Đối với các khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh Nghệ Tĩnh (Trang 161 - 162)

a. Đô thị

2.2.2.4. Đối với các khu công nghiệp

+ Quy hoạch phát triển KCN hợp lý, hiện đại và có tầm nhìn xa. Nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch. Rà soát, xem xét điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển các KCN cho phù hợp với yêu cầu thực tế và xu hướng phát triển trong nước và quốc tế.

+ Tập trung hoàn thành công tác lập Quy hoạch chi tiết xây dựng các KCN theo quy hoạch chung xây dựng và quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó chú ý làm tốt quy hoạch xây dựng các khu tái định cư, các nghĩa trang trong khu vực để đảm bảo cho các KCN và các khu dân cư phát triển ổn định, thuận lợi và đảm bảo môi trường sinh thái.

+ Đẩy nhanh công tác Quy hoạch chi tiết xây dựng cảng Nghi Sơn, cảng Cửa Lò, cảng Vũng Áng để quảng bá thu hút các dự án đầu tư, và sớm trở thành các cảng nước sâu và cảng chuyên dùng lớn của cả vùng Bắc Trung Bộ..

+ Tăng cường công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng, thực hiện giao đất cho các KCN được duyệt để tổ chức xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, tạo được quỹ đất sạch có đủ hạ tầng đáp ứng được yêu cầu cho xây dựng và phát triển các

KCN ở DVBTNT giai đoạn 2011 - 2015

+ Về cơ chế, chính sách: Ngoài những cơ chế chính sách ưu đãi chung của Chính phủ, DVBTNT cần xây dựng một số cơ chế chính sách đặc thù áp dụng cho các KCN nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đồng thời thực hiện quản lý tập trung, thống nhất, thủ tục hành chính gọn nhẹ tạo môi trường thông thoáng cho mọi hoạt động đầu tư, xây dựng và sản xuất kinh doanh; Ban hành một số chính sách đặc thù đối với các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các KCN; Cơ chế chính sách đối với các dự án có quy mô lớn; sử dụng nhiều lao động; có hàm lượng công nghệ cao.

+ Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư để thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các KCN; Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và tăng cường nguồn vốn ngân sách địa phương; Vốn huy động từ các khu tái định cư của các KCN trên địa bàn;Vận động nguồn vốn ODA; Lập phương án phát hành trái phiếu; Triển khai một số dự án theo phương thức BT, BOT; Hoàn thiện cơ sở pháp lý, cải cách thủ tục hành chính tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư; Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các KCN. Trong đó ưu tiên thu hút các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các dự án có quy mô lớn, dự án động lực...

+ Chú trọng công tác bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững: coi trọng các quần thể di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan môi trường (đồi, núi, hệ thống sông, hồ nước và các bãi biển...).

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh Nghệ Tĩnh (Trang 161 - 162)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(189 trang)
w