Ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh Nghệ Tĩnh (Trang 80 - 87)

6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

2.2.2.1. Ngành công nghiệp

a. GTSX, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu GTSX công nghiệp

Ngành công nghiệp của DVBTNT đã có bước phát triển mới, phù hợp với việc thực hiện CNH - HĐH.

Bảng 2.7. GTSX, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu GTSX công nghiệp ở DVBTNT theo nhóm ngành giai đoạn 2000 - 2011

Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2011 1. GTSX (giá 1994, tỉ đồng) 1.353,1 4.629,8 9.246,5 11.213,9 - Tốc độ tăng trưởng (%) 15,8 18,6 21,4 21,3 3. GTSX (giá thực tế, tỉ đồng) 1.767,0 13.128,9 22.520,8 25.697,1 - So với 3 tỉnh TNT (%) 30,8 47,9 40,3 32,3 4. Cơ cấu GTSX (%) 100 100 100 100 - Khai thác 53,1 38,5 38,1 38,1 - Chế biến 38,3 49,6 53,0 51,5

- SX, phân phối điện, ga, nước 8,6 11,9 8,9 10,4

Nguồn tính toán từ: [19],[21],[26] từ [103] đến [136]

GTSX công nghiệp theo giá so sánh 1994 đạt 11.213,9 tỉ đồng năm 2011, tăng 8,3 lần năm 2000 và tăng 2,4 lần năm 2005. Trong những năm qua, ngành công nghiệp DVBTNT liên tục giữ được đà tăng trưởng hai con số và được coi là đầu tàu tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế của ba tỉnh TNT. Giai đoạn 2000 - 2011, tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân đạt 21,2%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng công nghiệp ba tỉnh TNT là 3,4% (tốc độ tăng trưởng công nghiệp của ba tỉnh là 17,8%).

công nghiệp của DVBTNT phát triển chưa tương xứng. Năm 2011, GTSX công nghiệp chiếm 32,3% và có xu hướng giảm trong cơ cấu GTSX công nghiệp của ba tỉnh TNT (tính theo giá thực tế).

Trên toàn dải đã hình thành nên nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp và hoạt động của các cơ sở ngày càng hiệu quả

Năm 2000 tại DVBTNT có 39,9 nghìn cơ sở sản xuất công nghiệp, chiếm 29,4% số cơ sở công nghiệp của ba tỉnh TNT, đến năm 2011 tăng lên 53,9 nghìn cơ sở, chiếm 45,3% số cơ sở công nghiệp của ba tỉnh TNT. Các cơ sở sản xuất công nghiệp bao gồm các ngành như: khai thác đá, sản xuất xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất muối, chế biến thuỷ sản, chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống...Tuy nhiên, do thiếu vốn, công nghệ sản xuất lạc hậu nên doanh thu của các cơ sở thường không ổn định, chính vì vậy quy mô của các cơ sở công nghiệp nhỏ bé, phần lớn sử dụng lao động trong gia đình. [phụ lục 2.4]

Trong cơ cấu ngành công nghiệp của DVBTNT, nhóm ngành công nghiệp chế biến gắn với các lợi thế của biển chiếm số lượng cơ sở, số lượng lao động và GTSX lớn nhất, chiếm 33,2% GTSX toàn ngành công nghiệp. Công nghiệp chế biến đang ngày càng phát triển ở DVBTNT do được đầu tư lớn, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng đồng bộ và từng bước hiện đại. Trên DVBTNT đã hình thành nhiều cơ sở chế biến đạt chất lượng cao, có công nghệ khép kín, đặc biệt trong ngành chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống, do đây là địa bàn có nguồn nguyên liệu dồi dào, lao động trẻ, khỏe, có kinh nghiệm

