a. Đô thị
3.2.2.1. Đối với ngành công nghiệp
- Tận dụng triệt để các lợi thế về tài nguyên thiên nhiên để phát triển các ngành công nghiệp đặc thù của dải như công nghiệp chế biến xi măng, đá, cát, chế biến thủy hải sản….đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng cho toàn dải, cho ba tỉnh TNT, đồng thời mở rộng xuất khẩu khi có điều kiện. Tập trung nguồn lực để đẩy mạnh việc phát triển các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu như đóng tàu, cơ khí chế tạo, dệt - may, da - dày…Từng bước hình thành, phát triển ngành điện tử và công nghệ thông tin để hỗ trợ cho các ngành khác phát triển.
- Ưu tiên đổi mới thiết bị, chuyển giao công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất các ngành công nghiệp mũi nhọn đã được xác định trên địa bàn của DVBTNT, các thiết bị máy móc nhập ngoại phải đồng bộ, đảm bảo mức độ tiên tiến trong khu vực. Ngăn cấm du nhập các thiết bị cũ tân trang lại, các thiết bị công nghệ gây ô nhiễm môi trường, tăng cường liên doanh, liên kết với các trung tâm khoa học, các viện nghiên cứu và các trường đại học để tư vấn trong việc cải tiến công nghệ, đầu tư chiều sâu, chuyển giao công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, sản xuất các loại sản phẩm có chất lượng cao cho tiêu dùng và xuất khẩu.
- Chú trọng phát triển công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, sử dụng công nghệ nhiều tầng phù hợp với điều kiện cụ thể của từng sản phẩm, từng địa phương. Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn theo hướng khuyến khích các ngành nghề truyền thống như sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất vật liệu xây dựng, đồ mộc dân dụng, chế biến lương thực, thực phẩm…phục vụ nhu cầu tại chỗ, du lịch và xuất khẩu nhằm tăng thu nhập cho lực lượng lao động nông thôn, giải quyết việc làm và góp phần từng bước đô thị hóa nông thôn.
- Đối với các ngành công nghiệp khai khoáng như khai thác sắt, titan…cần phải thăm dò, khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi và môi trường; kêu gọi đầu tư để thăm dò, khai thác.