Định hướng phát triển các ngành

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh Nghệ Tĩnh (Trang 135 - 143)

6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

3.1.3.3. Định hướng phát triển các ngành

a. Công nghiệp

phẩm công nghiệp chủ lực: công nghiệp lọc, hóa dầu, điện, luyện kim, công nghiệp cơ khí, điện tử; công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu thuyền. Phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng. Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản gắn với vùng nguyên liệu.

- Liên kết phát triển công nghiệp và các ngành kinh tế khác giữa các tỉnh trong DVBMT và các vùng kinh tế khác.

- Đầu tư xây dựng các CCN lọc, hóa dầu ở Dung Quất (Quảng Ngãi), Nghi Sơn (Thanh Hóa), Nhơn Hội (Bình Định), Nam Phú Yên (Phú Yên).

- Giai đoạn 2011 - 2020 và những năm tiếp theo, thành lập 23 KCN mới và mở rộng 7 KCN với tổng diện tích khoảng 5.578 ha đến năm 2020. Khuyến khích các KCN đầu tư phát triển công nghệ cao, sản xuất hàng xuất khẩu.

- Phân bố các KCN gắn với hình thành các điểm đô thị trong vùng theo các tuyến hành lang. Phát triển các CCN theo quy hoạch ở những nơi có điều kiện thuận lợi.

b. Dịch vụ * Du lịch

- Phát triển du lịch biển, đảo và ven biển nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế chủ lực của kinh tế biển, có thứ hạng cao của khu vực Đông Nam Á. Gắn phát triển du lịch với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

- Tập trung đầu tư phát triển các loại hình du lịch, vui chơi giải trí chất lượng cao với các sản phẩm du lịch đa dạng và giá trị cao.

- Phát triển du lịch chủ yếu theo tuyến du lịch ven biển dọc quốc lộ 1A, xây dựng các tuyến du lịch dựa vào việc khai thác giá trị du lịch của các di tích lịch sử - văn hóa, di tích chiến tranh và di sản thế giới.

- Đến năm 2020 hình thành 3 tam giác du lịch: Sầm Sơn - Nghĩa Đàn - Vũng Áng; Phong Nha - Huế - Đà Nẵng; Nha Trang - Đà Lạt - Mũi Né.

* Các lĩnh vực dịch vụ khác:

Phát triển các lĩnh vực dịch vụ liên quan đến kinh tế biển khác như: vận tải biển; cảng biển, sân bay; dịch vụ và kinh doanh dầu khí; thương mại; ngân hàng, tài chính; viễn thông.

c. Sản xuất nông, lâm, thủy sản

- Phát triển nông nghiệp của vùng theo hướng: nâng cao trình độ của sản xuất, áp dụng rộng rãi công nghệ sinh học trong các ngành sản xuất nông nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ ở các vùng trồng lúa.

- Rà soát quy hoạch các vùng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến. Phát triển các cây công nghiệp ngắn ngày (mía, lạc, dứa, thuốc lá, vừng, bông vải...), cây ăn

quả phù hợp với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng từng vùng. Phát triển đàn bò, đàn lợn và các vật nuôi khác gắn với việc hình thành các cơ sở chăn nuôi lấy thịt, lấy sữa với quy mô tập trung. Xây dựng các trung tâm giống, tăng cường thiết bị, cán bộ cho công tác thú y và vệ sinh chăn nuôi.

- Phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ tái tạo nguồn lợi thủy sản, phòng chống dịch bệnh, phát triển giống nuôi trồng thủy sản và hợp tác nghiên cứu nuôi trồng dược liệu biển phục vụ chế biến dược liệu.

3.2.Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh đến năm 2020

3.2.1. Quan điểm

- Xây dựng DVBTNT thành một trong những trung tâm kinh tế biển của vùng BTB. - Khai thác các lợi thế về biển và ven biển. Phát triển nhanh các ngành kinh tế có lợi thế như cảng và dịch vụ hàng hải; công nghiệp hoá dầu và sản phẩm từ dầu, công nghiệp điện, đóng và sửa chữa tàu biển; du lịch biển đảo; thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá an toàn và bền vững. Phát triển nhanh các KKT, hệ thống đô thị và cụm dân cư ven biển, các KCN và khu du lịch ven biển. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển vùng biển, bãi ngang ven biển, hải đảo với phát triển vùng nội địa trong đất liền. Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên biển và có kế hoạch khai thác tài nguyên biển ở hải phận quốc tế.

- Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động kỹ thuật và quản lý đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của DVBTNT. Đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ hướng vào những lĩnh vực mà vùng ven biển có lợi thế; đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động hiệu quả sản xuất và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.

- Phát triển bền vững, bảo đảm hài hoà các yếu tố phát triển kinh tế cùng với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển công nghiệp, du lịch và đô thị gắn liền với yêu cầu sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và tái tạo môi trường tự nhiên làm cho chất lượng cuộc sống được cải thiện không ngừng.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh chính trị trên từng địa bàn đô thị, nông thôn và các khu vực khác.

3.2.2 Mục tiêu phát triển

3.2.2.1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển kinh tế - xã hội DVBTNT trở thành khu vực phát triển năng động có tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, để thu hút mạnh đầu tư và làm động lực thúc đẩy lôi kéo kinh tế của ba tỉnh TNT, của vùng BTB và là một trong những trọng điểm kinh tế biển của Miền Trung, là một bàn đạp để BTB tiến ra biển Đông.

3.2.2.2. Mục tiêu cụ thể

Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, mục tiêu cụ thể phát triển kinh tế DVBTNT đến 2020 phải đạt được là:

- Tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân hàng năm đạt 18,0 - 18,5% cho giai đoạn 2011- 2020;

- Cơ cấu GTSX đến năm 2020 sẽ là nông - lâm - thủy sản 4,5%; công nghiệp - xây dựng 62,0%; dịch vụ 33,5%.

- GTSX/người tính theo USD giá hiện hành đạt 4.860 USD/người vào năm 2020 (gấp 1,5 - 1,8 lần mức thu nhập bình quân/người của ba tỉnh TNT); kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 25,0 - 26,0% trong giai đoạn 2016 - 2020; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 4,0% trở lên.

- Tỷ lệ thu gom và xử lý theo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường rác thải công nghiệp, rác thải y tế đạt 100% vào năm 2015; rác thải sinh hoạt ở nông thôn đạt 40,0% vào 2015 và trên 90,0% vào 2020; tỷ lệ các KCN, CCN có hệ thống xử lý nước thải theo quy định môi trường đạt 100% vào 2015.[136],[139],[140]

3.2.3. Định hướng phát triển

3.2.3.1. Theo ngành

a. Công nghiệp

- Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp gắn với biển, có lợi thế cảng biển; phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp (giá 2010) đạt 180,0 - 200,0 nghìn tỉ đồng vào năm 2020.

+ Công nghiệp lọc hoá dầu: Tập trung xây dựng Khu liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn giai đoạn 1, đưa vào hoạt động trước 2015. Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến sản phẩm hóa dầu như: Hoá chất, chất dẻo tổng hợp, hóa mỹ phẩm, nhựa tổng hợp, khí hóa lỏng,... Phát triển KKT Nghi Sơn thành một trong các trung tâm lọc hóa dầu và chế biến các sản phẩm sau lọc hóa dầu lớn nhất cả nước.

+ Công nghiệp điện, nước: Hoàn thành nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn I, nhiệt điện Công Thanh trước năm 2015; thu hút đầu tư nhiệt điện Nghi Sơn II, nhiệt điện Vũng Áng. Xây dựng nhà máy nước tại KKT Nghi Sơn (giai đoạn II); đầu tư xây dựng, nâng cấp một số nhà máy nước tại thị trấn, thị xã, khu dịch vụ hậu cần nghề cá.

+ Công nghiệp chế biến kim loại và cơ khí: Ưu tiên thu hút các dự án sản xuất thép phục vụ cho công nghiệp cơ khí, đóng tàu, sản xuất ô tô. Đẩy nhanh tiến độ 3 dự án luyện cán thép Formosa, Nghi Sơn, POMIDO. Phát triển công nghiệp cơ khí theo hướng công nghiệp phụ trợ, cơ khí chế tạo, lắp ráp. Phát triển công nghiệp điện - điện tử, thiết bị viễn thông.

biển ở KKT Nghi Sơn, KKT Đông Nam, KKT Vũng Áng, có khả năng đóng mới được tàu 50.000,0 DWT và sửa chữa tàu 100.000,0 DWT. Khuyến khích đầu tư các cơ sở đóng, sửa tàu biển dưới 10.000,0 tấn, tàu đánh bắt, tàu dịch vụ khai thác hải sản công suất lớn (đến 1.000 CV) tại các khu vực cửa lạch gắn với phát triển cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền. Phát triển một số cơ sở đóng, sửa tàu nhỏ đường sông dọc các sông lớn.