Nhóm ngành công nghiệp khai thác mỏ mặc dù GTSX tăng qua các năm nhưng có xu hướng ngày càng giảm tỷ trọng trong cơ cấu, từ 53,1% năm 2000 xuống còn 21,1% năm 2011. Công nghiệp khai thác mỏ, nhất là khai thác khoáng sản gặp rất nhiều khó khăn, có nhiều mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn (sắt trữ lượng lớn nhất khu vực Đông Nam Á) nhưng chưa thể khai thác được do thiếu vốn đầu tư, không đủ trình độ về khoa học kỹ thuật và nhân lực chất lượng cao, các mỏ nằm sâu trong lòng đất, hàm lượng tạp chất trong quặng lớn; có những loại khoáng sản như Ti tan, Kẽm, các mỏ đá…khai thác bừa bãi ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Nhiều cơ sở khai thác bị đình chỉ hoạt động…

Cơ cấu công nghiệp DVBTNT bước đầu đã hình thành một số ngành sản xuất mũi nhọn, xây dựng được các cơ sở sản xuất có qui mô tương đối lớn như: công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống, công nghiệp khai thác mỏ. Các ngành này đều dựa vào lợi thế to lớn về nguồn nguyên liệu sẵn có.

- Cơ cấu thành phần kinh tế ngành công nghiệp DVBTNT đang chuyển dịch theo qui luật của nền kinh tế thị trường với sự tăng trưởng tỷ trọng của khu vực kinh tế ngoài

Nhà nước (từ 37,5% năm 2000 lên 52,5% năm 2011). Khu vực kinh tế Nhà nước (bao gồm các doanh nghiệp do Trung Ương quản lý), mặc dù về số lượng và tỷ lệ đóng góp trong cơ cấu công nghiệp giảm (từ 47,7% năm 2000 xuống còn 28,5% năm 2005 và 22,4% năm 2011) nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo thúc đẩy kinh tế toàn dải phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế của khu vực doanh nghiệp nhà nước chưa cao, quá trình sắp xếp, tổ chức lại còn chậm, số doanh nghiệp thua lỗ còn chiếm trên 35%, đa số các doanh nghiệp có qui mô nhỏ. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cũng có đóng góp cho GTSX công nghiệp của DVBTNT và xuất khẩu nhưng thiếu ổn định. Năm 2000, khu vực này đóng góp 19,9% GTSX công nghiệp DVBTNT, năm 2005 tăng lên 33,3% nhưng năm 2011 chỉ còn 17,0%. Điều này do những thế mạnh của DVBTNT không thể phát huy được, nhất là việc khai thác các mỏ khoáng sản, kinh tế cảng có sự đình trệ, việc hoàn thiện và xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, các chính sách thu hút đầu tư chưa thực sự hấp dẫn, nhiều nhà đầu tư nước ngoài sau khi bỏ vốn đầu tư ban đầu nhưng nhận thấy hiệu quả không cao lại rút vốn làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển công nghiệp của DVBTNT. [Tính toán từ

[19] đến [26],[103] đến [136]

b. Các ngành công nghiệp chủ yếu

DVBTNT có cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, có đầy đủ các ngành thuộc ba nhóm ngành: khai thác, chế biến và sản xuất điện, ga, nước. Tuy nhiên, các ngành chiếm tỷ trọng cao trong GTSX công nghiệp phải kể đến: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống, khai thác mỏ.

Hình 2.2. Cơ cấu GTSX công nghiệp phân theo ngành ở DVBTNT năm 2011

* Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Đây là một trong những ngành truyền thống và là thế mạnh của DVBTNT do có lợi thế về nguồn nguyên liệu, khoáng sản phi kim loại như đá vôi, đất sét, cao lanh, cát sỏi, đá các loại… phân bố rải rác dọc ven biển, dễ khai thác, chế biến ngay tại chỗ. Chính vì vậy, sản xuất vật liệu xây dựng đang và sẽ là ngành công nghiệp mũi nhọn.

Nhu cầu xây dựng trong DVBTNT cũng như ba tỉnh TNT, cả nước và một số nước trong khu vực Đông Nam Á không ngừng tăng lên. Năm 2011, GTSX của ngành chiếm 33,2% GTSX công nghiệp, đứng đầu trong cơ cấu các ngành công nghiệp của DVBTNT. Đây là ngành có số cơ sở sản xuất khá lớn (5,7 nghìn cơ sở) và đội ngũ lao động đông đảo 30,8 nghìn người, chiếm 18,4% tổng số lao động của ngành công nghiệp).

