a. Đô thị
3.2.2.2. Đối với ngành nông, lâm, thủy sản
a. Trong nông nghiệp
- Nghiên cứu, tiếp nhận các giống cây trồng, vật nuôi, sản xuất thử nghiệm nếu thấy phù hợp với điều kiện của địa phương thì thực hiện việc nhân giống và chuyển giao cho các trang trại, các hộ nông dân và các tổ chức kinh tế khác trong nông thôn của toàn DVBTNT. Nghiên cứu lai tạo các giống mới, bảo tồn các giống bản địa có chất lượng tốt. Đồng thời nghiên cứu và chuyển giao các công nghệ bảo quản, công nghệ sau thu hoạch, đáp ứng yêu cầu theo hướng sản xuất hàng hoá.
- Đầu tư phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của dải: lúa gạo, lạc, chăn nuôi lợn, gia cầm từ đó hình thành nên các vùng chuyên canh quy mô lớn nhưng thâm canh cao; ngoài ra, mỗi huyện cần tập trung vào một vài sản phẩm để xây dựng năng lực của mình với các sản phẩm đó, đưa ra định hướng cho nông dân, tìm kiếm đầu tư phù hợp.
- Dải cần thử nghiệm một số cây trồng, vật nuôi mới cho năng suất và chất lượng tốt, giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên; điển hình như cây khoai tây, các loại rau đậu, chăn nuôi hươu, ngan, ngỗng. Đây là những câu trồng, vật nuôi có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trên nền nhiệt ẩm và đất đai của dải.
- Thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa trong nông nghiệp để tạo ra quy mô sản xuất lớn và ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm tạo ra các sản phẩm có tính hàng
hóa cao. Từ đó có các hình thức liên kết để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao như hình thành các trang trại sản xuất; hợp tác xã nông dân nhỏ (tập hợp các hộ nông dân nhỏ lẻ thành các tổ chức chính thức hoặc không chính thức sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp nhất định); hợp tác nông hộ nhỏ và doanh nghiệp (để các hộ nông dân nhỏ ký hợp đồng trực tiếp với doanh nghiệp, được hỗ trợ và có thể cả nguyên vật liệu sản xuất)…mục đích kích thích sản xuất và đem lại giá trị cao trong nông nghiệp.
- Tạo điều kiện hợp tác giữa đơn vị thu mua - nhóm nông dân với các sản phẩm đã xác định, có hướng dẫn rõ ràng và minh bạch cho quan hệ hợp tác này, trong đó có xây dựng các mẫu hợp đồng chuẩn và làm trọng tài cho các bên nếu cần thiết.
- Phát triển một nền nông nghiệp hữu cơ, sạch và công nghệ cao. Để làm được điều này dải cần phải tuyển chọn nguồn giống tốt; cải thiện kỹ thuật trồng và cơ sở hạ tầng; sử dụng đúng mục đích, có ghi chép thường xuyên với phân bón và thuốc trừ sâu.
b. Trong ngành thủy sản
* Điều chỉnh cơ cấu nghề nghiệp và năng lực khai thác ở từng vùng biển
- Cần tiến hành các nghiên cứu cần thiết, dựa trên cơ sở khoa học về nguồn lợi thủy, hải sản, năng lực khai thác của các tàu thuyền hiện có, tình hình kinh tế - xã hội từng vùng biển để xác định cơ cấu nghề nghiệp cho từng vùng biển một cách hợp lý. Xác định cơ cấu nghề nghiệp nghĩa là xác định số lượng tàu của các nhóm công suất máy của từng loại nghề được phép phát triển ở mỗi vùng biển nhằm phát triển nghề cá ven bờ bền vững. Cụ thể:
+ Chuyển đổi sang nghề trên bờ (nuôi trồng thủy sản mặn, lợ; chế biến thuỷ sản; dịch vụ du lịch và nghề cá). Loại nghề cần chuyển đổi là: te, xăm, bẫy, đáy; gắn với các phương tiên khai thác như bè mảng, thuyền thủ công khả năng chịu đựng sóng gió kém và không có khả năng nâng cấp, cải hoán, chuyển đổi nghề khai thác mới.