+ Công nghiệp vật liệu xây dựng: Khuyến khích đầu tư sản xuất các sản phẩm VLXD cao cấp, vật liệu xây dựng công nghiệp có nhu cầu lớn trong nước và xuất khẩu như xi măng, gạch men, đá ốp lát, sứ xây dựng. Hoàn thành đầu tư nhà máy xi măng Công Thanh giai đoạn II, xi măng Hoàng Mai II, đưa tổng công suất sản xuất xi măng của dải lên 13,0 triệu tấn vào 2015.

+ Công nghiệp chế biến nông thủy sản và thực phẩm: Đầu tư các nhà máy chế biến thuỷ sản ở trung tâm nghề cá Lạch Hới, Lạch Bạng, Lạch Trường, cửa Lò, cửa Hội, cửa Sót, cửa Nhượng... và tại KKT Nghi Sơn; KKT Đông Nam, nhà máy chế biến thịt, chế biến rau quả ở tất cả các huyện của DVBTNT; chế biến nước giải khát, thực phẩm ăn liền ở các cụm công nghiệp; chế biến gỗ, bột giấy ở 3 KKT.

+ Công nghiệp hàng tiêu dùng, xuất khẩu, dệt - may - giày dép: thu hút các dự án đầu tư sản xuất sợi, dệt, may, giày dép ở các khu, cụm công nghiệp, thị trấn hoặc đầu tư các cơ sở sản xuất phân tán về các khu vực nông thôn để tạo việc làm cho lao động.

+ Tiểu thủ công nghiệp: Khuyến khích phát triển các ngành nghề tiểu - thủ công nghiệp góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho lao động nông thôn; tập trung vào các nghề truyền thống, nghề mới có thế mạnh, có thị trường tiêu thụ ổn định và phục vụ du lịch như chế biến cói mỹ nghệ, thêu ren mầu, khâu bóng, chế biến hải sản, thảm xơ dừa, mộc, thêu tranh mầu nghệ thuật. Phấn đấu đến năm 2020 mỗi làng của các xã ven biển có ít nhất 01 nghề đặc thù, trong đó có 40-50% số làng có nghề được công nhận là làng nghề.

- Phát triển các KCN và CCN

Căn cứ vào các yếu tố thuận lợi cũng như điều kiện tự nhiên, tiến hành tổ chức khảo sát địa điểm tại các huyện để thành lập thêm một số KCN mới, dự kiến đến năm 2020 sẽ phát triển 1 khu công nghệ cao ở huyện Quảng Xương; 5 KCN Hoàng Long (Hoằng Hóa), KCN Hậu Lộc, KCN Thọ Lộc (Diễn Châu), KCN Nghi Hoa (Nghi Lộc), KCN Thạch Kim (Thạch Hà); Phát triển 24 cụm công nghiệp [Phụ lục 3.1].

b. Dịch vụ

- Dịch vụ vận chuyển và dịch vụ cảng biển.

+ Phát triển thương mại ở các cảng biển. Hình thành các khu phi thuế quan gắn với cảng Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng Áng.

cao năng xuất bốc xếp, giải phóng tàu nhanh; đơn giản hoá thủ tục liên quan đến tàu và hàng hoá; hợp lý hoá quản lý.

+ Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ cảng như: Dịch vụ đại lý tàu biển và môi giới hàng hải; dịch vụ lai dắt tàu biển; dịch vụ đại lý vận tải hàng hoá tàu biển; dịch vụ cung ứng tàu biển, thuỷ thủ; dịch vụ giao nhận và kiểm đếm hàng hoá; dịch vụ bốc dỡ hàng hoá, kho bãi, xuất nhập khẩu, chuyển khẩu quá cảnh; dịch vụ sửa chữa tàu biển tại cảng; dịch vụ vệ sinh môi trường biển; dịch vụ cứu hộ trên biển...