Bảng 2.8. Một số chỉ tiêu của ngành vật liệu xây dựng ở DVBTNT giai đoạn 2000 - 2011

Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2011

1. GTSX (tỉ đồng) 434,7 3.859,9 7.454,4 8.531,4

- So với GTSX công nghiệp (%) 24,6 29,4 33,1 33,2

2. Lao động (nghìn người) 33,8 23,1 28,6 30,8

- So với lao động ngành công nghiệp (%) 24,9 21,1 18,3 18,4

3. Cơ sở sản xuất (nghìn cơ sở) 8,9 7,4 7,8 5,7

- So với số cơ sở sản xuất công nghiệp 22,4 16,7 14,6 10,5 Nguồn: Tính toán từ [19] đến [26],[103] đến [136]

- Trong ngành vật liệu xây dựng, sản xuất xi măng là thế mạnh của DVBTNT. Hiện có hai nhà máy xi măng lớn đang hoạt động, đó là Nhà máy Xi măng Nghi Sơn và Nhà máy Xi măng Hoàng Mai. Sản lượng xi măng của hai nhà máy này đã chiếm 62% sản lượng xi măng của hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa và khoảng 18% sản lượng xi măng của cả nước.

Nhà máy Xi măng Nghi Sơn với công suất thiết kế 2,3 triệu tấn/năm, công nghệ khô, với thiết bị hiện đại của Nhật Bản và các nước EU, đạt chất lượng PC40. Sản lượng xi măng Nghi Sơn tăng liên tục từ 1 triệu tấn năm 2000 lên, 2,5 triệu tấn năm 2005 và 5,8 triệu tấn năm 2011, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 17,3%/năm.

Nhà máy Xi măng Hoàng Mai với công suất 1,8 triệu tấn, sẽ nâng công suất lên 2,8 triệu tấn. Xi măng Hoàng Mai được đánh giá là có công nghệ hiện đại, có sức cạnh tranh trong ngành xi măng Việt Nam; Sản lượng xi măng Hoàng Mai tăng liên tục qua các năm từ 68 nghìn tấn năm 2005 lên 118 nghìn tấn năm 2011, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9,6%/năm; doanh thu đạt 109,8 tỉ đồng; lợi nhuận đạt 14,5 tỉ đồng; nộp ngân sách nhà nước 5,49 tỉ đồng.

- Sản xuất vật liệu xây và lợp như: gạch nung, ngói nung, tấm lợp và đá chẻ… Đây là ngành có mặt ở hầu khắp các huyện, thị của DVBTNT, hiện có 25 cơ sở sản xuất gạch ngói thuộc các thành phần kinh tế khác nhau; trong đó có các cơ sở sản xuất tiêu biểu như: Xí nghiệp gạch Trường Lâm (Tĩnh Gia), Xí nghiệp gạch Quảng Yên (Quảng Xương), Công ty CP vật liệu xây dựng Quảng Xương (Quảng Xương), công ty

xây dựng K2 (Quảng Xương), Xí nghiệp gạch ngói Diễn Kỷ (Diễn Châu), Công ty CP kinh doanh vật liệu xây dựng Hà Tĩnh (Cẩm Xuyên), Công ty CP vật liệu xây dựng Đồng Nai - Hà Tĩnh (Kỳ Anh)….Sản phẩm gạch, ngói có chất lượng tốt, màu sắc phong phú, bền, đẹp và đã xuất khẩu sang một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Xingapore…..