+ Chuyển đổi sang nghề khai thác thân thiện với môi trường. Cụ thể: chuyển đổi từ nghề lưới kéo lộng sang nghề lưới rê đáy, đặt bóng cá bóng mực của đội tàu kéo lưới đôi lắp máy từ 20 - 45 CV tại các huyện như Nga Sơn, Hậu Lộc, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Cẩm Xuyên. Việc chuyển đổi từ nghề lưới kéo sang nghề lưới rê đáy, đặt bóng khai thác cá, ốc, mực, vùng cồn rạn là phù hợp với kỹ năng của ngư dân về đối tượng khai thác và ngư trường hoạt động.
+ Du nhập nghề câu cá ngừ đại dương.
Các nội dung cần xác định cho mỗi vùng biển là xác định số lượng tàu của từng loại nghề và từng cỡ công suất máy cho phép phát triển ở mỗi vùng biển.
- Phân chia số lượng tàu cho phép khai thác nói trên cho từng địa phương ven biển nằm trong cùng một vùng biển.
thác ven bờ.
- Xác định số lượng và chủng loại tàu thuyền cỡ nhỏ cần giảm ở từng vùng biển và từng địa phương ven biển.
- Xác định các chính sách hỗ trợ cho ngư dân của các tàu phải giảm, chuyển sang nghề khác như: Nuôi hải sản, dịch vụ chế biến, dịch vụ du lịch ….
- Phát triển các nghề mới, giải quyết vấn đề việc làm ở các địa phương ven biển. - Chính sách thực thi các khu vực cấm đánh bắt có thời hạn.
* Áp dụng bản hướng dẫn "Đánh cá có trách nhiệm" của FAO vào hoàn cảnh cụ thể của toàn dải.
- Áp dụng các biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản, thả các rạn nhân tạo, lập các khu bảo tồn, quy định các khu vực cấm đánh bắt.
- Cấm và hạn chế tác dụng xấu của các ngư cụ có hại, các biện pháp khai thác hủy diệt. Thông qua mô hình quản lý cộng đồng để giáo dục và quản lý người dân chấp hành và tự nguyện chấp hành các qui định bảo vệ nguồn lợi.
- Thiết lập các biện pháp cụ thể về quản lý và bảo vệ môi trường biển.
* Áp dụng mô hình "Quản lý cộng đồng" và giao các vùng nước ven bờ cho cộng đồng ngư dân ven biển quản lý.
Mô hình đang được nhiều nước chú ý và đã được áp dụng rất thành công ở Nhật Bản, đó là mô hình “Quản lý cộng đồng”. Thực chất của mô hình này là giao quyền quản lý dải nước sát bờ cho cộng đồng ngư dân ven bờ quản lý.
"Quản lý cộng đồng" là vấn đề khá mới mẻ đối với nghề cá ở DVBTNT, vì vậy cần phải có những đầu tư nghiên cứu về cơ chế hoạt động của mô hình, xây dựng mô hình, tiến hành áp dụng thí điểm ở một vài địa phương và tiến hành rút kinh nghiệm.
* Thiết lập hệ thống thống kê nghề cá trong toàn dải
Để có cơ sở nghiên cứu, hoạch định, quản lý và chỉ đạo sát sao công tác bảo vệ nguồn lợi và các kế hoạch phát triển kinh tế của ngành, cần thiết phải thiết lập hệ thống thống kê nghề cá trong phạm vi toàn dải. Cho đến nay, công tác thống kê nghề cá của dải còn yếu, vì vậy các số liệu hiện có chưa đáp ứng được yêu cầu và thường thiếu chính xác.
Nếu có được số liệu thống kê tốt, sẽ có cơ sở khoa học để tính toán giới hạn số lượng tàu được phép khai thác, quản lý được lượng hải sản cho phép khai thác ở vùng biển ven bờ, nắm được các vấn đề kinh tế - xã hội nghề cá, từ đó có những chính sách quản lý phù hợp.
