GTSX và tốc độ tăng trưởng GTSX

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh Nghệ Tĩnh (Trang 77 - 78)

6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

2.2.1.1. GTSX và tốc độ tăng trưởng GTSX

DVBTNT chiếm vị trí quan trọng về GTSX của ba tỉnh TNT. Năm 2000 đạt 12.712,5 tỉ đồng (chiếm 37,3% GTSX của ba tỉnh TNT) đến năm 2011 tăng lên 92.422,2 tỉ đồng (chiếm 28,1% GTSX của ba tỉnh TNT).

Bảng 2.5. GTSX và tốc độ tăng GTSX của DVBTNT giai đoạn 2000 - 2011

Tiêu chí 2000 2005 2010 2011 1. GTSX (tỉ đồng - cố định 1994) 7.225,2 18.339, 0 33.585,0 39.149,1 - Tốc độ tăng GTSX (%) 15,2 14,6 14,1 16,6 2. GTSX (tỉ đồng - hiện hành) 12.712, 5 30.556,8 78.674,0 92.422,2 - DVB Thanh Hóa 5.351,1 12.206,3 35.717,6 40.736,4 - DVB Nghệ An 3.519,6 9.687,6 24.023, 29.746,

1 6 - DVB Hà Tĩnh

3.841.,8 8.662,9 18.933,3 21.939,2

So với 3 tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh (%) 37,3 41,6 35,4 28,1

Nguồn: Tính toán từ [103] đến [136]

Trong DVBTNT, DVB Thanh Hóa có GTSX cao nhất (chiếm 44,1% GTSX toàn dải năm 2011) và tốc độ tăng GTSX nhanh nhất (20,3%/năm giai đoạn 2000 - 2011). Đây là DVB trong thời gian qua có sự đầu tư mạnh nhất vào các ngành kinh tế mũi nhọn như: hóa lọc dầu, sản xuất xi măng, nhiệt điện, phân bón…và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn thiện cho phát triển KKT Nghi Sơn.

Cùng với việc hoàn thiện và phát triển KKT Đông Nam, phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, GTSX ở DVB Nghệ An cũng không ngừng tăng và ổn định, chiếm 32,1% GTSX DVBTNT. DVB Hà Tĩnh có GTSX thấp nhất vì trong thời gian qua, khả năng khai thác các mỏ khoáng sản ven bờ còn hạn chế, nhất là mỏ sắt ở Thạch Khê, cho sản lượng và giá trị rất thấp; hiệu quả kinh doanh của KKT Vũng Áng vẫn chưa được phát huy; GTSX chỉ chiếm 23,8%.

- Tốc độ tăng GTSX tương đối cao, trung bình giai đoạn 2000 - 2011 đạt 14,6%. Tuy nhiên, tốc độ tăng chưa ổn định qua các năm do biến động trong GTSX của các ngành kinh tế cũng như nguồn vốn đầu tư có nhiều thay đổi.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh Nghệ Tĩnh (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(189 trang)
w