Đối với ngành du lịch biển

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh Nghệ Tĩnh (Trang 160 - 161)

a. Đô thị

3.2.2.3. Đối với ngành du lịch biển

- Đa dạng hóa các dịch vụ du lịch, đặc biệt vào mùa đông để hạn chế tính thời vụ trong du lịch. Ví dụ như tăng cường kết hợp du lịch tham quan di tích lịch sử với du lịch nghỉ dưỡng bằng cách xây dựng hệ thống các nhà tắm hơi bằng nước biển kết hợp với các khu ẩm thực mang tính đặc trưng của dải, phát triển loại hình du lịch thưởng thức nghệ thuật như hát dân ca, hát ví, hát dặm - đây là loại hình du lịch rất được khách quốc tế ưa chuộng.

- Tạo phong cách du lịch đặc trưng cho toàn dải. Phát triển ý tưởng sản phẩm theo phong cách đặc trưng riêng, tạo sự khác biệt dựa vào thế mạnh nổi trội và đặc thù về yếu tố tự nhiên và văn hóa của dải. Thế mạnh lớn nhất về du lịch của DVBTNT là du lịch biển - đảo, du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa. Cần phải dựa vào những lợi thế đó để xây dựng phong cách du lịch riêng cho mình. Đồng thời, trên cơ sở đó, xây dựng và phát triển loại hình du lịch Mice.

- Do đặc điểm tự nhiên của DVBTNT, nên du lịch khó có thể cạnh tranh được với thế mạnh du lịch ở các DVB khác, đặc biệt là các DVB miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Bởi vậy, DVBTNT cần phải liên kết với các DVB trên để tạo ra sự liên hoàn trong du lịch của cả miền Trung. Ví dụ như: kết nối giữa các yếu tố của sản phẩm du lịch và giữa các sản phẩm du lịch độc lập để tạo thành hệ thống sản phẩm du lịch liên hoàn; xây dựng các tuyến du lịch đặc sắc, liên hoàn kết nối các khu, điểm du lịch trong toàn dải. Những yếu tố tương đồng về sản phẩm du lịch được thiết kế có khả năng thay thế nhau; những yếu tố khác biệt về sản phẩm du lịch được thiết kế bổ sung cho nhau thành những chuỗi sản phẩm liên hoàn với khả năng thay đổi và làm mới liên tục tùy thuộc nhu cầu thị trường.

- Tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch để thu hút khách và thu hút đầu tư vào các đô thị du lịch, khu du lịch biển. Trước mắt cần tập trung vào 2 đô thị du lịch quốc gia là: Sầm Sơn và Cửa Lò; khu du lịch quốc gia biển Thiên Cầm; ưu tiên các dự án đầu tư có quy mô lớn, các dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ vui chơi giải trí, mua sắm hàng hoá...

- Nâng cao chất lượng hoạt động của các Ban quản lý khu, điểm du lịch, công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, cứu hộ cứu nạn, quản lí giá cả hàng

hóa, dịch vụ, không ngừng cải thiện môi trường du lịch. Ưu tiên công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nhằm nâng cao chất lượng và số lượng nguồn nhân lực, vừa đáp ứng xu hướng chuyên nghiệp hóa vừa đảm bảo yêu cầu phát triển du lịch cộng đồng.

- Mở rộng kết nối các điểm du lịch ở DVBTNT với hành trình “Con đường di sản Miền Trung”, tuyến du lịch xuyên Việt và đặc biệt là khai thác tối đa tuyến hành lang Đông - Tây… Tích cực, chủ động khai thác nguồn khách truyền thống tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc; tiếp cận và khai thác nguồn khách du lịch tiềm năng tại TP Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng... Chủ động khai thác nguồn khách quốc tế truyền thống như Lào, Thái Lan, Trung Quốc, các nước thuộc khối ASEAN

- Phát triển du lịch trên các đảo: xây dựng các đảo thành các khu du lịch biển, du lịch sinh thái cao cấp nhằm phối hợp với các đô thị du lịch ven biển để tạo dựng nên một hệ thống đô thị du lịch có thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước; các sản phẩm du lịch tiêu biểu: nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tắm biển, vui chơi, giải trí, thể thao trên biển, trên núi, câu cá, lặn biển, nghiên cứu biển, tham quan chùa và di tích quân sự,...

- Phát triển bền vững du lịch để hạn chế ô nhiễm môi trường biển - đảo bằng việc xây dựng hệ thống các quy tắc ứng xử văn minh với môi trường xung quanh, kêu gọi người dân cũng như khách du lịch có ý thức hơn trong bảo vệ môi trường biển - đảo, khai thác đi đôi với tái tạo và bảo vệ tài nguyên du lịch, xây dựng các công viên xanh trong các điểm du lịch và đặc biệt trồng hệ thống rừng chắn cát, chắn gió.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh Nghệ Tĩnh (Trang 160 - 161)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(189 trang)
w