* Phát triển chế biến thủy sản đảm bảo bền vững và thân thiện với môi trường - Quy hoạch các vùng chế biến tập trung: cần phải quy hoạch các cụm/khu chế biến thủy sản tập trung để di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi khu vực dân cư, đồng
thời tại các khu này phải có hệ thống xử lý nước thải, thu gom chất thải rắn…
Với đặc thù ở DVBTNT (các cơ sở phân tán nhỏ lẻ, một số làng nghề đã được hình thành) nên 2 loại hình quy hoạch cần được triển khai: Quy hoạch tập trung theo cụm công nghiệp nhỏ và quy hoạch phân tái tại chỗ.
+ Quy hoạch tập trung: Sớm triển khai xây dựng các khu chế biến thủy sản tập trung theo Đề án xây dựng các khu chế biến thủy sản tập trung trên địa bàn toàn dải. Cần phải được đầu tư đồng bộ về mặt cơ sở hạ tầng: san lấp mặt bằng, đường giao thông, hệ thống cung cấp điện/nước, hệ thống thu gom xử lý chất thải. Bên cạnh đó cần có chính sách hỗ trợ kinh phí cho việc di dời các cơ sở chế biến ra khỏi khu dân cư.
+ Quy hoạch phân tán: Quy hoạch sản xuất tại hộ gia đình kết hợp cải thiện điều kiện sản xuất, cải thiện vệ sinh môi trường mà không phải di dời, hạn chế đối đa việc cơi nới, gắn với du lịch quảng bá sản phẩm đặc trưng vùng. Loại hình này áp dụng phù hợp một số làng nghề chế biến. Tập trung vào nâng cấp và cải tạo hệ thống thoát nước, xử lý nước thải tập trung cho các làng nghề.
Do đó trước mắt không nên mở rộng các khu tập trung nếu không quy hoạch chi tiết; mà cần đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng của các cụm/làng nghề hiện có theo đúng quy hoạch.
- Tập trung đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ và mở rộng quy mô chế biến thuỷ hải sản xuất khẩu nhằm nâng cao năng lực chế biến, đa đạng hoá các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là các sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao để đáp ứng nhu cầu thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật, Đài Loan... Đồng thời không ngừng mở rộng thị trường Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Trung Đông, ASEAN và thị trường nội địa, nhất là khách du lịch. Thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến thủy sản. Kêu gọi đầu tư xây dựng các nhà máy đông lạnh công suất 15 tấn/ngày và nhà máy chế biến thuỷ hải sản chất lượng cao tại các KCN công suất 10.000 tấn/năm nhằm tận dụng tốt nguồn nguyên liệu tại các huyện ven biển. Phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của các làng nghề chế biến nước mắm : làng Diêm Phố (Hậu Lộc), làng Khúc Phụ, Xuân Vi (Hoằng Hóa), làng Cự Nham, Hải Thôn, Lương Trung (Quảng Xương), Du Xuyên, Ba Làng (Tĩnh Gia), Vạn Phần (Diễn Châu), Cửa Hội (Nghi Lộc), Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên).
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật: xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề chế biến thủy sản trên địa bàn toàn dải, trong đó quy định rõ trách nhiệm của địa phương, các ngành liên quan hoạt động chế biến thủy sản; Tăng cường giám sát việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường; Tăng cường kiểm tra, giám sát các khu/cụm chế biến, làng nghề chế biến thủy sản hiện tại và mới thành lập, yêu cầu phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung, hệ thống quản lý chất
thải rắn; Tăng cường kiểm tra bắt buộc các cơ sở chế biến thủy sản phải tuân thủ các qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Đối với các hành vi thải, đổ chất thải ra môi trường vượt quá quy chuẩn cho phép, gây tác động xấu tới sức khoẻ cộng đồng, chính quyền địa phương cần đề ra thời gian xử lý và phải được xử phạt theo qui định của nhà nước và địa phương; Triển khai áp dụng các công cụ kinh tế như phí BVMT đối với nước thải, khí thải, chất thải rắn đối với làng nghề chế biến.