Ngoài các sản phẩm truyền thống, ngành vật liệu xây dựng còn cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm khác như tấm lợp, kể cả tấm lợp màu, gạch hoa và cát sỏi…

* Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống

Đây là ngành có lợi thế rất lớn về nguồn nguyên liệu nông, lâm, thủy sản. Hơn nữa, việc phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống không những làm tăng thêm chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp, tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu mà còn tạo điều kiện mở mang ngành nghề mới, góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội ở các xã bãi ngang và vùng nông thôn ven biển. Năm 2011, ngành này chiếm 21,1% GTSX của toàn ngành công nghiệp, đứng thứ hai sau ngành vật liệu xây dựng. Ngành này có 35,8 nghìn lao động, chiếm 21,4% số lao động toàn ngành công nghiệp năm 2011. Nổi bật lên là hai ngành chế biến thủy, hải sản và chế biến lương thực, thực phẩm.

Bảng 2.9. Một số chỉ tiêu của ngành chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống ở DVBTNT giai đoạn 2000 - 2011

Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2011

1. GTSX (tỉ đồng) 328,7 2.428,8 4.594,2 5.422,9

- So với GTSX công nghiệp (%) 18,6 18,5 20,4 21,1

2. Lao động (nghìn người) 36,5 19,8 33,3 35,8

- So với lao động ngành công nghiệp (%) 26,9 18,1 21,3 21,4

3. Cơ sở chế biến (nghìn cơ sở) 9,6 11,9 15,1 15,3

- So với số cơ sở sản xuất công nghiệp 24,1 26,7 28,2 28,4 Nguồn: Tính toán từ [19] đến [26],[103] đến [136]

- Chế biến thủy, hải sản là nghề truyền thống có từ lâu đời ở DVBTNT với sản phẩm chủ yếu là các loại thủy, hải sản đông lạnh như tôm, mực, cá. Đây là ngành phát triển nhanh, được xác định là ngành công nghiệp mũi nhọn của dải. Trên toàn dải có rất nhiều cơ sở chế biến thủy, hải sản thuộc mọi thành phần kinh tế, từ các cơ sở tư nhân, cá thể đến các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp cổ phần tập trung ở 15 huyện, thị của dải, tiêu biểu như: Xí nghiệp Đông lạnh thủy sản xuất khẩu Hoằng Trường (Hoằng Hóa), Công ty chế biến nông sản thực phẩm Hàm Rồng (Hoằng Hóa), Công ty Thủy đặc sản tươi sống xuất khẩu (Tĩnh Gia), Xí nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh Diễn Thành (Diễn Châu), Xí nghiệp chế biến Thủy, hải sản xuất khẩu Cửa Hội (Nghi Lộc), Công ty CP xuất nhập khẩu thủy sản Hà Tĩnh (Kỳ Anh)…với nhiều sản phẩm có thương hiệu

trên thị trường. Năm 2011, các xí nghiệp này đã chế biến được 9.874 tấn thủy, hải sản đông lạnh, đem lại GTSX 5.808,4 tỉ đồng.

- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm: đây là ngành có gần 60 làng nghề với trên 15 nghìn lao động, trong đó nổi bật hơn cả là nghề làm nước mắm. Nhờ có nguồn cá biển tươi đánh bắt hàng ngày và việc chuyên chở thuận lợi mà một số làng ven biển đã phát triển nghề chế biến nước mắm. Trên toàn dải có nhiều làng chế biến nước mắm nổi tiếng và có thương hiệu cao như: làng Diêm Phố (xã Ngư Lộc, Hậu Lộc), làng Khúc Phụ, Xuân Vi (xã Hoằng Phụ, Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa), làng Cự Nham, Hải Thôn, Lương Trung (Quảng Xương), Du Xuyên, Ba Làng (xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia), Vạn Phần (Diễn Châu), Cửa Hội (Nghi Lộc), Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên). Nước mắm Cự Nham, Du Xuyên, Ba Làng, Vạn Phần, Cửa Nhượng nổi tiếng không chỉ ở vùng Bắc Trung Bộ mà còn ở các vùng khác ở phía Bắc.

