6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
2.1.3.6. Chính sách phát triển kinh tế biển
Đối với Việt Nam, nếu nhìn gần nhất, ngay từ những năm 90 của thế kỷ XX, nghĩa là khoảng hơn hai mươi năm trước, Đảng ta đã hạ quyết tâm chính trị chiến lược và tổ chức phát triển mạnh mẽ kinh tế vùng biển và kinh tế biển, đảo.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 6-1996), xác định: “Vùng biển và ven biển là địa bàn chiến lược về kinh tế và an ninh, quốc phòng, có nhiều lợi thế phát triển và là cửa mở lớn của cả nước để đẩy mạnh giao lưu quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Khai thác tối đa tiềm năng và các lợi thế của vùng biển, ven biển, kết hợp với an ninh, quốc phòng, tạo thế và lực để phát triển mạnh kinh tế - xã hội, bảo vệ và làm chủ vùng biển của Tổ quốc”.
Tiếp đến là các Đại hội IX, X, XI đều nhấn mạnh vai trò và vị trí to lớn của phát triển kinh tế biển và hải đảo trong kinh tế chung của cả nước. Trong đó, nêu rõ các chính sách phát triển như: đẩy mạnh nuôi, trồng, khai thác, chế biến hải sản; thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí; phát triển đóng tàu thuyền và vận tải biển; mở mang du lịch; bảo vệ môi trường; tiến mạnh ra biển và làm chủ vùng biển. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53% - 55% tổng GDP của cả nước. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống nhân dân
vùng biển và ven biển. Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người cao gấp hai lần so với thu nhập bình quân chung của cả nước...
Đó là những quyết sách chính trị của Đảng có ý nghĩa mang tầm chiến lược, một cách toàn diện, thống nhất, đúng đắn và phù hợp với tình hình hiện nay, tạo niềm tin vững chắc, để chúng ta tiếp tục hành động chủ động và mạnh mẽ hướng tới tương lai.
Từ những chủ trương chính sách trên, tại DVBTNT cũng đã có nhiều chính sách và chương trình phát triển mạnh mẽ theo xu hướng tiến ra biển như các chính sách về đất đai, chính sách về thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài, chính sách thuế; các chính sách cụ thể trong các ngành kinh tế gắn với đặc thù của biển. Điều đó được thể hiện trong các chương trình hành động, trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và dải ven biển, thực sự đã có tác động không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của DVBTNT.