. Các cơ sở sản xuất công nghiệp bao gồm các ngành như: khai thác đá, sản xuất xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất muối, chế biến thuỷ sản, chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống...Tuy nhiên, do thiếu vốn, công nghệ sản xuất lạc hậu nên doanh thu của các cơ sở thường không ổn định, chính vì vậy quy mô của các cơ sở công nghiệp nhỏ bé, phần lớn sử dụng lao động trong gia đình. [phụ lục 2.4]

Trong cơ cấu ngành công nghiệp của DVBTNT, nhóm ngành công nghiệp chế biến gắn với các lợi thế của biển chiếm số lượng cơ sở, số lượng lao động và GTSX lớn nhất, chiếm 33,2% GTSX toàn ngành công nghiệp. Công nghiệp chế biến đang ngày càng phát triển ở DVBTNT do được đầu tư lớn, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng đồng bộ và từng bước hiện đại. Trên DVBTNT đã hình thành nhiều cơ sở chế biến đạt chất lượng cao, có công nghệ khép kín, đặc biệt trong ngành chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống, do đây là địa bàn có nguồn nguyên liệu dồi dào, lao động trẻ, khỏe, có kinh nghiệm

Nhóm ngành công nghiệp khai thác mỏ mặc dù GTSX tăng qua các năm nhưng có xu hướng ngày càng giảm tỷ trọng trong cơ cấu, từ 53,1% năm 2000 xuống còn 21,1% năm 2011. Công nghiệp khai thác mỏ, nhất là khai thác khoáng sản gặp rất nhiều khó khăn, có nhiều mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn (sắt trữ lượng lớn nhất khu vực Đông Nam Á) nhưng chưa thể khai thác được do thiếu vốn đầu tư, không đủ trình độ về khoa học kỹ thuật và nhân lực chất lượng cao, các mỏ nằm sâu trong lòng đất, hàm lượng tạp chất trong quặng lớn; có những loại khoáng sản như Ti tan, Kẽm, các mỏ đá…khai thác bừa bãi ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Nhiều cơ sở khai thác bị đình chỉ hoạt động…

Cơ cấu công nghiệp DVBTNT bước đầu đã hình thành một số ngành sản xuất mũi nhọn, xây dựng được các cơ sở sản xuất có qui mô tương đối lớn như: công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống, công nghiệp khai thác mỏ. Các ngành này đều dựa vào lợi thế to lớn về nguồn nguyên liệu sẵn có.

- Cơ cấu thành phần kinh tế ngành công nghiệp DVBTNT đang chuyển dịch theo qui luật của nền kinh tế thị trường với sự tăng trưởng tỷ trọng của khu vực kinh tế ngoài

Nhà nước (từ 37,5% năm 2000 lên 52,5% năm 2011). Khu vực kinh tế Nhà nước (bao gồm các doanh nghiệp do Trung Ương quản lý), mặc dù về số lượng và tỷ lệ đóng góp trong cơ cấu công nghiệp giảm (từ 47,7% năm 2000 xuống còn 28,5% năm 2005 và 22,4% năm 2011) nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo thúc đẩy kinh tế toàn dải phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế của khu vực doanh nghiệp nhà nước chưa cao, quá trình sắp xếp, tổ chức lại còn chậm, số doanh nghiệp thua lỗ còn chiếm trên 35%, đa số các doanh nghiệp có qui mô nhỏ. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cũng có đóng góp cho GTSX công nghiệp của DVBTNT và xuất khẩu nhưng thiếu ổn định. Năm 2000, khu vực này đóng góp 19,9% GTSX công nghiệp DVBTNT, năm 2005 tăng lên 33,3% nhưng năm 2011 chỉ còn 17,0%. Điều này do những thế mạnh của DVBTNT không thể phát huy được, nhất là việc khai thác các mỏ khoáng sản, kinh tế cảng có sự đình trệ, việc hoàn thiện và xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, các chính sách thu hút đầu tư chưa thực sự hấp dẫn, nhiều nhà đầu tư nước ngoài sau khi bỏ vốn đầu tư ban đầu nhưng nhận thấy hiệu quả không cao lại rút vốn làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển công nghiệp của DVBTNT. [Tính toán từ

[19] đến [26],[103] đến [136]

b. Các ngành công nghiệp chủ yếu

DVBTNT có cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, có đầy đủ các ngành thuộc ba nhóm ngành: khai thác, chế biến và sản xuất điện, ga, nước. Tuy nhiên, các ngành chiếm tỷ trọng cao trong GTSX công nghiệp phải kể đến: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống, khai thác mỏ.

Hình 2.2. Cơ cấu GTSX công nghiệp phân theo ngành ở DVBTNT năm 2011

* Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Đây là một trong những ngành truyền thống và là thế mạnh của DVBTNT do có lợi thế về nguồn nguyên liệu, khoáng sản phi kim loại như đá vôi, đất sét, cao lanh, cát sỏi, đá các loại… phân bố rải rác dọc ven biển, dễ khai thác, chế biến ngay tại chỗ. Chính vì vậy, sản xuất vật liệu xây dựng đang và sẽ là ngành công nghiệp mũi nhọn.

Nhu cầu xây dựng trong DVBTNT cũng như ba tỉnh TNT, cả nước và một số nước trong khu vực Đông Nam Á không ngừng tăng lên. Năm 2011, GTSX của ngành chiếm 33,2% GTSX công nghiệp, đứng đầu trong cơ cấu các ngành công nghiệp của DVBTNT. Đây là ngành có số cơ sở sản xuất khá lớn (5,7 nghìn cơ sở) và đội ngũ lao động đông đảo 30,8 nghìn người, chiếm 18,4% tổng số lao động của ngành công nghiệp).

Bảng 2.8. Một số chỉ tiêu của ngành vật liệu xây dựng ở DVBTNT giai đoạn 2000 - 2011

Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2011

1. GTSX (tỉ đồng) 434,7 3.859,9 7.454,4 8.531,4

- So với GTSX công nghiệp (%) 24,6 29,4 33,1 33,2

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh Nghệ Tĩnh (Trang 76 - 189)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(189 trang)
w