Ngoài nước mắm còn nhiều sản phẩm khác từ xay xát gạo đến chế biến hoa màu, làm đậu phụ, mỳ, bún, bánh các loại…

* Công nghiệp khai thác mỏ

Công nghiệp khai thác mỏ chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành công nghiệp của dải. Năm 2011, ngành này chiếm 19,5% GTSX, 12,4% tổng số lao động và 9,8% số cơ sở sản xuất của toàn ngành công nghiệp. Đây là ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh do nhu cầu sản xuất vật liệu xây dựng và khả năng xuất khẩu quặng kim loại và phi kim loại.

Bảng 2.10. Một số chỉ tiêu của ngành khai thác mỏ ở DVBTNT giai đoạn 2000 - 2011

Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2011

1. GTSX (tỉ đồng) 222,6 1.943,1 4.098,8 5.010,9

- So với GTSX công nghiệp (%) 12,6 14,8 18,2 19,5

2. Lao động (nghìn người) 15,9 11,9 18,9 20,8

- So với lao động ngành công nghiệp (%) 11,7 10,9 12,1 12,4

3. Cơ sở chế biến (nghìn cơ sở) 3,4 3,9 5,1 5,3

- So với số cơ sở sản xuất công nghiệp 8,4 8,7 9,6 9,8 Nguồn: Tính toán từ [19] đến [26],[103] đến [136]

- Khai thác đá: Do nhu cầu xây dựng đường sá, nhà ở, các cơ sở công nghiệp, trường học, cơ quan…., ngành khai thác đá ngày càng phát triển ở cả hình thức công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Khai thác đá phát triển mạnh nhất ở Hoằng Hóa, Tĩnh Gia, Quỳnh Lưu, Kỳ Anh. Trong các cơ sở khai khoáng của DVBTNT thì các cơ sở khai thác đá chiếm ưu thế với các doanh nghiệp tiêu biểu như: Công ty công trình giao thông 471 ở huyện Tĩnh Gia; Công ty khai thác đá Hoàng Mai, Công ty CP vật liệu xây dựng Kỳ Phong (Kỳ Anh).

- Khai thác khoáng sản: nổi bật lên là ngành khai thác: Titan, Sắt, Kẽm…

+ Khai thác Titan: DVBTNT có nguồn quặng Titan khá phong phú với 19 điểm quặng được phân bố dọc bờ biển các huyện, thị. Tổng trữ lượng đã được tham dò của 19 điểm quặng là hơn 6 triệu tấn limenit và gần 500 ngàn tấn ziricon, các điểm quặng nằm ở vị trí nông, cách mặt đất cát chỉ khoảng 2 - 4m. Thời gian qua, do nhu cầu quặng titan trong nước và thế giới tăng cao nên số lượng doanh nghiệp tham gia khai thác, tuyển thô quặng ở DVBTNT tăng cao, từ 20 doanh nghiệp năm 2005 lên 34 doanh nghiệp năm 2011, sản lượng khai thác titan đạt 4.112 tấn; trên địa bàn dải chỉ có một nhà máy chế biến zircon siêu mịn công suất 10.000 tấn/năm. Tuy nhiên, khai thác titan trên phạm vi toàn dải chưa thực sự hiệu quả, sản phẩm đang còn ở dạng thô, lại thiếu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước nên rất lãng phí và gây hậu quả lớn đến môi trường, làm cho đất, nước ngầm một số khu vực nhiễm mặn, nhiều héc ta đất cát ven biển bị đào xới; rừng phi lao phòng hộ chắn gió, cát đã bị tàn phá, cảnh quan ven biển bị suy thoái nặng nề; nguồn nước ngọt trong cồn cát ven biển bị ô nhiễm và nhiễm mặn; đường giao thông nông thôn bị xuống cấp nghiêm trọng do vận chuyển quặng…

+ Ngoài khai thác Titan, ngành khai khoáng còn có khai thác kẽm (Tĩnh Gia, Quảng Xương); khai thác sắt (Hậu Lộc, Thạch Hà). Khai thác sắt được phát triển từ rất sớm nhưng khả năng khai thác còn chưa cao, sản lượng khai thác không đáng kể. Trên

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh Nghệ Tĩnh (Trang 80 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(189 trang)
w