Cơ cấu GTSX

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh Nghệ Tĩnh (Trang 78 - 80)

6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

2.2.1.2. Cơ cấu GTSX

a. Theo ngành kinh tế

Các ngành kinh tế ở DVBTNT chủ yếu như: nông nghiệp, công nghiệp, hải sản, vận tải biển và du lịch biển...đều tăng trưởng tương đối nhanh; đã và đang hình thành một số ngành kinh tế mũi nhọn, làm thay đổi đáng kể cơ cấu kinh tế DVBTNT và thúc đẩy các vùng khác trong nội địa.

Hình 2.1. Cơ cấu GTSX theo ngành ở DVBTNT giai đoạn 2000 - 2011

tầng, nên lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn nhất, từ 38,9% năm 2000 lên 47,0% năm 2011.

Khu vực nông - lâm - thủy sản mặc dù có xu hướng giảm mạnh nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng tương đối cao, 27,4% năm 2011 do hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo ở các huyện ven biển, đặc biệt là ngành nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của DVBTNT; tỷ trọng của ngành luôn có xu hướng tăng trưởng cao.

Khu vực dịch vụ mặc dù chưa thật ổn định nhưng chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu, chiếm 25,6% năm 2011. Điều này do, ngành du lịch biển và giao thông vận tải biển trong những năm vừa qua có bước phát triển đáng kể.

b. Theo thành phần kinh tế

Bảng 2.6. Cơ cấu GTSX theo thành phần kinh tế ở DVBTNT giai đoạn 2000 - 2011

Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2011

1. Kinh tế nhà nước 37,8 29,8 28,8 28,9

2. Kinh tế ngoài nhà nước 55,8 66,5 67,1 67,0

- Tập thể 15,8 9,7 0,4 0,4

- Tư nhân 1,5 15,5 20,7 20,6

- Hộ gia đình 38,5 41,3 46,0 46,0

3. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 3,4 3,7 4,1 4,1

Nguồn: Tính toán từ [103] đến [136]

Trong cơ cấu thành phần kinh tế, khu vực kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo nhưng có xu hướng giảm trong cơ cấu (từ 37,8% năm 2000 xuống còn 28,9% năm 2011) và đang từng bước được đổi mới, tổ chức lại, giữ vai trò chi phối nhiều ngành kinh tế then chốt và tập trung hơn vào những lĩnh vực, ngành kinh tế chủ yếu.

Với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế nhà nước, DVBTNT đã để cho doanh nghiệp nhà nước cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, tự chịu trách nhiệm về sản xuất kinh doanh. Một bộ phận doanh nghiệp nhà nước đã chuyển sang hình thức công ty cổ phần, triển khai các hình thức giao, bán, khoán, cho thuê một bộ phận doanh nghiệp nhà nước. Đến nay, số lượng doanh nghiệp nhà nước đã giảm đi đáng kể từ 232 doanh nghiệp năm 2000 xuống còn 96 doanh nghiệp năm 2011. [Tính toán từ [103] đến [136]

Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước phát triển tương đối nhanh, chiếm tỷ trọng cao nhất với 67,0% năm 2011, hoạt động ngày càng có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, có nhiều đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của DVBTNT, nhất là giải quyết việc làm, cải thiện dân sinh, xóa đói giảm nghèo.

nhất 46,0% năm 2011 và ngày càng hoàn thiện, lớn mạnh; kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng tương đối cao (20,6%) có đóng góp không nhỏ vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của dải, có nhiều doanh nghiệp tư nhân đã ra đời dưới hình thức công ty tư nhân, công ty tư nhân hỗn hợp…, hiệu quả kinh doanh tương đối cao; kinh tế tập thể hiện còn nhiều yếu kém, tỷ trọng còn thấp, chỉ chiếm 0,4% năm 2011, quy mô hợp tác xã còn nhỏ bé, hiệu quả kinh doanh thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, hiện nay có khoảng 68% trong tổng số 205 hợp tác xã cũ được chuyển đổi. [Tính toán từ [103] đến [136]

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 4,1% và có xu hướng gia tăng qua các năm, đây là một trong những tín hiệu chứng tỏ sức hấp dẫn đầu tư của vùng tăng lên mạnh mẽ. Đầu từ nước ngoài thực sự có ý nghĩa to lớn đối với phát triển triển kinh tế DVBTNT trong việc khai thác các tiềm năng, xây dựng kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như thực hiện các mục tiêu kinh tế đề ra. Hiện nay, nhiều công ty nước ngoài đầu tư vào DVBTNT dưới các dự án sản xuất kinh doanh; các nước chủ yếu đầu tư vào là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh Nghệ Tĩnh (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(189 trang)
w