6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
1.2.2.1. Sức ép khai thác ở dải ven biển
- Người ta đã dùng một chỉ số gọi là “chỉ số áp lực con người lên đới bờ” (CHPI) để đánh giá sức ép khai thác đới bờ. Chỉ số đó thể hiện bằng tổng số dân sống trên 1 km DVB có chiều rộng 60 km. Đối với toàn thế giới con số đó là 6.300 đầu những năm 1970; 9.000 đầu những năm 1990; đạt 10.000 vào đầu thế kỷ này. [dẫn theo 34]
Ở Việt Nam, nếu lấy khu vực ven biển và đảo ven bờ rộng 60 km có thể coi là bao gồm toàn bộ các tỉnh và thành phố ven biển thì chỉ số áp lực ở DVB là 12.997 (lớn hơn so với trung bình của thế giới). Các DVB có chỉ số áp lực cao nhất là DHMT (21.464,2) DVB ĐBSH và Quảng Ninh (18.005,3), DVB ĐNB và ĐBSCL (tổng 17.552,2). [34]
- Suy thoái môi trường DVB. DVB là khu vực rất nhạy cảm, các hệ sinh thái như rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển…rất dễ bị tổn thương do các hoạt động của con người và thiên nhiên. Nuôi trồng thủy sản mặn, lợ ven biển phát triển mạnh mẽ với diện tích trên 600.000 ha, chủ yếu được xây dựng trong vùng rừng ngập mặn và bãi bồi ven biển, khả năng suy thoái, ô nhiễm môi trường rất cao; ngoài ra, vấn đề
khai thác các loại tài nguyên khoáng sản ven biển như than, vật liệu xây dựng, sa khoáng, đổ thải ra hàng chục triệu m3 đất đá, các chất lỏng gây ô nhiễm môi trường và phá hủy cảnh quan bờ biển; hoạt động của các KCN, KKT, khu đô thị, giao thông, du lịch đã phát thải một lượng lớn các chất gây ô nhiễm DVB.
Ở các vùng ven bờ, hàm lượng dầu thường vượt mức cho phép 0,05 mg/l đối với nuôi trồng thủy sản và nhiều nơi vượt mức cho phép 0,3 mg/l cho tắm biển. Trong trầm tích và nước biển một số nơi có biểu hiện sự gia tăng nồng độ của các chất ô nhiễm như Fe, Zn, Cu, Hg và các chất phóng xạ, các chất hữu cơ…[34]