+ Phát triển dịch vụ vận tải biển: Từng bước xây dựng đội tàu vận tải phù hợp để tham gia vào vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu qua khu vực các cảng biển. Phát triển đồng bộ, theo cơ cấu hợp lý đội tàu viễn dương gắn với nhu cầu vận chuyển, bao gồm tàu rời chuyên dụng, tàu chuyên dụng chở container, tàu 2 boong chở gạo và nông sản đóng bao.

- Phát triển du lịch biển

+ Phấn đấu mức tăng trưởng bình quân hàng năm về doanh thu du lịch đạt 14 - 17% giai đoạn 2015 - 2020. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về lượt khách đạt khoảng 8,5 - 11,5% giai đoạn 2015 - 2020.

+ Phát huy tối đa các ưu thế và nguồn lực bên trong, kết hợp tranh thủ sự hợp tác bên ngoài để phát triển tổng hợp du lịch biển - núi- hải đảo theo hướng khai thác có hiệu quả nhất nguồn tài nguyên du lịch biển; tạo ra các sản phẩm du lịch và dịch vụ cao cấp độc đáo, có chất lượng và uy tín cao trên thị trường mang đậm bản sắc văn hoá xứ Thanh - Nghệ. Hình thành các trung tâm du lịch ven biển lớn tầm cỡ quốc gia trên cơ sở phát triển đa dạng các tuyến du lịch và các loại hình du lịch - thể thao - giải trí cả ở trên bờ, trên biển và trên các hải đảo.

+ Tăng cường đào tạo cán bộ du lịch về trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, ngoại ngữ. Tăng cường công tác tiếp thị, xúc tiến du lịch. Nâng cao ý thức, vai trò của mỗi người dân trong hoạt động du lịch nhằm thu hút ngày càng nhiều hơn khách du lịch trong nước và quốc tế.

+ Tập trung khai thác thị trường nội địa, trong đó đối tượng chính là khách du lịch đến từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc là chủ yếu. Đối với thị trường nước ngoài, du lịch biển của DVBTNT cần tập trung khai thác theo thứ tự ưu tiên các thị trường sau: (1) Lào và Đông Bắc Thái Lan và các nước ASEAN ; (2) Nhật Bản và Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cao); (3) Tây Âu, đặc biệt là Pháp, Anh, Tây Ban Nha; (4) Mỹ.

+ Nâng cấp, hoàn thiện các đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch và các tuyến du lịch mang tính gắn kết các địa phương trong toàn dải cũng như với vùng Bắc Trung Bộ và cả nước.

- Dịch vụ thương mại

Đầu tư hạ tầng thương mại tại 3 KKT của dải như kho trung chuyển hàng hóa, khu phi thuế quan, trung tâm hội chợ, phát triển 3 KKT trở thành trung tâm thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa. Xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại đồng bộ từ chợ đầu mối đến chợ xã và hệ thống các kho lạnh chứa thủy sản ở các khu dịch vụ hậu cần nghề cá. Phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 26,0 - 27,0%/năm và đạt 75,0 - 76,0 nghìn tỉ đồng vào năm 2020.

c. Nông - lâm - thủy sản - Thủy sản

+ Tiếp tục phát triển thủy sản với tốc độ cao, trong đó chú trọng phát triển nuôi trồng ven biển và trên biển bằng các loại con nuôi có giá trị cao; chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác, chú trọng đầu tư để phát triển khai thác vùng khơi; phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá đáp ứng nhu cầu và góp phần nâng cao hiệu quả của nuôi trồng, đánh bắt. Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản, đảm bảo giá trị xuất khẩu năm 2020 khoảng 60 - 70 triệu USD.

+ Đẩy mạnh và tập trung cho chương trình nuôi cá lồng trên biển với quy mô lớn tại các vùng đã được quy hoạch; mỗi năm phấn đấu tăng thêm 50 - 80 lồng với các loại cá đặc sản (cá song, cá giò, cá mú..), nuôi các loại hải sản có giá trị khác như: ngao, hàu, vẹm, cua, cá Vược, tôm he chân trắng, tôm sú ...

+ Đẩy mạnh hơn nữa việc chuyển đổi cơ cấu đội tàu và cơ cấu nghề nghiệp khai thác. Hoàn thiện công nghệ khai thác hải sản xa bờ, chuyển đổi hợp lý cơ cấu đội tàu

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh Nghệ Tĩnh (Trang 135 - 143)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(189 trang)
w